Vốn rút khỏi thị trường mới nổi cao nhất trong 27 năm
Suốt từ đầu năm nay, khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đã ám ảnh các thị trường tài chính
Năm nay, các thị trường mới nổi có khả năng sẽ đối diện với tình trạng rút vốn ròng lần đầu tiên từ thập niên 1980 bởi triển vọng kinh tế suy yếu và khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD, một bài viết mới đây trên tờ Financial Times nhìn nhận.
Bài viết cho biết, trong năm 2015, ước tính có khoảng 548 tỷ USD sẽ được rót vào các thị trường mới nổi, thấp hơn cả thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu căng thẳng vào các năm 2008 - 2009.
Trong khi đó có tới hơn 1.088 tỷ USD bị rút ra. Như vậy, số tiền đầu tư bị rút ròng ra khỏi thị trường lên đến 540 tỷ USD, mức cao chưa từng có trong 27 năm.
Đầu tuần này, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, 2015 có thể là năm thứ 5 liên tiếp mà nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm. Như vậy, khả năng chống đỡ của nhóm nền kinh tế này trong trường hợp Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ không thể tốt.
Suốt từ đầu năm nay, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản đã ám ảnh các thị trường tài chính. Các thị trường gặp khó trong việc dự đoán chắc chắn được khi nào FED sẽ nâng lãi suất.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, ông Charles Collyns, lượng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi sụt giảm do các yếu tố bất ổn ám ảnh thị trường khiến tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư tăng cao.
"Chúng tôi cho rằng vốn sẽ bị rút ròng khỏi các thị trường lần đầu tiên từ năm 1998, khi định nghĩa về thị trường mới nổi bắt đầu được áp dụng", ông Charles Collyns nhận định.
Ông cũng nhấn mạnh rằng khác với thời điểm năm 2008, những yếu tố khiến dòng vốn rời thị trường mới nổi ở thời điểm hiện tại chủ yếu xuất phát từ nội tại các thị trường này, chứ không phải chủ yếu do yếu tố bên ngoài như cuộc khủng hoảng trước. Cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân đang đồng loạt rút vốn.
Việc đồng tiền của nhiều nước mới nổi xuống giá mạnh trong năm nay còn khiến nhiều công ty tại các thị trường này gặp khó trong việc trả nợ nước ngoài.
Một tính toán của IIF cho thấy, đồng nội tệ mất giá khiến nợ tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức 7,3% và 6,2% GDP. Ngoài ra, trong quý 3 năm nay, bởi lo sợ về khả năng FED nâng lãi suất, nhà đầu tư đã rút ròng 40 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi.
Trong tuyên bố mới nhất của mình, lãnh đạo FED khẳng định sẽ vẫn nâng lãi suất cơ bản đồng USD trước thời điểm cuối năm 2015.
Bài viết cho biết, trong năm 2015, ước tính có khoảng 548 tỷ USD sẽ được rót vào các thị trường mới nổi, thấp hơn cả thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu căng thẳng vào các năm 2008 - 2009.
Trong khi đó có tới hơn 1.088 tỷ USD bị rút ra. Như vậy, số tiền đầu tư bị rút ròng ra khỏi thị trường lên đến 540 tỷ USD, mức cao chưa từng có trong 27 năm.
Đầu tuần này, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, 2015 có thể là năm thứ 5 liên tiếp mà nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm. Như vậy, khả năng chống đỡ của nhóm nền kinh tế này trong trường hợp Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD sẽ không thể tốt.
Suốt từ đầu năm nay, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản đã ám ảnh các thị trường tài chính. Các thị trường gặp khó trong việc dự đoán chắc chắn được khi nào FED sẽ nâng lãi suất.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của IMF, ông Charles Collyns, lượng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi sụt giảm do các yếu tố bất ổn ám ảnh thị trường khiến tâm lý ngại rủi ro của nhà đầu tư tăng cao.
"Chúng tôi cho rằng vốn sẽ bị rút ròng khỏi các thị trường lần đầu tiên từ năm 1998, khi định nghĩa về thị trường mới nổi bắt đầu được áp dụng", ông Charles Collyns nhận định.
Ông cũng nhấn mạnh rằng khác với thời điểm năm 2008, những yếu tố khiến dòng vốn rời thị trường mới nổi ở thời điểm hiện tại chủ yếu xuất phát từ nội tại các thị trường này, chứ không phải chủ yếu do yếu tố bên ngoài như cuộc khủng hoảng trước. Cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân đang đồng loạt rút vốn.
Việc đồng tiền của nhiều nước mới nổi xuống giá mạnh trong năm nay còn khiến nhiều công ty tại các thị trường này gặp khó trong việc trả nợ nước ngoài.
Một tính toán của IIF cho thấy, đồng nội tệ mất giá khiến nợ tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên mức 7,3% và 6,2% GDP. Ngoài ra, trong quý 3 năm nay, bởi lo sợ về khả năng FED nâng lãi suất, nhà đầu tư đã rút ròng 40 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi.
Trong tuyên bố mới nhất của mình, lãnh đạo FED khẳng định sẽ vẫn nâng lãi suất cơ bản đồng USD trước thời điểm cuối năm 2015.