Vốn nước ngoài chờ "đổ bộ"
Lượng ngoại tệ sẵn sàng giải ngân của các tổ chức đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán lên tới xấp xỉ 3 tỉ USD
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm thị trường nguy ngập gần đây đã khiến nhà đầu tư trong nước bất ngờ.
Trái ngược với những dự đoán giá cổ phiếu sẽ "ngủ đông" thời điểm giữa năm, sức mua vào mạnh mẽ chứng tỏ nhu cầu giải ngân của các nguồn tiền ngoại không hề nhỏ và mức giá hiện tại là chấp nhận được?
Ngược dòng
Trong thời điểm nhà đầu tư trong nước hốt hoảng trước nhận định VN-Index khả năng chỉ đạt 900 điểm vào cuối năm 2007 thì nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) lại tích cực mua vào. Thống kê giao dịch của khối nước ngoài giai đoạn từ 24/4 đến nay cho thấy những thông số đáng chú ý.
Tháng 5/2007 là thời điểm thị trường phục hồi sau đợt điều chỉnh khá sâu (đáy 905 điểm). Độ dốc lên của VN-Index rất lớn đi kèm với sự tăng mua của nhà đầu tư nước ngoài. Lượng giao dịch ròng của khối này trong tháng đạt trung bình 752.000 chứng khoán/phiên, tương đương 105,51 tỉ đồng.
Thời điểm từ 1-25/6 lặp lại chu kỳ thị trường điều chỉnh, giao dịch chỉ đạt 378.000 chứng khoán/phiên, tương đương 55,31 tỉ đồng. Trong 10 phiên giao dịch gần đây (26/6-9/7), lượng mua ròng đã vọt lên mức 790.000 chứng khoán/phiên, tương đương 119,06 tỉ đồng. Thậm chí có phiên, khối này chiếm tới trên 45% giao dịch thị trường.
Trong khi đó, những thống kê khác lại cho thấy một sự "sợ hãi" từ nhà đầu tư trong nước. Giao dịch cổ phiếu chỉ trên dưới 4 triệu đơn vị. Nhiều cổ phiếu đã giảm xuống dưới mức đáy trong đợt điều chỉnh cuối tháng 4 vừa qua. Diễn biến ngược dòng này đã làm nhà đầu tư trong nước khá "bối rối".
Nóng ruột?
Bản báo cáo mới đây của HSBC, ngoài nhận định gây tranh cãi về chỉ số 900 điểm của VN-Index, cũng công bố số liệu đáng quan tâm về số lượng quỹ đầu tư được thành lập mới tăng lên nhanh chóng.
Theo thống kê của HSBC, chỉ tính từ tháng 4/2007 đến nay đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ thành lập từ đầu năm đến nay lên mức 22. Tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như vậy vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD.
"Với mức sở hữu tối đa hiện tại đối với các doanh nghiệp niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài tại hai sàn chứng khoán khoảng 4,8 tỉ USD, điều này có nghĩa là hàng đống tài sản vẫn đang ở dạng tiền mặt" - báo cáo viết.
Một thông tin đáng chú ý khác đến từ Ngân hàng Nhà nước: 6 tháng đầu năm, nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên tỉ giá mua vào USD/VND của các ngân hàng thương mại luôn ở mức kịch sàn cho phép. Các ngân hàng thương mại không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Đó là chưa kể đến lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng khoảng 12% so với cùng kỳ.
Với cung ngoại tệ dư thừa, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục mua vào. Tính đến hết tháng 5/2007, lượng ngoại tệ mua vào thêm đã đạt 7 tỉ USD và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng thời gian tới. Nguyên nhân của nguồn cung ngoại tệ tăng cao được xác định là từ các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và đặc biệt là từ vốn gián tiếp.
Theo tổng ước tính của một số công ty chứng khoán, lượng ngoại tệ sẵn sàng giải ngân của các tổ chức đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán lên tới xấp xỉ 3 tỉ USD. Một số thông tin khác cũng làm "nóng" thị trường như một số quỹ đầu tư quy mô nhiều trăm triệu USD đã mở tài khoản sẵn sàng giao dịch. Các cuộc "làm việc" của công ty chứng khoán với đại diện các quỹ đầu tư được tiết lộ thường xuyên.
Theo bà Phương Hoàng Lan Hương – Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán, riêng trong tháng 6/2007, trung tâm đã cấp mã số giao dịch cho 26 tổ chức và 789 cá nhân đầu tư nước ngoài. Như vậy tính chung đến cuối tháng 6, đã có 5.705 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 335 tổ chức và 5.370 cá nhân có mã số giao dịch.
Theo nhận xét của HSBC, hầu hết các quỹ đầu tư lớn mới được thành lập "đang ngồi trên đống tiền và chờ để giải ngân vào các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp Nhà nước lớn sắp tới".
"Họ sẽ không quá vội vã đổ tiền vào nếu nhận thấy thị trường còn quá đắt đỏ" - báo cáo nhận định. Tuy nhiên, một thông tin có thể sẽ gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch giải ngân của các tổ chức này là lộ trình IPO được cân nhắc lại với mục tiêu hiệu quả. Chính phủ đã có chỉ đạo điều chỉnh lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô lớn sao cho phù hợp tình hình thị trường.
Ông Nguyễn Trọng Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) - trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây cũng cho rằng, kế hoạch cổ phần hóa năm 2007 là 26 tổng công ty, nếu "cố" thì cũng hoàn thành nhưng cổ phần hóa ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng. Vấn đề giải ngân nguồn vốn đã huy động rõ ràng đang là bài toán của không ít tổ chức đầu tư.
Trái ngược với những dự đoán giá cổ phiếu sẽ "ngủ đông" thời điểm giữa năm, sức mua vào mạnh mẽ chứng tỏ nhu cầu giải ngân của các nguồn tiền ngoại không hề nhỏ và mức giá hiện tại là chấp nhận được?
Ngược dòng
Trong thời điểm nhà đầu tư trong nước hốt hoảng trước nhận định VN-Index khả năng chỉ đạt 900 điểm vào cuối năm 2007 thì nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) lại tích cực mua vào. Thống kê giao dịch của khối nước ngoài giai đoạn từ 24/4 đến nay cho thấy những thông số đáng chú ý.
Tháng 5/2007 là thời điểm thị trường phục hồi sau đợt điều chỉnh khá sâu (đáy 905 điểm). Độ dốc lên của VN-Index rất lớn đi kèm với sự tăng mua của nhà đầu tư nước ngoài. Lượng giao dịch ròng của khối này trong tháng đạt trung bình 752.000 chứng khoán/phiên, tương đương 105,51 tỉ đồng.
Thời điểm từ 1-25/6 lặp lại chu kỳ thị trường điều chỉnh, giao dịch chỉ đạt 378.000 chứng khoán/phiên, tương đương 55,31 tỉ đồng. Trong 10 phiên giao dịch gần đây (26/6-9/7), lượng mua ròng đã vọt lên mức 790.000 chứng khoán/phiên, tương đương 119,06 tỉ đồng. Thậm chí có phiên, khối này chiếm tới trên 45% giao dịch thị trường.
Trong khi đó, những thống kê khác lại cho thấy một sự "sợ hãi" từ nhà đầu tư trong nước. Giao dịch cổ phiếu chỉ trên dưới 4 triệu đơn vị. Nhiều cổ phiếu đã giảm xuống dưới mức đáy trong đợt điều chỉnh cuối tháng 4 vừa qua. Diễn biến ngược dòng này đã làm nhà đầu tư trong nước khá "bối rối".
Nóng ruột?
Bản báo cáo mới đây của HSBC, ngoài nhận định gây tranh cãi về chỉ số 900 điểm của VN-Index, cũng công bố số liệu đáng quan tâm về số lượng quỹ đầu tư được thành lập mới tăng lên nhanh chóng.
Theo thống kê của HSBC, chỉ tính từ tháng 4/2007 đến nay đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ thành lập từ đầu năm đến nay lên mức 22. Tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như vậy vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD.
"Với mức sở hữu tối đa hiện tại đối với các doanh nghiệp niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài tại hai sàn chứng khoán khoảng 4,8 tỉ USD, điều này có nghĩa là hàng đống tài sản vẫn đang ở dạng tiền mặt" - báo cáo viết.
Một thông tin đáng chú ý khác đến từ Ngân hàng Nhà nước: 6 tháng đầu năm, nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên tỉ giá mua vào USD/VND của các ngân hàng thương mại luôn ở mức kịch sàn cho phép. Các ngân hàng thương mại không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Đó là chưa kể đến lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng khoảng 12% so với cùng kỳ.
Với cung ngoại tệ dư thừa, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục mua vào. Tính đến hết tháng 5/2007, lượng ngoại tệ mua vào thêm đã đạt 7 tỉ USD và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng thời gian tới. Nguyên nhân của nguồn cung ngoại tệ tăng cao được xác định là từ các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và đặc biệt là từ vốn gián tiếp.
Theo tổng ước tính của một số công ty chứng khoán, lượng ngoại tệ sẵn sàng giải ngân của các tổ chức đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán lên tới xấp xỉ 3 tỉ USD. Một số thông tin khác cũng làm "nóng" thị trường như một số quỹ đầu tư quy mô nhiều trăm triệu USD đã mở tài khoản sẵn sàng giao dịch. Các cuộc "làm việc" của công ty chứng khoán với đại diện các quỹ đầu tư được tiết lộ thường xuyên.
Theo bà Phương Hoàng Lan Hương – Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán, riêng trong tháng 6/2007, trung tâm đã cấp mã số giao dịch cho 26 tổ chức và 789 cá nhân đầu tư nước ngoài. Như vậy tính chung đến cuối tháng 6, đã có 5.705 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 335 tổ chức và 5.370 cá nhân có mã số giao dịch.
Theo nhận xét của HSBC, hầu hết các quỹ đầu tư lớn mới được thành lập "đang ngồi trên đống tiền và chờ để giải ngân vào các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp Nhà nước lớn sắp tới".
"Họ sẽ không quá vội vã đổ tiền vào nếu nhận thấy thị trường còn quá đắt đỏ" - báo cáo nhận định. Tuy nhiên, một thông tin có thể sẽ gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch giải ngân của các tổ chức này là lộ trình IPO được cân nhắc lại với mục tiêu hiệu quả. Chính phủ đã có chỉ đạo điều chỉnh lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô lớn sao cho phù hợp tình hình thị trường.
Ông Nguyễn Trọng Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) - trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây cũng cho rằng, kế hoạch cổ phần hóa năm 2007 là 26 tổng công ty, nếu "cố" thì cũng hoàn thành nhưng cổ phần hóa ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng. Vấn đề giải ngân nguồn vốn đã huy động rõ ràng đang là bài toán của không ít tổ chức đầu tư.