VN-Index giảm hơn 24 điểm
Trong 3 phiên đầu tuần này, chỉ số giá chứng khoán của hai sàn Hà Nội và Tp.HCM không còn tăng mạnh như trước
Trong 3 phiên đầu tuần này, chỉ số giá chứng khoán của hai sàn Hà Nội và Tp.HCM không còn tăng mạnh như trước.
Đặc biệt, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/1, chỉ số VN-Index của sàn Tp.HCM đã giảm liền 24,31 điểm sau 4 phiên liên tiếp tăng. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tại sàn này giữ ở mức trên 800 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, một số mã cổ phiếu có giá giao dịch lớn nhất thị trường đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/1. Cơn sốt cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu giảm dần.
Đáng chú ý nhất là FPT giảm 22.000 đồng/cổ phiếu, PVD giảm 14.000 đồng/cổ phiếu, KDC giảm 12.000 đồng/cổ phiếu, BMP giảm 11.000 đồng/cổ phiếu và SAM giảm 11.000 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, STB và SJS vẫn là hai loại cổ phiếu tăng giá mạnh và sức mua vẫn còn rất dồi dào. Vào giờ đóng cửa của phiên giao dịch, giá khớp của STB đạt 100.000 đồng/cổ phiếu và SJS đạt 262.000 đồng/cổ phiếu.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index nhích thêm được được 1,38 điểm. Cổ phiếu BMI đã có lúc giảm giá xuống mức sàn 131.400 đồng/cổ phiếu sau khi bản tin tài chính của VTV1 vào sáng ngày 24/1 đăng thông tin Bảo Minh Đà Nẵng đang bị phong tỏa tài khoản sau phán quyết của Tòa án.
Điều đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giao dịch khá mạnh đối với các mã chứng khoán lớn. Đối với các mã giảm giá mạnh như FPT, PVD, ITA, nhóm này vẫn tăng mua với khối lượng mua tương ứng là 89.760 CP và 97.010 cổ phiếu, hơn 67.000 cổ phiếu...
Ba loại cổ phiếu VNM, VIP và VSH vẫn là ba mã mà nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất, với khối lượng từ 187.000 cổ phiếu trở lên/mỗi loại. Riêng với cổ phiếu SAM thì lượng bán ra gấp hơn 3 lần so với lượng mua vào...
“Giá cổ phiếu đang được thị trường định giá quá cao so với giá trị thực và vì vậy sẽ không thể tăng mãi được”. Đây là nhận định của ông Fiachra Mac Cana, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Quản lý quỹ Vinacapital, tại hội nghị thị trường vốn Việt Nam diễn ra ngày 22-23/1 tại Hà Nội.
Sự tăng giá quá nóng này của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua chắc chắn sẽ có điều chỉnh, và bầu không khí của thị trường cũng sẽ phải được làm cho “mát mẻ” hơn.
Đặc biệt, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/1, chỉ số VN-Index của sàn Tp.HCM đã giảm liền 24,31 điểm sau 4 phiên liên tiếp tăng. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tại sàn này giữ ở mức trên 800 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, một số mã cổ phiếu có giá giao dịch lớn nhất thị trường đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/1. Cơn sốt cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu giảm dần.
Đáng chú ý nhất là FPT giảm 22.000 đồng/cổ phiếu, PVD giảm 14.000 đồng/cổ phiếu, KDC giảm 12.000 đồng/cổ phiếu, BMP giảm 11.000 đồng/cổ phiếu và SAM giảm 11.000 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, STB và SJS vẫn là hai loại cổ phiếu tăng giá mạnh và sức mua vẫn còn rất dồi dào. Vào giờ đóng cửa của phiên giao dịch, giá khớp của STB đạt 100.000 đồng/cổ phiếu và SJS đạt 262.000 đồng/cổ phiếu.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index nhích thêm được được 1,38 điểm. Cổ phiếu BMI đã có lúc giảm giá xuống mức sàn 131.400 đồng/cổ phiếu sau khi bản tin tài chính của VTV1 vào sáng ngày 24/1 đăng thông tin Bảo Minh Đà Nẵng đang bị phong tỏa tài khoản sau phán quyết của Tòa án.
Điều đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giao dịch khá mạnh đối với các mã chứng khoán lớn. Đối với các mã giảm giá mạnh như FPT, PVD, ITA, nhóm này vẫn tăng mua với khối lượng mua tương ứng là 89.760 CP và 97.010 cổ phiếu, hơn 67.000 cổ phiếu...
Ba loại cổ phiếu VNM, VIP và VSH vẫn là ba mã mà nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất, với khối lượng từ 187.000 cổ phiếu trở lên/mỗi loại. Riêng với cổ phiếu SAM thì lượng bán ra gấp hơn 3 lần so với lượng mua vào...
“Giá cổ phiếu đang được thị trường định giá quá cao so với giá trị thực và vì vậy sẽ không thể tăng mãi được”. Đây là nhận định của ông Fiachra Mac Cana, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Quản lý quỹ Vinacapital, tại hội nghị thị trường vốn Việt Nam diễn ra ngày 22-23/1 tại Hà Nội.
Sự tăng giá quá nóng này của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua chắc chắn sẽ có điều chỉnh, và bầu không khí của thị trường cũng sẽ phải được làm cho “mát mẻ” hơn.