Vụ án Huyền Như: Khi Vietinbank phản pháo!
"Qua gần 10 ngày xét xử thì không thấy dấu hiệu của tham nhũng ở đâu cả"
Buổi sáng ngày 16/1/2014, các luật sư bảo vệ quyền lợi của người bị hại tiếp tục phát biểu tranh luận, dựa trên mạch chính yêu cầu Vietinbank chịu trách nhiệm về mặt dân sự trước các khoản tiền mà Huyền Như đã chiếm đoạt. Tuy nhiên, do bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau, lý lẽ của các luật sư cũng khác nhau.
Luật sư Trương Thanh Đức, bảo vệ quyền lợi của Navibank, cho rằng mặc dù theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì đây là một trong 10 “đại án” tham nhũng, nhưng qua gần 10 ngày xét xử thì không thấy dấu hiệu của tham nhũng ở đâu cả. Navibank không phải là bị hại vì không có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, không được thông báo về tiến trình và kết quả điều tra.
Luật sư Đức khẳng định giao dịch tiền gửi từ Navibank vào Vietinbank là hợp pháp, trong đó Navibank là bên có nhu cầu gửi, bên Vietinbank có nhu cầu nhận tiền gửi, có ký hợp đồng, thực tế có chuyển tiền (đến thời điểm điều tra số tiền 200 tỷ đồng vẫn nằm trong tài khoản của 4 cá nhân là nhân viên Navibank).
Tuy nhiên, ông thừa nhận: “Bối cảnh ngành ngân hàng lúc xảy ra sự việc gửi tiền vượt trần là do tình hình chung của các ngân hàng trước áp lực huy động và cho vay và Navibank không nằm ngoài cuộc đua vượt lãi suất đó”.
Luật sư Đức đưa ra phương án, nếu phần thỏa thuận ngoài hợp đồng bị coi là vô hiệu thì phần hợp đồng trong lãi suất quy định được coi là có hiệu lực và Vietinbank phải chịu trách nhiệm.
Ông cũng phản bác quan điểm của Viện Kiểm sát khi cho rằng Navibank giao dịch không đúng đối tượng, bởi luật không quy định người gửi tiền phải ký hợp đồng trực tiếp, hay phải gặp gỡ trực tiếp giám đốc của Chi nhánh. Luật cũng không quy định khách hàng phải ký trực tiếp tại trụ sở ngân hàng, từ đó kết luận, Huyền Như lừa đảo Vietinbank chứ không phải lừa đảo Navibank.
Bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, luật sư Đặng Ngọc Châu cho rằng hồ sơ của Toàn Cầu gửi vào Vietinbank hoàn toàn là thật và hợp pháp, đúng quy trình của Vietinbank.
Theo quan điểm của ông, tất cả các hợp đồng tiền gửi đều ghi lãi suất 14%/năm, không có bất cứ chứng cứ nào, điều khoản nào trong hợp đồng ghi nhận phần lãi suất vượt trần. Ngay khi phát hiện nguồn tiền của mình trong tài khoản bị chuyển đi bất hợp pháp khi chưa có lệnh chi của Toàn Cầu, công ty đã gửi thư khiếu nại đến Vietinbank, đến Viện Kiểm sát và Văn phòng Chính phủ, thậm chí khởi kiện Vietinbank tại Tòa án quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), từ đó yêu cầu Vietinbank phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 200 tỷ đồng gửi hợp pháp.
Bổ sung quan điểm bảo vệ cho ngân hàng ACB, luật sư Phạm Danh Tín cho rằng, thực tế số tiền của nhân viên ACB tại Vietinbank vẫn đang nằm trong tài khoản của họ tại Vietinbank. Số tiền này thông qua các Thẻ tiết kiệm đang được sử dụng để thế chấp vay tiền, nhưng các hợp đồng thế chấp này bị làm giả, không phải do các nhân viên ACB tự thế chấp.
Luật sư Tín mạnh mẽ nói, Vietinbank mới là người bị hại trước hành vi lừa đảo của Như và Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ACB...
Đến lượt mình, luật sư Nguyễn Thị Bắc bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank đã trình bày quan điểm của mình vào đầu giờ chiều cùng ngày. Bà hoàn toàn đồng ý với bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát đối với bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội lừa đảo, cho rằng nội dung luận tội khách quan, đúng pháp luật. Sau khi nhắc lại diễn tiến quá trình dẫn Như vào con đường phạm tội, cách thức và thủ đoạn lừa đảo, luật sư Bắc cho rằng phải qua giám định khoa học kỹ thuật hình sự thì mới làm rõ được.
Bà còn cho rằng, cá nhân bị cáo Như thực hiện, giao dịch với các đơn vị, cá nhân bị hại ngoài trụ sở giao dịch, từ đó đi sâu phân tích từng trường hợp Như lừa đảo chiếm đoạt của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Lập luận căn bản của Vietinbank là các bị hại không theo dõi số dư trên tài khoản, giao các thẻ tiết kiệm cho Như định đoạt, lỗi để xảy ra việc bị chiếm đoạt là của chính các bị hại (?), nên Vietinbank vô can.
Có lẽ, phản ứng trước các cáo buộc về trách nhiệm từ phía những người bị hại suốt những ngày diễn ra phiên tòa, luật sư Nguyễn Thị Bắc tranh thủ nhắn nhủ, gửi thông điệp cho rằng nguyên nhân của việc những người bị hại bị chiếm đoạt số tiền lớn là do xuất phát từ lòng tham, mà “tham thì thâm”!
Thực tế các vụ việc đều có sự giống nhau về cách thức và thủ đoạn, bị cáo đánh vào lòng tham con người, sử dụng chiêu bài, bẫy “siêu lãi suất” để đưa nạn nhân vào tròng.
Bà còn quy kết, không chỉ lòng tham của các bị hại, mà Như đã lợi dụng chính sai phạm của các tổ chức cá nhân đó để chiếm đoạt tài sản của chính họ. Vietinbank thông cảm với những người bị hại, nhưng trong quan hệ lừa đảo, người bị thiệt hại có quyền đòi kẻ lừa đảo bồi thường, mặc dù bà thừa nhận vụ án này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Vietinbank.
Có lẽ, những đơn vị, cá nhân bị hại và các luật sư cũng rất không hài lòng trước lời lẽ như một bản buộc tội của một nữ luật sư vốn xuất thân là một kiểm sát viên cao cấp. Tuy nhiên, thật bất ngờ, để lý giải cho việc Vietinbank không nhận diện được các dấu hiệu sai phạm của các chi nhánh, vì cho rằng chính qua thanh tra, kiểm tra của ngay các cơ quan Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ mà cũng không phát hiện ra (?), bà Bắc đề nghị đại diện Vietinbank cung cấp các tài liệu thanh kiểm tra của các cơ quan trên cho Tòa án.
Phiên tòa kết thúc buổi làm việc khi cho các bị cáo được trình bày lời bào chữa bổ sung và dự kiến ngày 17/1/2014 sẽ bắt đầu với phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát với các luật sư sau những ngày tranh luận căng thẳng.
Luật sư Trương Thanh Đức, bảo vệ quyền lợi của Navibank, cho rằng mặc dù theo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì đây là một trong 10 “đại án” tham nhũng, nhưng qua gần 10 ngày xét xử thì không thấy dấu hiệu của tham nhũng ở đâu cả. Navibank không phải là bị hại vì không có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, không được thông báo về tiến trình và kết quả điều tra.
Luật sư Đức khẳng định giao dịch tiền gửi từ Navibank vào Vietinbank là hợp pháp, trong đó Navibank là bên có nhu cầu gửi, bên Vietinbank có nhu cầu nhận tiền gửi, có ký hợp đồng, thực tế có chuyển tiền (đến thời điểm điều tra số tiền 200 tỷ đồng vẫn nằm trong tài khoản của 4 cá nhân là nhân viên Navibank).
Tuy nhiên, ông thừa nhận: “Bối cảnh ngành ngân hàng lúc xảy ra sự việc gửi tiền vượt trần là do tình hình chung của các ngân hàng trước áp lực huy động và cho vay và Navibank không nằm ngoài cuộc đua vượt lãi suất đó”.
Luật sư Đức đưa ra phương án, nếu phần thỏa thuận ngoài hợp đồng bị coi là vô hiệu thì phần hợp đồng trong lãi suất quy định được coi là có hiệu lực và Vietinbank phải chịu trách nhiệm.
Ông cũng phản bác quan điểm của Viện Kiểm sát khi cho rằng Navibank giao dịch không đúng đối tượng, bởi luật không quy định người gửi tiền phải ký hợp đồng trực tiếp, hay phải gặp gỡ trực tiếp giám đốc của Chi nhánh. Luật cũng không quy định khách hàng phải ký trực tiếp tại trụ sở ngân hàng, từ đó kết luận, Huyền Như lừa đảo Vietinbank chứ không phải lừa đảo Navibank.
Bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, luật sư Đặng Ngọc Châu cho rằng hồ sơ của Toàn Cầu gửi vào Vietinbank hoàn toàn là thật và hợp pháp, đúng quy trình của Vietinbank.
Theo quan điểm của ông, tất cả các hợp đồng tiền gửi đều ghi lãi suất 14%/năm, không có bất cứ chứng cứ nào, điều khoản nào trong hợp đồng ghi nhận phần lãi suất vượt trần. Ngay khi phát hiện nguồn tiền của mình trong tài khoản bị chuyển đi bất hợp pháp khi chưa có lệnh chi của Toàn Cầu, công ty đã gửi thư khiếu nại đến Vietinbank, đến Viện Kiểm sát và Văn phòng Chính phủ, thậm chí khởi kiện Vietinbank tại Tòa án quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), từ đó yêu cầu Vietinbank phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 200 tỷ đồng gửi hợp pháp.
Bổ sung quan điểm bảo vệ cho ngân hàng ACB, luật sư Phạm Danh Tín cho rằng, thực tế số tiền của nhân viên ACB tại Vietinbank vẫn đang nằm trong tài khoản của họ tại Vietinbank. Số tiền này thông qua các Thẻ tiết kiệm đang được sử dụng để thế chấp vay tiền, nhưng các hợp đồng thế chấp này bị làm giả, không phải do các nhân viên ACB tự thế chấp.
Luật sư Tín mạnh mẽ nói, Vietinbank mới là người bị hại trước hành vi lừa đảo của Như và Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ACB...
Đến lượt mình, luật sư Nguyễn Thị Bắc bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank đã trình bày quan điểm của mình vào đầu giờ chiều cùng ngày. Bà hoàn toàn đồng ý với bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát đối với bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội lừa đảo, cho rằng nội dung luận tội khách quan, đúng pháp luật. Sau khi nhắc lại diễn tiến quá trình dẫn Như vào con đường phạm tội, cách thức và thủ đoạn lừa đảo, luật sư Bắc cho rằng phải qua giám định khoa học kỹ thuật hình sự thì mới làm rõ được.
Bà còn cho rằng, cá nhân bị cáo Như thực hiện, giao dịch với các đơn vị, cá nhân bị hại ngoài trụ sở giao dịch, từ đó đi sâu phân tích từng trường hợp Như lừa đảo chiếm đoạt của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Lập luận căn bản của Vietinbank là các bị hại không theo dõi số dư trên tài khoản, giao các thẻ tiết kiệm cho Như định đoạt, lỗi để xảy ra việc bị chiếm đoạt là của chính các bị hại (?), nên Vietinbank vô can.
Có lẽ, phản ứng trước các cáo buộc về trách nhiệm từ phía những người bị hại suốt những ngày diễn ra phiên tòa, luật sư Nguyễn Thị Bắc tranh thủ nhắn nhủ, gửi thông điệp cho rằng nguyên nhân của việc những người bị hại bị chiếm đoạt số tiền lớn là do xuất phát từ lòng tham, mà “tham thì thâm”!
Thực tế các vụ việc đều có sự giống nhau về cách thức và thủ đoạn, bị cáo đánh vào lòng tham con người, sử dụng chiêu bài, bẫy “siêu lãi suất” để đưa nạn nhân vào tròng.
Bà còn quy kết, không chỉ lòng tham của các bị hại, mà Như đã lợi dụng chính sai phạm của các tổ chức cá nhân đó để chiếm đoạt tài sản của chính họ. Vietinbank thông cảm với những người bị hại, nhưng trong quan hệ lừa đảo, người bị thiệt hại có quyền đòi kẻ lừa đảo bồi thường, mặc dù bà thừa nhận vụ án này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Vietinbank.
Có lẽ, những đơn vị, cá nhân bị hại và các luật sư cũng rất không hài lòng trước lời lẽ như một bản buộc tội của một nữ luật sư vốn xuất thân là một kiểm sát viên cao cấp. Tuy nhiên, thật bất ngờ, để lý giải cho việc Vietinbank không nhận diện được các dấu hiệu sai phạm của các chi nhánh, vì cho rằng chính qua thanh tra, kiểm tra của ngay các cơ quan Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ mà cũng không phát hiện ra (?), bà Bắc đề nghị đại diện Vietinbank cung cấp các tài liệu thanh kiểm tra của các cơ quan trên cho Tòa án.
Phiên tòa kết thúc buổi làm việc khi cho các bị cáo được trình bày lời bào chữa bổ sung và dự kiến ngày 17/1/2014 sẽ bắt đầu với phần đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát với các luật sư sau những ngày tranh luận căng thẳng.