Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế
Nếu tình trạng khó khăn tiếp tục kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể trụ được lâu
Một tháng nữa mới kết thúc năm 2012, nhưng đến giờ này dưới con mắt của cộng đồng doanh nghiệp thì đây là năm mà hoạt động kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn nhất. Nếu tình trạng khó khăn tiếp tục kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ không thể trụ được lâu.
Vì vậy, những giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận được các dòng vốn trên thị trường, đặc biệt là dòng vốn từ các nhà băng được xem là cần thiết để cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn và từng bước phục hồi.
Cùng khắc phục để cùng tồn tại
(Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Những khó khăn mà các doanh nghiệp đã và đang gặp phải là: vốn, thị trường... Điều này được thể hiện ở hai điểm quan trọng, đó là: thứ nhất, hàng hóa tồn kho vẫn ở mức cao trong khi dấu hiệu suy giảm vẫn rất chậm; thứ hai, quá trình xử lý nợ xấu diễn ra quá chậm cho nên đã gây ra những trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.
Khó khăn trên tập trung ở hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn đặc thù riêng so với các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp Nhà nước.
Với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khó khăn chủ yếu liên quan đến các vấn đề về thủ tục như: không vay được vốn do nợ xấu, nợ thuế nhiều do không tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến không có khả năng trả nợ. Từ đó dẫn đến việc không tiếp cận được vốn ngân hàng.
Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải từ đầu năm đến nay có nguyên nhân đến từ việc nguồn vốn chưa được khơi thông, kể cả dòng vốn ngắn hạn và dài hạn, kể cả những dòng vốn ra của ngân hàng và vào của doanh nghiệp... vẫn còn hiện tượng ứ đọng.
Ngân hàng thừa vốn, khả năng thanh toán tốt nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nên dẫn đến dòng vốn chưa thông thoáng. Chừng nào chưa giải quyết được những vấn đề liên quan đến: nợ xấu, hàng tồn kho, thị trường bất động sản... thì dòng vốn khó mà khơi thông.
Để dòng vốn được khơi thông, về phía các ngân hàng thương mại, cần thực hiện chọn lựa khách hàng chính xác, đồng thời cũng có những điều chỉnh về mặt thủ tục đối với các doanh nghiệp có dự án tốt và có khả năng trả nợ. Cần phải hướng đến mục tiêu hai bên cùng khắc phục để cùng tồn tại.
Còn các doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại mình xem đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh, phải xây dựng chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với diễn biến thị trường... nhằm hướng đến đáp ứng được các điều kiện vay vốn mà ngân hàng thương mại đặt ra. Nếu chưa đáp ứng được các điều kiện đó, thì doanh nghiệp cũng cần phải có những cam kết về mặt thời gian hoàn thành để xây dựng lòng tin cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp có những yếu tố này (đủ tiêu chuẩn) thì ngân hàng mới dám cho vay.
Tuy nhiên, để tạo được hiệu quả cao thì các việc trên cần phải được thực hiện đồng thời, doanh nghiệp và ngân hàng đều phải hướng đến mục tiêu chung là giúp nhau vượt qua khó khăn. Có như vậy, dòng vốn trong nền kinh tế mới được khơi thông.
Bên cạnh đó, nếu những giải pháp đã được Quốc hội và Chính phủ đưa ra, cũng như những giải pháp để thực hiện kế hoạch trong năm 2013 được thực hiện nghiêm túc, được cụ thể hóa nhanh, điều hành có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, các bên có liên quan... có thể tình hình của doanh nghiệp trong năm 2013 sẽ ổn định dần và đến cuối năm 2013 sẽ khả quan hơn.
Trách nhiệm “chữa cháy” của ngân hàng trung ương
(Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính ngân hàng)
Từ đầu năm đến nay đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản và hàng chục nghìn doanh nghiệp xin tạm hoãn nộp thuế, đó là chưa kể đến số lượng lớn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì không có vốn.
Tôi đã nhiều lần kiến nghị, giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của ngân hàng trung ương.
Vì ngân hàng trung ương có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả nên ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý.
Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý, thì lúc đó sự việc trở thành nhiệm vụ của ngân hàng trung ương phải giải quyết, chứ không thể nào để cho doanh nghiệp chết được.
Ví thử như hôm nay ngay giữa Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà đơn vị phòng cháy chữa cháy không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình sẽ như thế nào? Còn hiện trên toàn quốc, hàng nghìn doanh nghiệp đang “cháy” vì thiếu nguồn tín dụng, các hiệp hội và VCCI đã nhiều lần báo động kêu cứu, mà Nhà nước vẫn chưa mở vòi bơm nước.
Rồi đây hàng vạn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, hàng triệu người lao động có nguy cơ mất việc. Trách nhiệm sẽ về ai? Chính vì vậy, giải quyết bài toán tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cần phải có một mức lãi suất hợp lý.
Theo như cộng đồng doanh nghiệp, thì mức lãi suất hợp lý đó vào khoảng 10%/năm, còn đối với tôi thì mức lãi suất mà doanh nghiệp được vay là phải dưới 7%/năm. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp các quốc gia khác, mà ở đó, chính sách tiền tệ không như ở nước ta.
Với lãi suất trên dưới 15%/năm doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với doanh nghiệp các nước có lãi suất 4-5%. Nhưng kéo lãi suất cho vay xuống dưới 7%/năm bằng cách nào?
Nếu tôi là lãnh đạo ngân hàng trung ương, thì ngày mai lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ không quá 7%/năm. Bởi lẽ, nguồn vốn của ngân hàng trung ương là vô hạn định miễn là tôi quản lý thế nào để không xảy ra lạm phát.
Hiện tại, tăng trưởng tín dụng vẫn đang ở mức thấp (cuối tháng 10 mới đạt 3,36%), trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 15-17%. Nếu có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể vượt quá hạn mức tín dụng này, do đó cũng sẽ không tác động đến lạm phát.
Trên cơ sở đó, ngân hàng trung ương thông qua các nghiệp vụ như: OMO, tái cấp vốn... thực hiện cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3%/năm, kèm theo đó là chỉ đạo các ngân hàng cho doanh nghiệp vay theo dự án có hiệu quả, giải ngân theo tiến độ dự án, và cho vay theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên...
Nếu doanh nghiệp đưa ra và bảo vệ được các luận chứng của mình về sự thành công của dự án, thì ngân hàng trung ương sẽ thực hiện bảo lãnh để doanh nghiệp vay được vốn. Nguồn vốn bảo lãnh này được hình thành từ nguồn lãi suất ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại vay, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện trích 2% trong tổng 3% lãi cho vay để thành lập quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có dự án tốt sẽ được bảo lãnh vay không cần thế chấp.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo đúng chỉ đạo mà doanh nghiệp không trả được nợ, thì khi đó ngân hàng trung ương sẽ lấy nguồn tiền từ quỹ bảo lãnh đó để trả cho các ngân hàng thương mại.
Nếu làm được điều này sẽ giúp kéo lãi suất huy động trên thị trường xuống, vì ngân hàng thương mại sẽ bớt bị áp lực trong nhu cầu huy động vốn. Tình trạng hỗn loạn trên thị trường vốn và lãi suất sẽ được khắc phục. Hoạt động kinh tế dần dần sẽ trở lại ổn định và các số vốn vay từ chương trình tín dụng đặc biệt này sẽ được hoàn trả cho ngân hàng trung ương.
Cân nhắc miễn giảm thuế mạnh hơn
(TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế)
Khó khăn lớn nhất của cơ quan quản lý là phải tìm ra biện pháp hỗ trợ đúng nhóm đối tượng cần nhưng không gây tình trạng bất bình đẳng. Về phía doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là giải quyết hàng tồn kho.
Như vậy, việc tăng tín dụng để bổ sung vốn không hẳn là giải quyết khó khăn cho tất cả doanh nghiệp. Trong khi đó, với những doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn, nếu doanh nghiệp bán được hàng thì việc tiếp cận nguồn vốn không còn khó khăn.
Để giải quyết hàng tồn kho, cần phân tích xem sự thích ứng của sản phẩm với nhu cầu của thị trường. Yếu tố thứ hai cần xem xét là giá bán hàng hóa. Doanh nghiệp xây dựng giá bán dựa trên các yếu tố đầu vào và lợi nhuận nhưng trong lúc dư cung, việc xem lại giá bán là cần thiết, thậm chí chấp nhận thua lỗ để bán hàng, lúc đó mới có tiền quay vòng vốn. Đặc biệt với những sản phẩm đang dư cung hoặc đã sắp hết chu kỳ sống, doanh nghiệp càng cần bán hàng để có vốn để ra được sản phẩm mới.
Bên cạnh các giải pháp tự thân, doanh nghiệp cũng cần các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. Các giải pháp gia hạn thuế đã được áp dụng nhưng thực chất không có tác dụng lớn. Về thuế giá trị gia tăng, đến nay, có trên 190.000 doanh nghiệp được gia hạn với 11.000 tỷ đồng.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ được gia hạn chưa đến 60 triệu đồng. Liên quan đến gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, khoảng 71.600 doanh nghiệp được gia hạn với 3.000 tỷ đồng. Ước tính, bình quân mỗi doanh nghiệp được gia hạn khoảng 42 triệu đồng. Thực chất, đây chỉ là số thuế tạm “treo”.
Trong khi đó, tính toán theo Nghị quyết 13, số khoản giảm thu là không đáng kể, chỉ chiếm 1,2% dự toán tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2012 và tổng giá trị thực tế doanh nghiệp được hưởng theo tính toán của Bộ Tài chính cũng rất nhỏ, tương đương 1% GDP dự tính - thấp xa so với qui mô xấp xỉ 10% GDP của gói kích thích kinh tế năm 2009.
Trong khi đó, giả sử tất cả các doanh nghiệp được Quốc hội cho miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 thì trị giá khoản hỗ trợ này cũng chỉ gần 62 ngàn tỷ tính theo dự toán thu ngân sách nhà nước với giả định tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% và lạm phát một con số.
Tương tự, nếu bổ sung giải pháp miễn giảm 50% thuế giá trị gia tăng năm 2012 tương đương hơn 115 ngàn tỷ đồng, hay miễn giảm 30% thuế giá trị gia tăng tương đương hơn 69 ngàn tỷ đồng theo dự toán.
Như vậy, việc bổ sung cách thức hỗ trợ với quy mô lớn hơn có thể được cân nhắc trong trường hợp những giải pháp theo Nghị quyết 13/NQ-CP chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Nhà nước có thể hỗ trợ hiệu quả hơn bằng việc giảm thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp có thể giảm giá bán hàng hóa.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Vì vậy, những giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận được các dòng vốn trên thị trường, đặc biệt là dòng vốn từ các nhà băng được xem là cần thiết để cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn và từng bước phục hồi.
Cùng khắc phục để cùng tồn tại
(Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)
Những khó khăn mà các doanh nghiệp đã và đang gặp phải là: vốn, thị trường... Điều này được thể hiện ở hai điểm quan trọng, đó là: thứ nhất, hàng hóa tồn kho vẫn ở mức cao trong khi dấu hiệu suy giảm vẫn rất chậm; thứ hai, quá trình xử lý nợ xấu diễn ra quá chậm cho nên đã gây ra những trở ngại lớn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay.
Khó khăn trên tập trung ở hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn đặc thù riêng so với các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp Nhà nước.
Với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khó khăn chủ yếu liên quan đến các vấn đề về thủ tục như: không vay được vốn do nợ xấu, nợ thuế nhiều do không tiêu thụ được hàng hóa dẫn đến không có khả năng trả nợ. Từ đó dẫn đến việc không tiếp cận được vốn ngân hàng.
Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải từ đầu năm đến nay có nguyên nhân đến từ việc nguồn vốn chưa được khơi thông, kể cả dòng vốn ngắn hạn và dài hạn, kể cả những dòng vốn ra của ngân hàng và vào của doanh nghiệp... vẫn còn hiện tượng ứ đọng.
Ngân hàng thừa vốn, khả năng thanh toán tốt nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nên dẫn đến dòng vốn chưa thông thoáng. Chừng nào chưa giải quyết được những vấn đề liên quan đến: nợ xấu, hàng tồn kho, thị trường bất động sản... thì dòng vốn khó mà khơi thông.
Để dòng vốn được khơi thông, về phía các ngân hàng thương mại, cần thực hiện chọn lựa khách hàng chính xác, đồng thời cũng có những điều chỉnh về mặt thủ tục đối với các doanh nghiệp có dự án tốt và có khả năng trả nợ. Cần phải hướng đến mục tiêu hai bên cùng khắc phục để cùng tồn tại.
Còn các doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại mình xem đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh, phải xây dựng chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với diễn biến thị trường... nhằm hướng đến đáp ứng được các điều kiện vay vốn mà ngân hàng thương mại đặt ra. Nếu chưa đáp ứng được các điều kiện đó, thì doanh nghiệp cũng cần phải có những cam kết về mặt thời gian hoàn thành để xây dựng lòng tin cho các ngân hàng.
Ngân hàng thừa vốn, khả năng thanh toán tốt nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nên dẫn đến dòng vốn chưa thông thoáng. Ông Cao Sỹ Kiêm
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp có những yếu tố này (đủ tiêu chuẩn) thì ngân hàng mới dám cho vay.
Tuy nhiên, để tạo được hiệu quả cao thì các việc trên cần phải được thực hiện đồng thời, doanh nghiệp và ngân hàng đều phải hướng đến mục tiêu chung là giúp nhau vượt qua khó khăn. Có như vậy, dòng vốn trong nền kinh tế mới được khơi thông.
Bên cạnh đó, nếu những giải pháp đã được Quốc hội và Chính phủ đưa ra, cũng như những giải pháp để thực hiện kế hoạch trong năm 2013 được thực hiện nghiêm túc, được cụ thể hóa nhanh, điều hành có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, các bên có liên quan... có thể tình hình của doanh nghiệp trong năm 2013 sẽ ổn định dần và đến cuối năm 2013 sẽ khả quan hơn.
Trách nhiệm “chữa cháy” của ngân hàng trung ương
(Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính ngân hàng)
Từ đầu năm đến nay đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản và hàng chục nghìn doanh nghiệp xin tạm hoãn nộp thuế, đó là chưa kể đến số lượng lớn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động vì không có vốn.
Tôi đã nhiều lần kiến nghị, giải quyết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững là nhiệm vụ và cũng là quyền hạn của ngân hàng trung ương.
Vì ngân hàng trung ương có nguồn tín dụng không phải trả lãi suất cho ai cả nên ngân hàng trung ương có thể cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất thấp để ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý.
Việc này tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều làm trong tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại không huy động được vốn với lãi suất thấp để cho doanh nghiệp vay với lãi suất hợp lý, thì lúc đó sự việc trở thành nhiệm vụ của ngân hàng trung ương phải giải quyết, chứ không thể nào để cho doanh nghiệp chết được.
Ví thử như hôm nay ngay giữa Hà Nội trên phố Tràng Tiền cháy 5-7 căn phố mà đơn vị phòng cháy chữa cháy không chịu bơm nước chữa lửa thì tình hình sẽ như thế nào? Còn hiện trên toàn quốc, hàng nghìn doanh nghiệp đang “cháy” vì thiếu nguồn tín dụng, các hiệp hội và VCCI đã nhiều lần báo động kêu cứu, mà Nhà nước vẫn chưa mở vòi bơm nước.
Rồi đây hàng vạn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, hàng triệu người lao động có nguy cơ mất việc. Trách nhiệm sẽ về ai? Chính vì vậy, giải quyết bài toán tín dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cần phải có một mức lãi suất hợp lý.
Theo như cộng đồng doanh nghiệp, thì mức lãi suất hợp lý đó vào khoảng 10%/năm, còn đối với tôi thì mức lãi suất mà doanh nghiệp được vay là phải dưới 7%/năm. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp các quốc gia khác, mà ở đó, chính sách tiền tệ không như ở nước ta.
Với lãi suất trên dưới 15%/năm doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với doanh nghiệp các nước có lãi suất 4-5%. Nhưng kéo lãi suất cho vay xuống dưới 7%/năm bằng cách nào?
Nếu tôi là lãnh đạo ngân hàng trung ương, thì ngày mai lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ không quá 7%/năm. Bởi lẽ, nguồn vốn của ngân hàng trung ương là vô hạn định miễn là tôi quản lý thế nào để không xảy ra lạm phát.
Nếu
tôi là lãnh đạo ngân hàng trung ương, thì ngày mai lãi suất cho vay của
các ngân hàng thương mại sẽ không quá 7%/năm. Bởi lẽ, nguồn vốn của
ngân hàng trung ương là vô hạn định miễn là tôi quản lý thế nào để không
xảy ra lạm phát. Ông Bùi Kiến Thành
Hiện tại, tăng trưởng tín dụng vẫn đang ở mức thấp (cuối tháng 10 mới đạt 3,36%), trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 15-17%. Nếu có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể vượt quá hạn mức tín dụng này, do đó cũng sẽ không tác động đến lạm phát.
Trên cơ sở đó, ngân hàng trung ương thông qua các nghiệp vụ như: OMO, tái cấp vốn... thực hiện cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3%/năm, kèm theo đó là chỉ đạo các ngân hàng cho doanh nghiệp vay theo dự án có hiệu quả, giải ngân theo tiến độ dự án, và cho vay theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên...
Nếu doanh nghiệp đưa ra và bảo vệ được các luận chứng của mình về sự thành công của dự án, thì ngân hàng trung ương sẽ thực hiện bảo lãnh để doanh nghiệp vay được vốn. Nguồn vốn bảo lãnh này được hình thành từ nguồn lãi suất ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại vay, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện trích 2% trong tổng 3% lãi cho vay để thành lập quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có dự án tốt sẽ được bảo lãnh vay không cần thế chấp.
Trong trường hợp ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo đúng chỉ đạo mà doanh nghiệp không trả được nợ, thì khi đó ngân hàng trung ương sẽ lấy nguồn tiền từ quỹ bảo lãnh đó để trả cho các ngân hàng thương mại.
Nếu làm được điều này sẽ giúp kéo lãi suất huy động trên thị trường xuống, vì ngân hàng thương mại sẽ bớt bị áp lực trong nhu cầu huy động vốn. Tình trạng hỗn loạn trên thị trường vốn và lãi suất sẽ được khắc phục. Hoạt động kinh tế dần dần sẽ trở lại ổn định và các số vốn vay từ chương trình tín dụng đặc biệt này sẽ được hoàn trả cho ngân hàng trung ương.
Cân nhắc miễn giảm thuế mạnh hơn
(TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế)
Khó khăn lớn nhất của cơ quan quản lý là phải tìm ra biện pháp hỗ trợ đúng nhóm đối tượng cần nhưng không gây tình trạng bất bình đẳng. Về phía doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là giải quyết hàng tồn kho.
Như vậy, việc tăng tín dụng để bổ sung vốn không hẳn là giải quyết khó khăn cho tất cả doanh nghiệp. Trong khi đó, với những doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn, nếu doanh nghiệp bán được hàng thì việc tiếp cận nguồn vốn không còn khó khăn.
Để giải quyết hàng tồn kho, cần phân tích xem sự thích ứng của sản phẩm với nhu cầu của thị trường. Yếu tố thứ hai cần xem xét là giá bán hàng hóa. Doanh nghiệp xây dựng giá bán dựa trên các yếu tố đầu vào và lợi nhuận nhưng trong lúc dư cung, việc xem lại giá bán là cần thiết, thậm chí chấp nhận thua lỗ để bán hàng, lúc đó mới có tiền quay vòng vốn. Đặc biệt với những sản phẩm đang dư cung hoặc đã sắp hết chu kỳ sống, doanh nghiệp càng cần bán hàng để có vốn để ra được sản phẩm mới.
Bên cạnh các giải pháp tự thân, doanh nghiệp cũng cần các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước. Các giải pháp gia hạn thuế đã được áp dụng nhưng thực chất không có tác dụng lớn. Về thuế giá trị gia tăng, đến nay, có trên 190.000 doanh nghiệp được gia hạn với 11.000 tỷ đồng.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ được gia hạn chưa đến 60 triệu đồng. Liên quan đến gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, khoảng 71.600 doanh nghiệp được gia hạn với 3.000 tỷ đồng. Ước tính, bình quân mỗi doanh nghiệp được gia hạn khoảng 42 triệu đồng. Thực chất, đây chỉ là số thuế tạm “treo”.
Trong khi đó, tính toán theo Nghị quyết 13, số khoản giảm thu là không đáng kể, chỉ chiếm 1,2% dự toán tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2012 và tổng giá trị thực tế doanh nghiệp được hưởng theo tính toán của Bộ Tài chính cũng rất nhỏ, tương đương 1% GDP dự tính - thấp xa so với qui mô xấp xỉ 10% GDP của gói kích thích kinh tế năm 2009.
Khó
khăn lớn nhất của cơ quan quản lý là phải tìm ra biện pháp hỗ trợ đúng
nhóm đối tượng cần nhưng không gây tình trạng bất bình đẳng. TS. Vũ Đình Ánh
Trong khi đó, giả sử tất cả các doanh nghiệp được Quốc hội cho miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 thì trị giá khoản hỗ trợ này cũng chỉ gần 62 ngàn tỷ tính theo dự toán thu ngân sách nhà nước với giả định tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% và lạm phát một con số.
Tương tự, nếu bổ sung giải pháp miễn giảm 50% thuế giá trị gia tăng năm 2012 tương đương hơn 115 ngàn tỷ đồng, hay miễn giảm 30% thuế giá trị gia tăng tương đương hơn 69 ngàn tỷ đồng theo dự toán.
Như vậy, việc bổ sung cách thức hỗ trợ với quy mô lớn hơn có thể được cân nhắc trong trường hợp những giải pháp theo Nghị quyết 13/NQ-CP chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Nhà nước có thể hỗ trợ hiệu quả hơn bằng việc giảm thuế giá trị gia tăng để doanh nghiệp có thể giảm giá bán hàng hóa.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)