Vonfram Núi Pháo và tham vọng của Masan Resources
Sau gần 5 năm kể từ khi được Masan mua lại, Núi Pháo trở thành một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới
Khi niêm yết cổ phiếu sẽ tạo dòng tiền cho tiến trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và hợp nhất ngành vonfram, đa dạng hóa thành phần cổ đông, lãnh đạo Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources) cho biết như vậy, trong buổi gặp mặt các nhà đầu tư diễn ra tại Hà Nội ngày 20/7.
Việc đưa Masan Resources lên sàn giao dịch chứng khoán đã được Masan Group đề cập đến trong bản công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý 1/2015. Nhưng đến nay, những thông tin chi tiết về kế hoạch này mới được hé lộ.
Cụ thể, lãnh đạo Masan Resources cho biết công ty sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngay trong năm nay và trước hết niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào cuối năm nay, trước khi niêm yết trên sàn HNX.
Lý do chính khiến cổ phiếu Masan Resources chưa thể lên sàn chính thức, chủ yếu do doanh nghiệp này mới bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ mỏ Núi Pháo trong nửa cuối năm 2014. Lãnh đạo Masan Resources cho biết lựa chọn nhắm tới sẽ là niêm yết cổ phiếu trên HNX.
Chia sẻ với nhà đầu tư về việc tại sao lại chọn HNX, lãnh đạo Masan Resources cho biết, hiện mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên, gần với Hà Nội. Nếu niêm yết ở sàn này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cổ đông ở khoảng cách gần hơn.
Bên cạnh đó, việc Masan Resources niêm yết sẽ tạo dòng tiền cho tiến trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và hợp nhất ngành vonfram, đa dạng hóa thành phần cổ đông.
Ngoài ra, việc niêm yết Masan Resources được cho là sẽ giúp tập đoàn Masan minh bạch hơn, cùng với doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng định giá tập đoàn hơn.
Sau gần 5 năm kể từ khi được Masan mua lại và đầu tư hơn nửa tỷ USD, Núi Pháo trở thành dự án vonfram mới đầu tiên trên thế giới gia nhập thị trường trong 15 năm qua và trở thành một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mỏ Núi Pháo cũng có trữ lượng florit và bismit khá lớn.
Hiện tại, thị phần của Núi Pháo đạt 33% thị trường thế giới về vonfram, công ty xác định chỉ cần 1-2 thương vụ mua lại những công ty sắp phá sản thì có thể nâng thị phần lên 51%.
Ngoài ra, mỏ Núi Pháo còn có nhiều lợi thế khi là mỏ lộ thiên, vòng đời mỏ khả năng khai thác còn có thể kéo dài hơn 20 năm. Lãnh đạo Masan Resources cũng cho biết sẽ mở rộng thêm mỏ dự phòng trong tương lai.
Hiện vốn điều lệ của Masan Resources là gần 7.200 tỷ đồng, tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành tự do chỉ khoảng 3,5%. Do vậy, khi lên sàn, cổ phiếu doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ đạt vốn hóa lớn nhất trên thị trường.
Dự báo tài chính của Masan Resources theo kế hoạch trong 3 năm dựa trên mức tỷ giá 21.800 đồng/USD - Nguồn: Masan Resources, VCSC.
Chia sẻ về kế hoạch niêm yết, đơn vị tư vấn của Masan Resources - Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra một số mô hình định giá để nhà đầu tư tham khảo.
Theo đó, với phương pháp PE (giá/thu nhập), giá cổ phiếu của Masan Resources nằm trong khoảng từ 20.500 đến 70.000 đồng/cổ phiếu.
Theo giá trị doanh nghiệp/EBITDA - phương pháp định giá được sử dụng cho những doanh nghiệp có chi phí khấu hao cao thì giá trị cổ phiếu của Masan Resources từ 18.000 đến 105.000 đồng/cổ phiếu.
Theo phương pháp PB (giá/giá trị sổ sách), với giá trị sổ sách của doanh nghiệp sau khi trừ đi các tài sản vô hình tại thời điểm 31/12/2014 thì giá cổ phiếu công ty này ở mức 15.091 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu doanh nghiệp này có tiềm năng trở thành cổ phiếu có cổ tức tiền mặt cao khi doanh nghiệp lên kế hoạch chia cổ tức bằng 50% thu nhập mỗi năm, giải pháp thay thế cho tiền gửi ngân hàng.
Ngoài ra, theo ông Vũ Hồng - Phó tổng giám đốc Masan Resources, nguồn doanh thu bằng USD của công ty sẽ đối phó với sự mất giá của VND và mặt hàng phòng vệ với lạm phát sẽ khiến cổ phiếu này có thể trở thành giải pháp đầu tư thay cho vàng và bất động sản.
Việc đưa Masan Resources lên sàn giao dịch chứng khoán đã được Masan Group đề cập đến trong bản công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý 1/2015. Nhưng đến nay, những thông tin chi tiết về kế hoạch này mới được hé lộ.
Cụ thể, lãnh đạo Masan Resources cho biết công ty sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ngay trong năm nay và trước hết niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào cuối năm nay, trước khi niêm yết trên sàn HNX.
Lý do chính khiến cổ phiếu Masan Resources chưa thể lên sàn chính thức, chủ yếu do doanh nghiệp này mới bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ mỏ Núi Pháo trong nửa cuối năm 2014. Lãnh đạo Masan Resources cho biết lựa chọn nhắm tới sẽ là niêm yết cổ phiếu trên HNX.
Chia sẻ với nhà đầu tư về việc tại sao lại chọn HNX, lãnh đạo Masan Resources cho biết, hiện mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên, gần với Hà Nội. Nếu niêm yết ở sàn này, doanh nghiệp sẽ có nhiều cổ đông ở khoảng cách gần hơn.
Bên cạnh đó, việc Masan Resources niêm yết sẽ tạo dòng tiền cho tiến trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) và hợp nhất ngành vonfram, đa dạng hóa thành phần cổ đông.
Ngoài ra, việc niêm yết Masan Resources được cho là sẽ giúp tập đoàn Masan minh bạch hơn, cùng với doanh nghiệp cốt lõi trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng định giá tập đoàn hơn.
Sau gần 5 năm kể từ khi được Masan mua lại và đầu tư hơn nửa tỷ USD, Núi Pháo trở thành dự án vonfram mới đầu tiên trên thế giới gia nhập thị trường trong 15 năm qua và trở thành một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới. Ngoài ra, mỏ Núi Pháo cũng có trữ lượng florit và bismit khá lớn.
Hiện tại, thị phần của Núi Pháo đạt 33% thị trường thế giới về vonfram, công ty xác định chỉ cần 1-2 thương vụ mua lại những công ty sắp phá sản thì có thể nâng thị phần lên 51%.
Ngoài ra, mỏ Núi Pháo còn có nhiều lợi thế khi là mỏ lộ thiên, vòng đời mỏ khả năng khai thác còn có thể kéo dài hơn 20 năm. Lãnh đạo Masan Resources cũng cho biết sẽ mở rộng thêm mỏ dự phòng trong tương lai.
Hiện vốn điều lệ của Masan Resources là gần 7.200 tỷ đồng, tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành tự do chỉ khoảng 3,5%. Do vậy, khi lên sàn, cổ phiếu doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ đạt vốn hóa lớn nhất trên thị trường.
Dự báo tài chính của Masan Resources theo kế hoạch trong 3 năm dựa trên mức tỷ giá 21.800 đồng/USD - Nguồn: Masan Resources, VCSC.
Chia sẻ về kế hoạch niêm yết, đơn vị tư vấn của Masan Resources - Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra một số mô hình định giá để nhà đầu tư tham khảo.
Theo đó, với phương pháp PE (giá/thu nhập), giá cổ phiếu của Masan Resources nằm trong khoảng từ 20.500 đến 70.000 đồng/cổ phiếu.
Theo giá trị doanh nghiệp/EBITDA - phương pháp định giá được sử dụng cho những doanh nghiệp có chi phí khấu hao cao thì giá trị cổ phiếu của Masan Resources từ 18.000 đến 105.000 đồng/cổ phiếu.
Theo phương pháp PB (giá/giá trị sổ sách), với giá trị sổ sách của doanh nghiệp sau khi trừ đi các tài sản vô hình tại thời điểm 31/12/2014 thì giá cổ phiếu công ty này ở mức 15.091 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu doanh nghiệp này có tiềm năng trở thành cổ phiếu có cổ tức tiền mặt cao khi doanh nghiệp lên kế hoạch chia cổ tức bằng 50% thu nhập mỗi năm, giải pháp thay thế cho tiền gửi ngân hàng.
Ngoài ra, theo ông Vũ Hồng - Phó tổng giám đốc Masan Resources, nguồn doanh thu bằng USD của công ty sẽ đối phó với sự mất giá của VND và mặt hàng phòng vệ với lạm phát sẽ khiến cổ phiếu này có thể trở thành giải pháp đầu tư thay cho vàng và bất động sản.