Thanh tra đang xem xét “vụ” Jetstar Pacific
Trước thông tin “tố” Jetstar Pacific đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, an toàn trước khi bay, cơ quan chức năng đã vào cuộc
Trước thông tin “tố” Jetstar Pacific đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, an toàn trước khi bay, cơ quan chức năng đã vào cuộc.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay: ngày 26/10, Cục đã nhận được đơn tố cáo của hai kỹ sư nước ngoài đã từng làm việc tại Jetstar Pacific.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, hai kỹ sư người nước này cho rằng hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, độ an toàn trước khi máy bay cất cánh. Vấn đề bảo dưỡng máy bay của hãng bị tác động bởi yếu tố chi phí hơn là tính an toàn và độ tin cậy.
Cụ thể, có thời điểm, Jetstar Pacific đã cho phép máy bay của mình cất cánh trong điều kiện thiết bị không đảm bảo như đã bị mòn, vỡ, thậm chí vượt các giới hạn cho phép của nhà sản xuất và những quy định của ngành hàng không Việt Nam.
Chưa kể, có những lần Cục Hàng không Việt Nam tiến hành kiểm tra, Jetstar Pacific đã cất giấu kỹ lưỡng hoặc “tân trang” lại những bộ phận không đạt tiêu chuẩn. Chính vì những hành động “tiết kiệm” này mà máy bay của hãng càng xuống cấp nhanh hơn.
Trong đơn tố cáo, kỹ sư người nước ngoài cho biết các lỗi bảo dưỡng thường xảy ra ở Jetstar Pacific, gây ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động của máy bay, tuy nhiên bộ phận kỹ thuật không xem xét một cách kỹ càng. Điều này khiến không ít chuyến bay của Jetstar Pacific bị chậm, hủy chuyến hoặc hạ cánh bất thường.
Gần đây nhất vào ngày 14/9, trong lúc tiến hành bảo dưỡng tàu bay A320 mang mã VN-A195, vị kỹ sư trên đã phát hiện miếng hút động cơ số 2 bị tách lớp vượt giới hạn cho phép. Ông báo cáo vấn đề này cho ca trưởng và giám đốc bảo dưỡng tàu bay. Thế nhưng, động cơ vẫn tiếp tục được sử dụng trên chuyến bay trong điều kiện không còn khả năng hoạt động cho đến khi được thay thế vào ngày 16/10.
Đơn tố cáo cũng khẳng định tình trạng này diễn ra đã lâu, song các chuyến bay của Jetstar Pacific vẫn được thực hiện đều đặn. Nhiều kỹ sư người nước ngoài cũng như Việt Nam rất bất bình về việc này, nhưng không ai dám làm đúng tránh nhiệm của mình, vì sợ bị sa thải. Chính kỹ sư này khi đứng ra tố cáo đã lập tức bị hãng sa thải.
Trước thông tin trên, ngay ngày 27/10, Cục Hàng không đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở bảo dưỡng của hãng hàng không này. Tiếp đến, ngày 4/11, chính ông Thanh đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm đại diện cơ quan thanh tra của Cục Hàng không, Thanh tra Nhà nước, cơ quan tiêu chuẩn an toàn bay, cơ quan vận tải hàng không… Theo quyết định, đoàn thanh tra sẽ làm việc trong 10 ngày.
“Kết thúc đợt thanh tra, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất, sau đó thông tin chính thức sẽ được công bố rộng rãi”, ông Thanh cho biết thêm.
Về phía Jetstar Pacific, theo một cán bộ truyền thông của hãng hàng không này, tới đây (chưa có thời điểm cụ thể), hãng sẽ có những phản hồi chính thức liên quan tới thông tin trên.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay: ngày 26/10, Cục đã nhận được đơn tố cáo của hai kỹ sư nước ngoài đã từng làm việc tại Jetstar Pacific.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, hai kỹ sư người nước này cho rằng hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đã bỏ qua một số khâu liên quan đến kỹ thuật, độ an toàn trước khi máy bay cất cánh. Vấn đề bảo dưỡng máy bay của hãng bị tác động bởi yếu tố chi phí hơn là tính an toàn và độ tin cậy.
Cụ thể, có thời điểm, Jetstar Pacific đã cho phép máy bay của mình cất cánh trong điều kiện thiết bị không đảm bảo như đã bị mòn, vỡ, thậm chí vượt các giới hạn cho phép của nhà sản xuất và những quy định của ngành hàng không Việt Nam.
Chưa kể, có những lần Cục Hàng không Việt Nam tiến hành kiểm tra, Jetstar Pacific đã cất giấu kỹ lưỡng hoặc “tân trang” lại những bộ phận không đạt tiêu chuẩn. Chính vì những hành động “tiết kiệm” này mà máy bay của hãng càng xuống cấp nhanh hơn.
Trong đơn tố cáo, kỹ sư người nước ngoài cho biết các lỗi bảo dưỡng thường xảy ra ở Jetstar Pacific, gây ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động của máy bay, tuy nhiên bộ phận kỹ thuật không xem xét một cách kỹ càng. Điều này khiến không ít chuyến bay của Jetstar Pacific bị chậm, hủy chuyến hoặc hạ cánh bất thường.
Gần đây nhất vào ngày 14/9, trong lúc tiến hành bảo dưỡng tàu bay A320 mang mã VN-A195, vị kỹ sư trên đã phát hiện miếng hút động cơ số 2 bị tách lớp vượt giới hạn cho phép. Ông báo cáo vấn đề này cho ca trưởng và giám đốc bảo dưỡng tàu bay. Thế nhưng, động cơ vẫn tiếp tục được sử dụng trên chuyến bay trong điều kiện không còn khả năng hoạt động cho đến khi được thay thế vào ngày 16/10.
Đơn tố cáo cũng khẳng định tình trạng này diễn ra đã lâu, song các chuyến bay của Jetstar Pacific vẫn được thực hiện đều đặn. Nhiều kỹ sư người nước ngoài cũng như Việt Nam rất bất bình về việc này, nhưng không ai dám làm đúng tránh nhiệm của mình, vì sợ bị sa thải. Chính kỹ sư này khi đứng ra tố cáo đã lập tức bị hãng sa thải.
Trước thông tin trên, ngay ngày 27/10, Cục Hàng không đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở bảo dưỡng của hãng hàng không này. Tiếp đến, ngày 4/11, chính ông Thanh đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra gồm đại diện cơ quan thanh tra của Cục Hàng không, Thanh tra Nhà nước, cơ quan tiêu chuẩn an toàn bay, cơ quan vận tải hàng không… Theo quyết định, đoàn thanh tra sẽ làm việc trong 10 ngày.
“Kết thúc đợt thanh tra, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất, sau đó thông tin chính thức sẽ được công bố rộng rãi”, ông Thanh cho biết thêm.
Về phía Jetstar Pacific, theo một cán bộ truyền thông của hãng hàng không này, tới đây (chưa có thời điểm cụ thể), hãng sẽ có những phản hồi chính thức liên quan tới thông tin trên.