Vốn USD dồn vào ngân hàng tránh rủi ro?
Trước một số tin đồn và cả những tính toán, dòng vốn USD trong dân cư đang có hiện tượng chảy mạnh vào ngân hàng
Trước một số tin đồn và cả những tính toán, dòng vốn USD trong dân cư đang có hiện tượng chảy mạnh vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi.
Cuối chiều 10/3, giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Tp.HCM sốt ruột chờ đợi chỉ đạo “ở trên”, trước hiện tượng nguồn vốn huy động trong dân cư tăng mạnh bất thường.
Sự sốt ruột của ông có ở vấn đề lãi suất. Ngân hàng vừa tăng lãi suất huy động USD, lại tập trung ở các kỳ hạn dài, áp tới 5,8% - 5,9%/năm cho các kỳ hạn từ 12 - 24 tháng. Nếu hiện tượng đó trở thành xu hướng trong những ngày tới, điều ông lo ngại là huy động USD sẽ tăng rất mạnh, trong khi cho vay nói chung và với ngoại tệ nói riêng đang được Ngân hàng Nhà nước định hướng thắt chặt. Trong bối cảnh đó, rủi ro chi phí huy động lãi suất cao cần được tính tới.
“Báo cáo của các phòng giao dịch địa bàn tôi ngày hôm nay cho thấy hiện tượng người dân gửi USD vào ngân hàng nhiều hơn bình thường. Hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo tôi cần tiếp tục bám sát tình hình trong những ngày tới để chủ động ứng xử, nhất là vấn đề lãi suất”, giám đốc chi nhánh ngân hàng này cho biết trong cuộc gọi cuối ngày.
Cũng theo nguồn tin này, qua báo cáo của các phòng giao dịch trực thuộc và trực tiếp khảo sát thực tế, đang có một số yếu tố tác động đến tâm lý người nắm giữ ngoại tệ.
Thứ nhất, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, việc thanh tra, giám sát giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do được triển khai mạnh (đặc biệt là sau vụ bắt giữ gần 400.000 USD chiều 8/3), giao dịch trên thị trường này “đóng băng”, nhiều người có tâm lý dè chừng và lựa chọn giải pháp tìm đến ngân hàng dưới dạng tiền gửi để tạm trú.
Thứ hai, vị lãnh đạo chi nhánh ngân hàng trên cho biết, một số khách hàng đang bàn luận về tin đồn đáng chú ý: sắp tới, người gửi ngoại tệ tại ngân hàng sẽ phải chứng minh nguồn gốc một cách chặt chẽ(?).
Tin đồn này được cho là tác động mạnh đến tâm lý người sở hữu ngoại tệ. “Có thể người dân ngại phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình rõ ràng hơn nên tranh thủ gửi trước. Và có hiện tượng những khoản tiền lớn được chia nhỏ ra thành những khoản tiền gửi khác nhau”, đại diện chi nhánh trên cho biết thêm.
Tin đồn kiểm tra chặt nguồn gốc ngoại tệ khi gửi ngân hàng trong thời gian tới còn chờ kiểm chứng. Và nếu điều này được áp dụng, chính sách sẽ không hồi tố. Theo đó, gửi lúc này để tránh “rắc rối” là một tính toán.
Thứ ba, với việc các cơ quan chức năng vào cuộc, định hướng thắt chặt tín dụng được triển khai, một tính toán khác lúc này đặt ra là lãi suất huy động USD trong thời gian tới sẽ giảm.
Đây cũng là điều mà vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên chờ đợi, bởi lo ngại rủi ro chi phí huy động trong tương lai, trước thực tế là miếng bánh tín dụng chung không thể vẽ trên 20% để có thể co tỷ trọng tín dụng ngoại tệ lại. Theo đó, việc tranh thủ lãi suất cao như hiện nay (phổ biến từ 5,5% - 6%/năm), dự phòng lãi suất sẽ giảm, cũng là một động cơ góp phần tạo hiện tượng lượng tiền gửi tăng mạnh.
Ở một dòng chảy khác, trước những yếu tố trên, liệu nguồn ngoại tệ trong dân cư bán lại cho các ngân hàng có chuyển động mới hay không?
Đang công tác ở nước ngoài, trước những diễn biến mới của thị trường, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cấp tốc gọi điện về kiểm tra tình hình. Ông cho biết những ngày gần đây lượng ngoại tệ người dân bán lại cho ngân hàng mình không nhiều và cần tiếp tục bám sát phản ứng của người dân trong những ngày tới.
Khảo sát thông tin tại một số ngân hàng thương mại khác, giao dịch mua lại ngoại tệ từ dân cư vẫn diễn ra bình thường, chưa có hiện tượng nguồn bán lại tăng mạnh.
Nhưng trong thời gian tới, các giao dịch ngoại tệ dự báo sẽ có những chuyển động mới. Bàn cờ đang chờ nước đi rõ nét của dòng ngoại tệ trong dân cư, khi nhà điều hành đang đi một nước thắt chặt.
Cuối chiều 10/3, giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Tp.HCM sốt ruột chờ đợi chỉ đạo “ở trên”, trước hiện tượng nguồn vốn huy động trong dân cư tăng mạnh bất thường.
Sự sốt ruột của ông có ở vấn đề lãi suất. Ngân hàng vừa tăng lãi suất huy động USD, lại tập trung ở các kỳ hạn dài, áp tới 5,8% - 5,9%/năm cho các kỳ hạn từ 12 - 24 tháng. Nếu hiện tượng đó trở thành xu hướng trong những ngày tới, điều ông lo ngại là huy động USD sẽ tăng rất mạnh, trong khi cho vay nói chung và với ngoại tệ nói riêng đang được Ngân hàng Nhà nước định hướng thắt chặt. Trong bối cảnh đó, rủi ro chi phí huy động lãi suất cao cần được tính tới.
“Báo cáo của các phòng giao dịch địa bàn tôi ngày hôm nay cho thấy hiện tượng người dân gửi USD vào ngân hàng nhiều hơn bình thường. Hiện chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo tôi cần tiếp tục bám sát tình hình trong những ngày tới để chủ động ứng xử, nhất là vấn đề lãi suất”, giám đốc chi nhánh ngân hàng này cho biết trong cuộc gọi cuối ngày.
Cũng theo nguồn tin này, qua báo cáo của các phòng giao dịch trực thuộc và trực tiếp khảo sát thực tế, đang có một số yếu tố tác động đến tâm lý người nắm giữ ngoại tệ.
Thứ nhất, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, việc thanh tra, giám sát giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do được triển khai mạnh (đặc biệt là sau vụ bắt giữ gần 400.000 USD chiều 8/3), giao dịch trên thị trường này “đóng băng”, nhiều người có tâm lý dè chừng và lựa chọn giải pháp tìm đến ngân hàng dưới dạng tiền gửi để tạm trú.
Thứ hai, vị lãnh đạo chi nhánh ngân hàng trên cho biết, một số khách hàng đang bàn luận về tin đồn đáng chú ý: sắp tới, người gửi ngoại tệ tại ngân hàng sẽ phải chứng minh nguồn gốc một cách chặt chẽ(?).
Tin đồn này được cho là tác động mạnh đến tâm lý người sở hữu ngoại tệ. “Có thể người dân ngại phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình rõ ràng hơn nên tranh thủ gửi trước. Và có hiện tượng những khoản tiền lớn được chia nhỏ ra thành những khoản tiền gửi khác nhau”, đại diện chi nhánh trên cho biết thêm.
Tin đồn kiểm tra chặt nguồn gốc ngoại tệ khi gửi ngân hàng trong thời gian tới còn chờ kiểm chứng. Và nếu điều này được áp dụng, chính sách sẽ không hồi tố. Theo đó, gửi lúc này để tránh “rắc rối” là một tính toán.
Thứ ba, với việc các cơ quan chức năng vào cuộc, định hướng thắt chặt tín dụng được triển khai, một tính toán khác lúc này đặt ra là lãi suất huy động USD trong thời gian tới sẽ giảm.
Đây cũng là điều mà vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên chờ đợi, bởi lo ngại rủi ro chi phí huy động trong tương lai, trước thực tế là miếng bánh tín dụng chung không thể vẽ trên 20% để có thể co tỷ trọng tín dụng ngoại tệ lại. Theo đó, việc tranh thủ lãi suất cao như hiện nay (phổ biến từ 5,5% - 6%/năm), dự phòng lãi suất sẽ giảm, cũng là một động cơ góp phần tạo hiện tượng lượng tiền gửi tăng mạnh.
Ở một dòng chảy khác, trước những yếu tố trên, liệu nguồn ngoại tệ trong dân cư bán lại cho các ngân hàng có chuyển động mới hay không?
Đang công tác ở nước ngoài, trước những diễn biến mới của thị trường, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cấp tốc gọi điện về kiểm tra tình hình. Ông cho biết những ngày gần đây lượng ngoại tệ người dân bán lại cho ngân hàng mình không nhiều và cần tiếp tục bám sát phản ứng của người dân trong những ngày tới.
Khảo sát thông tin tại một số ngân hàng thương mại khác, giao dịch mua lại ngoại tệ từ dân cư vẫn diễn ra bình thường, chưa có hiện tượng nguồn bán lại tăng mạnh.
Nhưng trong thời gian tới, các giao dịch ngoại tệ dự báo sẽ có những chuyển động mới. Bàn cờ đang chờ nước đi rõ nét của dòng ngoại tệ trong dân cư, khi nhà điều hành đang đi một nước thắt chặt.