VN-Index mất “ngôi” quán quân tăng trưởng
Chỉ số VN-Index đã đánh mất vị trí quán quân tăng trưởng tại thị trường chứng khoán châu Á trong tháng 3 và quý 1/2010
Chỉ số VN-Index đã đánh mất vị trí quán quân tăng trưởng tại thị trường chứng khoán châu Á trong tháng 3 và quý 1/2010.
Phiên sáng nay, nhiều thị trường chứng khoán khu vực vẫn tăng điểm nhưng áp lực bán ngày một tăng dần đã khiến các thị trường đóng cửa ngày giao dịch trong sắc đỏ. Áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ khi thị trường đang ở mức cao nhất trong 10 tuần qua và đang ở mức đỉnh nhạy cảm cần lực hỗ trợ để vượt qua.
Trước thời điểm Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 và kết quả kinh doanh ở Nhật, nhà đầu tư bắt đầu thận trọng chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn, nhất là trong bối cảnh chứng khoán thế giới đang ở mức cao nhất trong 18 tháng qua.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,5%, xuống 125,23 điểm. Dù giảm điểm hôm cuối tháng nhưng chỉ số này vẫn có được mức tăng 6% trong tháng 3 và đánh dấu tháng tăng điểm mạnh nhất lể từ tháng 7/2009.
Như vậy, trong tháng 3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật dẫn đầu về biên độ tăng điểm so với 8 thị trường chứng khoán lớn của khu vực. Mức tăng 9,51% của chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua mức tăng 6,89% của chỉ số BSE (Ấn Độ), mức tăng 6,5% của chỉ số Taiwan Weighted (Đài Loan)…
Trong tháng 2/2010, chứng khoán Việt Nam tăng điểm mạnh hơn so với 8 thị trường lớn của khu vực khi VN-Index tăng 3,1%, cao hơn mức tăng 2,42% của chỉ số Hang Seng (Hồng Kông), mức 2,1% của chỉ số Shanghai Composite...
Biểu đồ diễn biến chứng khoán châu Á trong tháng 3 và quý 1/2010 - Nguồn: Thomson Reuters, Bloomberg.
Trong khi đó, dù luôn được biết đến là một trong các thị trường chứng khoán có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á, nhưng diễn biến trong tháng 3 và quý 1/2010 khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đánh mất “ngôi vị” dẫn đầu khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 0,46%.
Trước đó, trong nhiều quý và cả năm 2009, VN-Index luôn có mức tăng điểm vượt trội so với các thị trường khác của khu vực, nhất là so với 8 thị trường phát triển nhất khu vực.
Điểm đáng chú ý là thị trường Nhật luôn được xem là ổn định với biên độ tăng/giảm ở mức khiêm tốn thì trong tháng 3 và quý 1/2010, chỉ số này bất ngờ tăng tốc. Còn thị trường Việt Nam vốn có mức tăng/giảm trong biên độ lớn thì lại co lại và liên tục chạy trong biên độ hẹp.
Đây có thể xem là hai hình ảnh trái ngược tiêu biểu nhất của thị trường chứng khoán châu Á trong tháng 3 cũng như quý 1/2010.
Trong quý 1, trái ngược với hình ảnh của một thị trường Nhật tăng trưởng, chứng khoán Trung Quốc lại liên tục mất điểm và dẫn đầu nhóm các thị trường lớn mất điểm. Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 5,12%, tiếp đến là thị trường Đài Loan (-3,27%), Hồng Kông (-2,89%).
Phiên sáng nay, nhiều thị trường chứng khoán khu vực vẫn tăng điểm nhưng áp lực bán ngày một tăng dần đã khiến các thị trường đóng cửa ngày giao dịch trong sắc đỏ. Áp lực chốt lời gia tăng mạnh mẽ khi thị trường đang ở mức cao nhất trong 10 tuần qua và đang ở mức đỉnh nhạy cảm cần lực hỗ trợ để vượt qua.
Trước thời điểm Mỹ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 và kết quả kinh doanh ở Nhật, nhà đầu tư bắt đầu thận trọng chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn, nhất là trong bối cảnh chứng khoán thế giới đang ở mức cao nhất trong 18 tháng qua.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,5%, xuống 125,23 điểm. Dù giảm điểm hôm cuối tháng nhưng chỉ số này vẫn có được mức tăng 6% trong tháng 3 và đánh dấu tháng tăng điểm mạnh nhất lể từ tháng 7/2009.
Như vậy, trong tháng 3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật dẫn đầu về biên độ tăng điểm so với 8 thị trường chứng khoán lớn của khu vực. Mức tăng 9,51% của chỉ số Nikkei 225 đã vượt qua mức tăng 6,89% của chỉ số BSE (Ấn Độ), mức tăng 6,5% của chỉ số Taiwan Weighted (Đài Loan)…
Trong tháng 2/2010, chứng khoán Việt Nam tăng điểm mạnh hơn so với 8 thị trường lớn của khu vực khi VN-Index tăng 3,1%, cao hơn mức tăng 2,42% của chỉ số Hang Seng (Hồng Kông), mức 2,1% của chỉ số Shanghai Composite...
Biểu đồ diễn biến chứng khoán châu Á trong tháng 3 và quý 1/2010 - Nguồn: Thomson Reuters, Bloomberg.
Trong khi đó, dù luôn được biết đến là một trong các thị trường chứng khoán có tốc độ phát triển nhanh nhất châu Á, nhưng diễn biến trong tháng 3 và quý 1/2010 khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đánh mất “ngôi vị” dẫn đầu khi chỉ số VN-Index chỉ tăng 0,46%.
Trước đó, trong nhiều quý và cả năm 2009, VN-Index luôn có mức tăng điểm vượt trội so với các thị trường khác của khu vực, nhất là so với 8 thị trường phát triển nhất khu vực.
Điểm đáng chú ý là thị trường Nhật luôn được xem là ổn định với biên độ tăng/giảm ở mức khiêm tốn thì trong tháng 3 và quý 1/2010, chỉ số này bất ngờ tăng tốc. Còn thị trường Việt Nam vốn có mức tăng/giảm trong biên độ lớn thì lại co lại và liên tục chạy trong biên độ hẹp.
Đây có thể xem là hai hình ảnh trái ngược tiêu biểu nhất của thị trường chứng khoán châu Á trong tháng 3 cũng như quý 1/2010.
Trong quý 1, trái ngược với hình ảnh của một thị trường Nhật tăng trưởng, chứng khoán Trung Quốc lại liên tục mất điểm và dẫn đầu nhóm các thị trường lớn mất điểm. Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 5,12%, tiếp đến là thị trường Đài Loan (-3,27%), Hồng Kông (-2,89%).
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.907,42 | N/A | N/A | N/A |
Nasdaq | 2.410,69 | N/A | N/A | N/A | |
S&P 500 | 1.173,27 | N/A | N/A | N/A | |
Anh | FTSE 100 | 5.672,32 | N/A | N/A | N/A |
Đức | DAX | 6.142,45 | N/A | N/A | N/A |
Pháp | CAC 40 | 3,987.41 | N/A | N/A | N/A |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.962,22 | 7.920,06 | 42,16 | 0,53 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 11.097,14 | 11.089,94 | 7,20 | 0,06 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.371,94 | 21.239,35 | 135,44 | 0,63 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.700,19 | 1.692,85 | 7,34 | 0,43 |
Singapore | Straits Times | 2.935,22 | 2.898,91 | 34.48 | 1,18 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.128,47 | 3.109,10 | 19,36 | 0,62 |
Ấn Độ | BSE | 17.725,04 | 17.562,31 | 27,86 | 0,16 |
Australia | ASX | 4.926,80 | 4.893,10 | 33,70 | 0,68 |
Việt Nam | VN-Index | 500,72 | 499,24 | 1,48 | 0,30 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |