VPBank tuyên bố ủng hộ OCBC thoái vốn
3 cá nhân trong nước chi 55,5 triệu USD để nhận chuyển nhượng cổ phần VPBank từ OCBC không liên quan đến cổ đông nội bộ
Cuối chiều nay (28/11), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phát đi thông cáo về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông chiến lược nước ngoài OCBC.
Thông cáo cho biết, ngày 22/11/2013, cổ đông lớn là ngân hàng OCBC (Oversea Chinese Banking Corporation Limited) có trụ sở chính tại Singapore đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 85.830.457 cổ phần, chiếm tỷ lệ 14,88% trên tổng số cổ phần của VPBank. Bên nhận chuyển nhượng là các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
VPBank khẳng định, các cổ đông cá nhân này đều không phải là cổ đông lớn (cổ đông cùng người có liên quan của cổ đông không sở hữu quá 5% vốn điều lệ VPBank), đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của pháp luật và không phải là bất cứ bên có liên quan nào với các cổ đông nội bộ của ngân hàng. Việc chuyển nhượng đã được Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.
Thông cáo cũng viết rằng: “OCBC chuyển nhượng cổ phiếu VPBank là chuyển nhượng cổ phiếu phổ thông trên thị trường thứ cấp, do đó, không làm ảnh hưởng tới vốn điều lệ, tình hình tài chính, định hướng chiến lược cũng như các hoạt động của ngân hàng”.
Hiện tại, tổng tài sản của VPBank đạt trên 119.577 tỷ đồng, vốn điều lệ là 5.770 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 7.106 tỷ đồng và lợi nhuận lũy kế 9 tháng đạt 560 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 1.100 tỷ đồng, tổng tài sản 120.000 tỷ đồng vào cuối năm nay và thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
“Hội đồng Quản trị VPBank ủng hộ việc cổ đông OCBC chuyển nhượng cổ phần, vì việc này sẽ giải phóng giới hạn góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank, ngân hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tác chiến lược mới phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của mình trong thời gian tới”, VPBank đưa ra quan điểm.
Và thông cáo lý giải: ngoài chính sách cổ tức đã thể hiện rõ chiến lược chia cổ tức bằng cổ phiếu (tái đầu tư lợi nhuận để lại hàng năm) nhằm tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng, cơ hội bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài mới trong tương lai sẽ gia tăng vốn chủ sở hữu và các lợi ích khác cho ngân hàng cũng như các cổ đông của ngân hàng.
Hiện tại cũng đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang rất quan tâm, đã tiếp xúc và đang tiến hành thẩm định VPBank, thông cáo cho biết thêm.
Cơ cấu cổ đông hiện tại của VPBank có 3.674 cổ đông cá nhân với tổng số cổ phần sở hữu chiếm tỷ lệ 87,86% vốn điều lệ; còn lại là 35 cổ đông là tổ chức trong nước chiếm tỷ lệ 12,14% vốn điều lệ; không có cổ đông lớn và không có cổ đông nước ngoài.
Trước đó, nguồn tin từ tờ Singapore Business Review cho biết, bên nhận chuyển nhượng cổ phần VPBank trong thương vụ này là một nhóm 3 nhà đầu tư cá nhân bao gồm bà Ngô Thu Thủy, ông Huỳnh Bá Lân, và bà Phạm Vũ Thị Như Hoàng.
Tờ báo trên bình luận, có vẻ như OCBC đã “không cưỡng lại được” lời đề nghị mua cổ phần của nhóm nhà đầu tư này. Ba nhà đầu tư đã tiếp cận đề nghị mua cổ phần VPBank từ OCBC, và sau khi cân nhắc đề xuất, OCBC quyết định bán toàn bộ số cổ phần nắm giữ trong ngân hàng Việt.
Giá trị của thương vụ là 55,5 triệu USD, thanh toán bằng tiền mặt. Thỏa thuận đạt được trên cơ sở người bán sẵn sàng bán và bên mua sẵn sàng mua sau khi xem xét giá trị tài sản ròng đã được kiểm toán mới nhất của VPBank.
Theo tờ báo, vụ chuyển nhượng này được cho là sẽ không có ảnh hưởng đáng kể gì tới tài sản ròng hữu hình hay lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu của OCBC trong năm tài khóa hiện tại.
Trước khi bán lại toàn bộ cổ phần VPBank, OCBC là cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất và lớn nhất tại ngân hàng này. Trong cả hai lần rót vốn vào VPBank, OCBC đều mạnh tay trả giá, với các mức giá đưa ra gấp lần lượt 5 lần và hơn 4 lần so với mệnh giá cổ phiếu.
Tháng 3/2006, OCBC chi ra 250 tỷ đồng để mua lại cổ phần 10% của VPBank. Khi đó, vốn điều lệ của VPBank là 500 tỷ đồng. Đến tháng 8/2008, OCBC lại chi tiếp 25,5 triệu USD, tương đương khoảng 410 tỷ đồng theo tỷ giá cùng thời điểm, để sở hữu thêm cổ phần 5% tại VPBank. Ở thời điểm đó, VPBank có vốn điều lệ hơn 2.100 tỷ đồng. Năm 2012, OCBC được thưởng hơn 10,7 triệu cổ phiếu VPBank trong đợt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 14,25%.
Như vậy, chi hơn 41 triệu USD và nắm giữ cổ phiếu VPBank trong vòng 7 năm, OCBC đã thu được khoản lợi nhuận hơn 14 triệu USD.
Thông cáo cho biết, ngày 22/11/2013, cổ đông lớn là ngân hàng OCBC (Oversea Chinese Banking Corporation Limited) có trụ sở chính tại Singapore đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 85.830.457 cổ phần, chiếm tỷ lệ 14,88% trên tổng số cổ phần của VPBank. Bên nhận chuyển nhượng là các nhà đầu tư cá nhân trong nước.
VPBank khẳng định, các cổ đông cá nhân này đều không phải là cổ đông lớn (cổ đông cùng người có liên quan của cổ đông không sở hữu quá 5% vốn điều lệ VPBank), đảm bảo tuân thủ giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của pháp luật và không phải là bất cứ bên có liên quan nào với các cổ đông nội bộ của ngân hàng. Việc chuyển nhượng đã được Ngân hàng Nhà nước kiểm tra và chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.
Thông cáo cũng viết rằng: “OCBC chuyển nhượng cổ phiếu VPBank là chuyển nhượng cổ phiếu phổ thông trên thị trường thứ cấp, do đó, không làm ảnh hưởng tới vốn điều lệ, tình hình tài chính, định hướng chiến lược cũng như các hoạt động của ngân hàng”.
Hiện tại, tổng tài sản của VPBank đạt trên 119.577 tỷ đồng, vốn điều lệ là 5.770 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 7.106 tỷ đồng và lợi nhuận lũy kế 9 tháng đạt 560 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 1.100 tỷ đồng, tổng tài sản 120.000 tỷ đồng vào cuối năm nay và thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
“Hội đồng Quản trị VPBank ủng hộ việc cổ đông OCBC chuyển nhượng cổ phần, vì việc này sẽ giải phóng giới hạn góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank, ngân hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tác chiến lược mới phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của mình trong thời gian tới”, VPBank đưa ra quan điểm.
Và thông cáo lý giải: ngoài chính sách cổ tức đã thể hiện rõ chiến lược chia cổ tức bằng cổ phiếu (tái đầu tư lợi nhuận để lại hàng năm) nhằm tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng, cơ hội bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài mới trong tương lai sẽ gia tăng vốn chủ sở hữu và các lợi ích khác cho ngân hàng cũng như các cổ đông của ngân hàng.
Hiện tại cũng đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang rất quan tâm, đã tiếp xúc và đang tiến hành thẩm định VPBank, thông cáo cho biết thêm.
Cơ cấu cổ đông hiện tại của VPBank có 3.674 cổ đông cá nhân với tổng số cổ phần sở hữu chiếm tỷ lệ 87,86% vốn điều lệ; còn lại là 35 cổ đông là tổ chức trong nước chiếm tỷ lệ 12,14% vốn điều lệ; không có cổ đông lớn và không có cổ đông nước ngoài.
Trước đó, nguồn tin từ tờ Singapore Business Review cho biết, bên nhận chuyển nhượng cổ phần VPBank trong thương vụ này là một nhóm 3 nhà đầu tư cá nhân bao gồm bà Ngô Thu Thủy, ông Huỳnh Bá Lân, và bà Phạm Vũ Thị Như Hoàng.
Tờ báo trên bình luận, có vẻ như OCBC đã “không cưỡng lại được” lời đề nghị mua cổ phần của nhóm nhà đầu tư này. Ba nhà đầu tư đã tiếp cận đề nghị mua cổ phần VPBank từ OCBC, và sau khi cân nhắc đề xuất, OCBC quyết định bán toàn bộ số cổ phần nắm giữ trong ngân hàng Việt.
Giá trị của thương vụ là 55,5 triệu USD, thanh toán bằng tiền mặt. Thỏa thuận đạt được trên cơ sở người bán sẵn sàng bán và bên mua sẵn sàng mua sau khi xem xét giá trị tài sản ròng đã được kiểm toán mới nhất của VPBank.
Theo tờ báo, vụ chuyển nhượng này được cho là sẽ không có ảnh hưởng đáng kể gì tới tài sản ròng hữu hình hay lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu của OCBC trong năm tài khóa hiện tại.
Trước khi bán lại toàn bộ cổ phần VPBank, OCBC là cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất và lớn nhất tại ngân hàng này. Trong cả hai lần rót vốn vào VPBank, OCBC đều mạnh tay trả giá, với các mức giá đưa ra gấp lần lượt 5 lần và hơn 4 lần so với mệnh giá cổ phiếu.
Tháng 3/2006, OCBC chi ra 250 tỷ đồng để mua lại cổ phần 10% của VPBank. Khi đó, vốn điều lệ của VPBank là 500 tỷ đồng. Đến tháng 8/2008, OCBC lại chi tiếp 25,5 triệu USD, tương đương khoảng 410 tỷ đồng theo tỷ giá cùng thời điểm, để sở hữu thêm cổ phần 5% tại VPBank. Ở thời điểm đó, VPBank có vốn điều lệ hơn 2.100 tỷ đồng. Năm 2012, OCBC được thưởng hơn 10,7 triệu cổ phiếu VPBank trong đợt thưởng cổ phiếu tỷ lệ 14,25%.
Như vậy, chi hơn 41 triệu USD và nắm giữ cổ phiếu VPBank trong vòng 7 năm, OCBC đã thu được khoản lợi nhuận hơn 14 triệu USD.