Vốn ngoại và điều “bâng khuâng” của Thống đốc
Để bù đắp thiếu hụt vốn, cần gọi được vốn ngoại thay vì cứ tự phát hành tiền ra rồi gây lạm phát
Phát biểu tại cuộc gặp mặt báo chí cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói rằng: “Trong thực tế điều hành năm qua, vẫn còn có cái gì đó nó bâng khuâng, hẫng hụt”.
Một lần nữa, bên cạnh sự hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp trong năm 2012 còn được nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực - khía cạnh mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng đưa ra khi nói về kết quả tăng tín dụng năm 2011 trước đây.
Lập luận mà người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra là: nhiều năm trước, tăng trưởng tín dụng cỡ 30% thậm chí 50% mà GDP tăng 6 - 8%. Có nghĩa 4 - 5 đồng vốn mới chỉ tạo ra được 1 đồng tăng trưởng - hiệu quả của nền kinh tế không cao.
Giai đoạn này, trong năm 2011 tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% mà GDP tăng 5,8%, tỷ lệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng tín dụng đã thu hẹp lại. Năm 2012 dự kiến tăng trưởng tín dụng 7%, GDP tăng 5,02% thì tỷ lệ đó tiếp tục được co hẹp.
“Điều đó thể hiện rằng giữa đồng vốn đưa ra và hiệu quả kinh tế mang lại là rất lớn. Đó là chủ trương của Đảng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế”, ông Bình kết luận.
Dù sao thì năm 2012 tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, trong khi doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Không giải thích cụ thể, song có thể hiểu điều mà ông Bình “bâng khâng, hẫng hụt” nằm ở đây.
Bởi theo ông, nhu cầu phát triển là rất lớn, các doanh nghiệp vẫn cần nhiều vốn lắm, nhiều dự án muốn triển khai lắm. Và qua thực tế đó để thấy được một căn bệnh của những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm qua là mất cân đối giữa tích lũy trong nước và nhu cầu đầu tư.
“Nhu cầu đầu tư toàn xã hội còn rất lớn. Vì ta là nước đang phát triển, mong muốn phát triển nhanh hơn. Ở đây đặt vấn đề là chúng ta chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài để bù đắp lại những thiếu hụt của chúng ta, mà trong những năm vừa qua cố gắng bằng sức lực trong nước. Hay nói cách khác, để bù đắp cho những thiếu hụt đó thì chúng ta phát hành tiền ra tương đối nhiều, từ đó gây lạm phát. Như vậy có thể đáp ứng được yêu cầu trước mắt cho tăng trưởng, cho đời sống xã hội, nhưng hệ lụy của nó là lạm phát tăng cao”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phân tích thêm.
Trong phát biểu đó, có lẽ là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích, đề cao vai trò, ý nghĩa của các dòng vốn ngoại như vậy khi trao đổi với báo chí. Theo cách mà ông Bình đặt vấn đề, dòng vốn này nếu thu hút tốt sẽ chia lửa cho chính sách tiền tệ, cụ thể là áp lực cung vốn từ ngân hàng cho sản xuất kinh doanh.
Ông đặt vấn đề: “Ở một số nước tương tự như chúng ta, họ tích lũy thế nào mà đi nhanh thế? Như Nhật Bản, sau chiến tranh là một đống tro tàn, nếu bảo tích lũy trong nước thì lấy gì mà tích lũy. Hay Hàn Quốc, sau chiến tranh giữa hai miền cũng trên đống tro tàn thì nội lực lấy đâu ra? Tại sao họ phát triển nhanh như vậy? Là vì họ đã thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Nếu Việt Nam cũng làm tốt được việc thu hút dòng vốn này thì đảm bảo được đầu tư toàn xã hội ở mức cao mà không gây ra lạm phát, vì không phải bù đắp bằng phát hành thêm nhiều tiền. Vốn để thúc đẩy cho nền kinh tế theo đó cũng không quá lệ thuộc vào kênh ngân hàng.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo Thống đốc Bình là cần nhiều, nhưng phải trúng và đúng. Nếu như tập trung vào phi sản xuất hay bất động sản như thời gian qua chưa phải đã tốt, mà cần vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công nghệ cao.
Ông dẫn thực tế năm 2012, xuất khẩu tăng cao chủ yếu là do khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi họ có sẵn thị trường, có sẵn công nghệ, họ chỉ nhờ Việt Nam ở môi trường kinh doanh và nguồn nhân lực. Điển hình như riêng Samsung, lượng xuất khẩu năm 2012 đã đóng góp khoảng 10 tỷ USD…
“Nếu chúng ta có vài ba anh như vậy thì đất nước không phải bỏ nhiều vốn ra đầu tư, mà họ mang vào và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”, Thống đốc nói.
Thế nên, theo ông, năm 2013 cần có một chiến dịch, nói vậy hơi to tát, nhưng cần có một trào lưu mới, khuôn khổ pháp lý mới để đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng có chọn lọc theo hướng trúng và đúng lĩnh vực.
Song, để hấp dẫn vốn ngoại, phải sửa sang nhà cửa. Theo Thống đốc Bình, ngoài trí lực và nhân lực, quan trọng hàng đầu là nếu không ổn định được kinh tế vĩ mô, lạm phát vẫn tăng cao, tỷ giá biến động mạnh thì không ai người ta đầu tư.
Năm 2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá rằng: kinh tế vĩ mô cơ đã ổn định, dù còn nhiều khó khăn ở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lạm phát được kiềm chế; tỷ giá được giữ ổn định. Năm 2013, yêu cầu nền tảng là tiếp tục nâng cao những giá trị đó theo hướng bền vững hơn.
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2012 ban hành cuối tuần qua, trọng tâm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu cũng chính là làm sao thu hút được tốt hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện “Đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020” theo hướng làm rõ các cơ chế, chính sách gắn với những tiêu chí cụ thể để thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
Dự kiến Chính phủ cũng sẽ sớm có nghị quyết riêng về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn này.
Một lần nữa, bên cạnh sự hạn chế, tăng trưởng tín dụng thấp trong năm 2012 còn được nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực - khía cạnh mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng đưa ra khi nói về kết quả tăng tín dụng năm 2011 trước đây.
Lập luận mà người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra là: nhiều năm trước, tăng trưởng tín dụng cỡ 30% thậm chí 50% mà GDP tăng 6 - 8%. Có nghĩa 4 - 5 đồng vốn mới chỉ tạo ra được 1 đồng tăng trưởng - hiệu quả của nền kinh tế không cao.
Giai đoạn này, trong năm 2011 tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% mà GDP tăng 5,8%, tỷ lệ giữa tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng tín dụng đã thu hẹp lại. Năm 2012 dự kiến tăng trưởng tín dụng 7%, GDP tăng 5,02% thì tỷ lệ đó tiếp tục được co hẹp.
“Điều đó thể hiện rằng giữa đồng vốn đưa ra và hiệu quả kinh tế mang lại là rất lớn. Đó là chủ trương của Đảng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế”, ông Bình kết luận.
Có lẽ là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích, đề cao vai trò, ý nghĩa của các dòng vốn ngoại như vậy khi trao đổi với báo chí.
Dù sao thì năm 2012 tăng trưởng tín dụng vẫn thấp, trong khi doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Không giải thích cụ thể, song có thể hiểu điều mà ông Bình “bâng khâng, hẫng hụt” nằm ở đây.
Bởi theo ông, nhu cầu phát triển là rất lớn, các doanh nghiệp vẫn cần nhiều vốn lắm, nhiều dự án muốn triển khai lắm. Và qua thực tế đó để thấy được một căn bệnh của những bất ổn kinh tế vĩ mô trong những năm qua là mất cân đối giữa tích lũy trong nước và nhu cầu đầu tư.
“Nhu cầu đầu tư toàn xã hội còn rất lớn. Vì ta là nước đang phát triển, mong muốn phát triển nhanh hơn. Ở đây đặt vấn đề là chúng ta chưa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài để bù đắp lại những thiếu hụt của chúng ta, mà trong những năm vừa qua cố gắng bằng sức lực trong nước. Hay nói cách khác, để bù đắp cho những thiếu hụt đó thì chúng ta phát hành tiền ra tương đối nhiều, từ đó gây lạm phát. Như vậy có thể đáp ứng được yêu cầu trước mắt cho tăng trưởng, cho đời sống xã hội, nhưng hệ lụy của nó là lạm phát tăng cao”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phân tích thêm.
Trong phát biểu đó, có lẽ là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước tập trung phân tích, đề cao vai trò, ý nghĩa của các dòng vốn ngoại như vậy khi trao đổi với báo chí. Theo cách mà ông Bình đặt vấn đề, dòng vốn này nếu thu hút tốt sẽ chia lửa cho chính sách tiền tệ, cụ thể là áp lực cung vốn từ ngân hàng cho sản xuất kinh doanh.
Ông đặt vấn đề: “Ở một số nước tương tự như chúng ta, họ tích lũy thế nào mà đi nhanh thế? Như Nhật Bản, sau chiến tranh là một đống tro tàn, nếu bảo tích lũy trong nước thì lấy gì mà tích lũy. Hay Hàn Quốc, sau chiến tranh giữa hai miền cũng trên đống tro tàn thì nội lực lấy đâu ra? Tại sao họ phát triển nhanh như vậy? Là vì họ đã thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài”.
Nếu Việt Nam cũng làm tốt được việc thu hút dòng vốn này thì đảm bảo được đầu tư toàn xã hội ở mức cao mà không gây ra lạm phát, vì không phải bù đắp bằng phát hành thêm nhiều tiền. Vốn để thúc đẩy cho nền kinh tế theo đó cũng không quá lệ thuộc vào kênh ngân hàng.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo Thống đốc Bình là cần nhiều, nhưng phải trúng và đúng. Nếu như tập trung vào phi sản xuất hay bất động sản như thời gian qua chưa phải đã tốt, mà cần vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công nghệ cao.
Ông dẫn thực tế năm 2012, xuất khẩu tăng cao chủ yếu là do khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi họ có sẵn thị trường, có sẵn công nghệ, họ chỉ nhờ Việt Nam ở môi trường kinh doanh và nguồn nhân lực. Điển hình như riêng Samsung, lượng xuất khẩu năm 2012 đã đóng góp khoảng 10 tỷ USD…
“Nếu chúng ta có vài ba anh như vậy thì đất nước không phải bỏ nhiều vốn ra đầu tư, mà họ mang vào và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế”, Thống đốc nói.
Thế nên, theo ông, năm 2013 cần có một chiến dịch, nói vậy hơi to tát, nhưng cần có một trào lưu mới, khuôn khổ pháp lý mới để đẩy mạnh khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng có chọn lọc theo hướng trúng và đúng lĩnh vực.
Song, để hấp dẫn vốn ngoại, phải sửa sang nhà cửa. Theo Thống đốc Bình, ngoài trí lực và nhân lực, quan trọng hàng đầu là nếu không ổn định được kinh tế vĩ mô, lạm phát vẫn tăng cao, tỷ giá biến động mạnh thì không ai người ta đầu tư.
Nếu chúng ta có vài ba anh như vậy thì đất nước không phải bỏ nhiều vốn ra đầu tư, mà họ mang vào và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Năm 2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đánh giá rằng: kinh tế vĩ mô cơ đã ổn định, dù còn nhiều khó khăn ở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lạm phát được kiềm chế; tỷ giá được giữ ổn định. Năm 2013, yêu cầu nền tảng là tiếp tục nâng cao những giá trị đó theo hướng bền vững hơn.
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12/2012 ban hành cuối tuần qua, trọng tâm đầu tiên mà Chính phủ yêu cầu cũng chính là làm sao thu hút được tốt hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện “Đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020” theo hướng làm rõ các cơ chế, chính sách gắn với những tiêu chí cụ thể để thúc đẩy thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
Dự kiến Chính phủ cũng sẽ sớm có nghị quyết riêng về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn này.