Vòng xoáy mới giữa Trung, Nhật, Hàn
Quan hệ giữa ba nước Trung, Nhật, Hàn từ lâu đã bị phủ bóng bởi những vấn đề lịch sử
Vấn đề lịch sử lại đẩy khu vực Đông Bắc Á rơi vào một vòng xoáy chính trị mới, sau khi Trung Quốc bất ngờ khánh thành nhà tưởng niệm một nhân vật bị Nhật Bản coi là "kẻ khủng bố".
Theo hãng tin Reuters, hôm 20/1, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc khánh thành nhà tưởng niệm người đã ám sát một quan chức Nhật Bản cách nay một thế kỷ, cho rằng hành động này sẽ không giúp cho việc sửa chữa những mối quan hệ đang xấu đi giữa hai quốc gia này.
Trước đó, vào ngày 19/1, Trung Quốc đã ra mắt nhà tưởng niệm người anh hùng của dân tộc Triều Tiên Ahn Jung Geun. Năm 1909, Ahn Jung Geun ám sát Hirobumi Ito, Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản và là quan chức cấp cao nhất ở đất nước Triều Tiên đang bị Nhật chiếm đóng khi đó.
Hirobumi Ito bị ám sát tại nhà ga xe lửa thành phố Cáp Nhĩ Tân, khu vực đông bắc Trung Quốc. Đây cũng chính là nơi Trung Quốc cho xây đài tưởng niệm Ahn Jung Geun. Theo dữ kiện lịch sử, Ahn Jung Geun đã bị kết án và xử tử năm 1910, một năm sau vụ ám sát quan chức Nhật.
Tại cuộc họp báo hôm 20/1, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước này sẽ phản đối việc trên qua các kênh ngoại giao. Ông nói, "sự phối hợp Trung, Hàn trên cơ sở quan điểm một phía (về lịch sử) không có lợi cho việc xây dựng hòa bình, ổn định ở Đông Á".
Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng, Tokyo đã bày tỏ sự hối tiếc đối với Bắc Kinh và Seoul về vấn đề đài tưởng niệm nói trên. "Chúng tôi nhìn nhận Ahn Jung Geun là một kẻ khủng bố đã bị xử tử bởi vì giết hại thủ tướng đầu tiên của chúng tôi", ông Suga tuyên bố.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng ngày đã chúc mừng việc Trung Quốc khánh thành đài tưởng niệm Ahn Jung Geun, và nói thêm "Ahn là một nhân vật được kính trọng ở cả hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc", đồng thời mô tả vụ ám sát thế kỷ trước là "hành động dũng cảm".
Trong bài bình luận đăng tải hôm 19/1, ngày khánh thành đài tưởng niệm Ahn Jung Geun ở nhà ga thành phố Cáp Nhĩ Tân, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc cũng cho rằng, "lễ khai trương đài tưởng niệm không để gây thêm nỗi đau mà để hé lộ ánh sáng về lịch sử ở Đông Bắc Á".
Tân Hoa xã dẫn lời Phó tỉnh trưởng Hắc Long Giang Sun Yao cho biết, "người ta vẫn còn trân trọng ký ức về Ahn trong thế kỷ qua. Hôm nay chúng tôi dựng đài tưởng niệm ông, kêu gọi người yêu chuộng hòa bình ở khắp thế giới đoàn kết, chống lại sự xâm lược và phản đối chiến tranh".
Theo hãng tin Reuters, quan hệ giữa ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lâu nay vẫn tồn tại sự căng thẳng xung quanh vấn đề lịch sử. Tháng trước, căng thẳng ba bên đã bùng phát dữ dội sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni tại Tokyo.
Sở dĩ chuyến thăm này bị Trung, Hàn phản đối mạnh mẽ bởi đền Yasukuni là nơi thờ khoảng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, bao gồm cả 14 tội phạm hạng A trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhiều nước coi đền thờ này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Vào thời điểm đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã lên án chuyến thăm viếng này của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và cho rằng "bản chất của những chuyến thăm của các lãnh đạo Nhật Bản là tôn vinh lịch sử xâm lược quân sự và cai trị thuộc địa của Nhật".
Hàn Quốc cũng phản đối mạnh mẽ chuyến thăm. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hàn Quốc Yoo Jin Ryong cho biết, "chúng tôi không thể không lên án và bày tỏ tức giận trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni, bất chấp quan ngại, cảnh cáo của các nước láng giềng".
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, ông "không có ý định gây tổn thương tới cảm xúc của người Trung Quốc và Hàn Quốc", rằng mục đích chuyến thăm ngôi đền Yasukuni là "cam kết tạo nên một kỷ nguyên nơi mà người ta sẽ không bao giờ phải khổ đau vì tai họa chiến tranh".
Theo hãng tin Reuters, hôm 20/1, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối Trung Quốc khánh thành nhà tưởng niệm người đã ám sát một quan chức Nhật Bản cách nay một thế kỷ, cho rằng hành động này sẽ không giúp cho việc sửa chữa những mối quan hệ đang xấu đi giữa hai quốc gia này.
Trước đó, vào ngày 19/1, Trung Quốc đã ra mắt nhà tưởng niệm người anh hùng của dân tộc Triều Tiên Ahn Jung Geun. Năm 1909, Ahn Jung Geun ám sát Hirobumi Ito, Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản và là quan chức cấp cao nhất ở đất nước Triều Tiên đang bị Nhật chiếm đóng khi đó.
Hirobumi Ito bị ám sát tại nhà ga xe lửa thành phố Cáp Nhĩ Tân, khu vực đông bắc Trung Quốc. Đây cũng chính là nơi Trung Quốc cho xây đài tưởng niệm Ahn Jung Geun. Theo dữ kiện lịch sử, Ahn Jung Geun đã bị kết án và xử tử năm 1910, một năm sau vụ ám sát quan chức Nhật.
Tại cuộc họp báo hôm 20/1, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước này sẽ phản đối việc trên qua các kênh ngoại giao. Ông nói, "sự phối hợp Trung, Hàn trên cơ sở quan điểm một phía (về lịch sử) không có lợi cho việc xây dựng hòa bình, ổn định ở Đông Á".
Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng, Tokyo đã bày tỏ sự hối tiếc đối với Bắc Kinh và Seoul về vấn đề đài tưởng niệm nói trên. "Chúng tôi nhìn nhận Ahn Jung Geun là một kẻ khủng bố đã bị xử tử bởi vì giết hại thủ tướng đầu tiên của chúng tôi", ông Suga tuyên bố.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng ngày đã chúc mừng việc Trung Quốc khánh thành đài tưởng niệm Ahn Jung Geun, và nói thêm "Ahn là một nhân vật được kính trọng ở cả hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc", đồng thời mô tả vụ ám sát thế kỷ trước là "hành động dũng cảm".
Trong bài bình luận đăng tải hôm 19/1, ngày khánh thành đài tưởng niệm Ahn Jung Geun ở nhà ga thành phố Cáp Nhĩ Tân, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc cũng cho rằng, "lễ khai trương đài tưởng niệm không để gây thêm nỗi đau mà để hé lộ ánh sáng về lịch sử ở Đông Bắc Á".
Tân Hoa xã dẫn lời Phó tỉnh trưởng Hắc Long Giang Sun Yao cho biết, "người ta vẫn còn trân trọng ký ức về Ahn trong thế kỷ qua. Hôm nay chúng tôi dựng đài tưởng niệm ông, kêu gọi người yêu chuộng hòa bình ở khắp thế giới đoàn kết, chống lại sự xâm lược và phản đối chiến tranh".
Theo hãng tin Reuters, quan hệ giữa ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lâu nay vẫn tồn tại sự căng thẳng xung quanh vấn đề lịch sử. Tháng trước, căng thẳng ba bên đã bùng phát dữ dội sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni tại Tokyo.
Sở dĩ chuyến thăm này bị Trung, Hàn phản đối mạnh mẽ bởi đền Yasukuni là nơi thờ khoảng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong chiến tranh, bao gồm cả 14 tội phạm hạng A trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nhiều nước coi đền thờ này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Vào thời điểm đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã lên án chuyến thăm viếng này của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và cho rằng "bản chất của những chuyến thăm của các lãnh đạo Nhật Bản là tôn vinh lịch sử xâm lược quân sự và cai trị thuộc địa của Nhật".
Hàn Quốc cũng phản đối mạnh mẽ chuyến thăm. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hàn Quốc Yoo Jin Ryong cho biết, "chúng tôi không thể không lên án và bày tỏ tức giận trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni, bất chấp quan ngại, cảnh cáo của các nước láng giềng".
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, ông "không có ý định gây tổn thương tới cảm xúc của người Trung Quốc và Hàn Quốc", rằng mục đích chuyến thăm ngôi đền Yasukuni là "cam kết tạo nên một kỷ nguyên nơi mà người ta sẽ không bao giờ phải khổ đau vì tai họa chiến tranh".