“Vua lừa” Madoff và chứng nghiến răng ban đêm
Những chiếc răng của bà Adrienne Lee Kornstein bỗng nhiên xấu đi không kém gì tình hình tài chính
Tin hay không tùy bạn, nhưng “vua lừa” Madoff đã góp phần làm tăng thu nhập cho các bác sĩ chuyên khoa chữa chứng nghiến răng ban đêm trên khắp nước Mỹ!
“Tôi nghĩ mình sắp phát khùng”, bà Adrienne Lee Kornstein ở thành phố New York nói về bệnh tình của mình. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh thiết kế, trang trí hoa của bà ở khu Jericho, Long Island.
Nhưng điều người phụ nữ 48 tuổi này không tài nào hiểu nổi là những chiếc răng của bà bỗng nhiên xấu đi không kém gì tình hình tài chính của mình. “Tự nhiên răng của tôi bỗng vỡ ra mà chẳng hiểu vì sao”.
Bà Kornstein “chẳng hiểu vì sao” cho đến khi bà đến phòng khám của bác sĩ Steven Butensky, một bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, cấy và tái tạo răng tại khu Mahattan, New York. Trước đó, bà đã đến gặp bác sĩ gia đình, rồi một số bác sĩ nha khoa khác. Thậm chí bà còn đến một chuyên gia để chữa chứng nhức đầu và đau mặt mới xuất hiện khiến bà phải dùng thuốc giảm đau.
Đối với Kornstein, thủ phạm thật bất ngờ: bệnh nghiến răng do căng thẳng (stress) gây ra!
Stress: coi chừng bị chứng nghiến răng ban đêm
Bà Kornstein chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân mắc cùng chứng bệnh này trong một bài báo đăng trên tờ New York Times hồi đầu tháng 10. Bác sĩ Butensky cho biết mình đã khám cho rất nhiều bệnh nhân bị stress vì quá lo lắng về tình trạng tài chính của họ.
“Những bệnh nhân này phải trả giá cho những mối lo như vậy bằng... hàm răng của mình”, bác sĩ Butensky nói.
Một bệnh nhân của bác sĩ Butensky có cùng căn bệnh với bà Kornstein đã mất hàng trăm ngàn đô la do đầu tư vào các dự án của “vua lừa” Bernard Madoff.
Một người khác kể lại rằng công việc có thu nhập lên đến bảy chữ số của mình đã đội nón ra đi. Còn Kornstein thì phải làm việc với cường độ gấp đôi mới kiếm được thu nhập bằng phân nửa trước đây.
Robert Rawdin, một đồng nghiệp của bác sĩ Butensky, cũng là bác sĩ nha khoa tại khu Mahattan, cho biết trong vòng một năm nay số bệnh nhân của ông mắc bệnh liên quan đến vấn đề nghiến răng đã tăng vọt khoảng 20-25%. Còn tại thành phố San Diego, bác sĩ Gerald McCracken nhận xét rằng trong vòng 18 tháng qua, số trường hợp ông phải xử lý về nghiến răng đã tăng lên hơn gấp đôi. Các bác sĩ nha khoa được phỏng vấn đều chỉ ra thủ phạm không ai khác hơn là... khủng hoảng kinh tế.
“Rất nhiều bệnh nhân đến từ các gia đình có thu nhập cao, cũng như bệnh nhân bị mất việc khiến họ lo lắng. Cũng có bệnh nhân là vợ hoặc chồng vẫn còn đi làm nhưng bị áp lực và bất ổn [về tài chính]”, bác sĩ McCracken nói. “Những điều này gây chứng nghiến răng về ban đêm”.
Bác sĩ Matthew Messia ở Cleveland, hiện là cố vấn về người tiêu dùng cho Hội Nha khoa Mỹ, cho biết ngay cả trong thời kỳ tiền khủng hoảng kinh tế, có khoảng 10-15% người Mỹ trưởng thành mắc chứng nghiến răng từ trung bình đến nặng. Nhưng ít người biết mình mắc chứng này vì nghiến răng là một hoạt động tiềm thức của các cơ, cho đến khi có triệu chứng rõ ràng xuất hiện, chẳng hạn như một chiếc răng vỡ hoặc một cơn đau ở mặt.
Trong khi giới nghiên cứu cho rằng di truyền là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng, đã từ lâu người ta biết rằng căng thẳng cũng làm cho một số người nghiến răng khi ngủ. “Suy thoái kinh tế tạo ra căng thẳng và cơ thể con người phản ứng chống lại tình trạng căng thẳng đó. Vì thế, trong những tình huống như hiện nay, chứng nghiến răng tăng vọt”, bác sĩ Messia giải thích.
“Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các hoóc môn phản ứng. Chính các chất này tích tụ năng lượng làm các cơ hoạt động”. Vị thầy thuốc này cho biết trong năm qua, bản thân ông cũng đã chữa gấp đôi số bệnh nhân có triệu chứng này so với năm trước nữa.
Các chuyên gia tin rằng chứng nghiến răng tự thân không phải là một bất thường về mặt nha khoa, nhưng bắt nguồn từ hệ thống thần kinh trung ương và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho răng cũng như toàn bộ cấu trúc sọ và mặt.
“Thông thường, người ta tác động một lực từ 20-30 cân Anh trên một in vuông (1 inches=2,54 cen ti mét) lên răng hàm khi nhai”, bác sĩ Rawdin cho biết. Nhưng đối với người mắc chứng nghiến răng, đặc biệt là vào ban đêm khi không thể kiểm soát được, lực này có thể tăng lên đến gấp 10 lần, khoảng 200 cân Anh.
Cách chữa
Liệu pháp tốt nhất, và đắt tiền nhất, để giúp tái tạo các răng bị thương tổn do chứng nghiến răng là tạo các lớp phủ răng (veneers). Nhưng các nha sĩ cho biết trong năm nay nhiều bệnh nhân đã yêu cầu phương pháp chữa trị thuộc loại ít tốn kém nhất. Đó là dùng dụng cụ nẹp răng vào ban đêm (night guard, hay còn gọi là occlusal splint). Các nhà sản xuất báo cáo doanh số mặt hàng này của họ đã tăng lên. Một số sản phẩm mới cũng đã xuất hiện trên thị trường, ví dụ như nẹp răng dùng một lần (disposable night guard).
Sử dụng nẹp răng không chỉ giúp giảm chứng nghiến răng mà trong một số trường hợp còn giúp chữa khỏi hoàn toàn chứng bệnh này.
Nẹp răng điều chỉnh theo kích thước khách hàng (custom guard) thường làm bằng nhựa trong có độ cứng nằm dọc suốt từ trước ra sau hàm trên hoặc hàm dưới nhằm ngăn ma sát giữa các răng hàm, giá dao động từ 350-1.000 đô la/nẹp. Phần lớn các bác sĩ nha khoa chuộng loại nẹp này hơn là loại lắp được cho mọi người vốn thường được làm bằng nguyên liệu mềm hơn.
Ngoài nẹp răng, chứng nghiến răng còn có thể được chữa bằng một số phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, thôi miên và tiêm chất botox vào cơ nhai (masseter muscle) để làm dịu cơ này giúp tránh co giật.
Theo bác sĩ Alexander Rivkin, một chuyên gia phẫu thuật đầu và cổ ở Los Angeles, chứng nghiến răng có phần giống như tập thể hình. Nếu hoạt động thường xuyên, cơ nhai sẽ nở to và có thể gây đau đớn. Ngoài ra, khi cơ này to hơn sẽ làm cho khuôn mặt trở nên vuông vắn hơn. “Khoảng 85% số bệnh nhân đến khám chỗ tôi than phiền về hiện tượng nhức đầu, mỏi hàm và đau nhức. Cách chữa trị là tiêm chất botox vào cơ nhai ở cả hai bên mặt”, bác sĩ Rivkin cho biết.
Tuy nhiên, người ta có thể thực hiện vài điều đơn giản trước khi ngủ để giảm stress và tránh chứng nghiến răng ban đêm. Có bác sĩ đã khuyên các bệnh nhân của mình chớ có xem tin tức trên truyền hình trước khi đi ngủ.
Quỳnh Thư (TBKTSG)
“Tôi nghĩ mình sắp phát khùng”, bà Adrienne Lee Kornstein ở thành phố New York nói về bệnh tình của mình. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh thiết kế, trang trí hoa của bà ở khu Jericho, Long Island.
Nhưng điều người phụ nữ 48 tuổi này không tài nào hiểu nổi là những chiếc răng của bà bỗng nhiên xấu đi không kém gì tình hình tài chính của mình. “Tự nhiên răng của tôi bỗng vỡ ra mà chẳng hiểu vì sao”.
Bà Kornstein “chẳng hiểu vì sao” cho đến khi bà đến phòng khám của bác sĩ Steven Butensky, một bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, cấy và tái tạo răng tại khu Mahattan, New York. Trước đó, bà đã đến gặp bác sĩ gia đình, rồi một số bác sĩ nha khoa khác. Thậm chí bà còn đến một chuyên gia để chữa chứng nhức đầu và đau mặt mới xuất hiện khiến bà phải dùng thuốc giảm đau.
Đối với Kornstein, thủ phạm thật bất ngờ: bệnh nghiến răng do căng thẳng (stress) gây ra!
Stress: coi chừng bị chứng nghiến răng ban đêm
Bà Kornstein chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân mắc cùng chứng bệnh này trong một bài báo đăng trên tờ New York Times hồi đầu tháng 10. Bác sĩ Butensky cho biết mình đã khám cho rất nhiều bệnh nhân bị stress vì quá lo lắng về tình trạng tài chính của họ.
“Những bệnh nhân này phải trả giá cho những mối lo như vậy bằng... hàm răng của mình”, bác sĩ Butensky nói.
Một bệnh nhân của bác sĩ Butensky có cùng căn bệnh với bà Kornstein đã mất hàng trăm ngàn đô la do đầu tư vào các dự án của “vua lừa” Bernard Madoff.
Một người khác kể lại rằng công việc có thu nhập lên đến bảy chữ số của mình đã đội nón ra đi. Còn Kornstein thì phải làm việc với cường độ gấp đôi mới kiếm được thu nhập bằng phân nửa trước đây.
Robert Rawdin, một đồng nghiệp của bác sĩ Butensky, cũng là bác sĩ nha khoa tại khu Mahattan, cho biết trong vòng một năm nay số bệnh nhân của ông mắc bệnh liên quan đến vấn đề nghiến răng đã tăng vọt khoảng 20-25%. Còn tại thành phố San Diego, bác sĩ Gerald McCracken nhận xét rằng trong vòng 18 tháng qua, số trường hợp ông phải xử lý về nghiến răng đã tăng lên hơn gấp đôi. Các bác sĩ nha khoa được phỏng vấn đều chỉ ra thủ phạm không ai khác hơn là... khủng hoảng kinh tế.
“Rất nhiều bệnh nhân đến từ các gia đình có thu nhập cao, cũng như bệnh nhân bị mất việc khiến họ lo lắng. Cũng có bệnh nhân là vợ hoặc chồng vẫn còn đi làm nhưng bị áp lực và bất ổn [về tài chính]”, bác sĩ McCracken nói. “Những điều này gây chứng nghiến răng về ban đêm”.
Bác sĩ Matthew Messia ở Cleveland, hiện là cố vấn về người tiêu dùng cho Hội Nha khoa Mỹ, cho biết ngay cả trong thời kỳ tiền khủng hoảng kinh tế, có khoảng 10-15% người Mỹ trưởng thành mắc chứng nghiến răng từ trung bình đến nặng. Nhưng ít người biết mình mắc chứng này vì nghiến răng là một hoạt động tiềm thức của các cơ, cho đến khi có triệu chứng rõ ràng xuất hiện, chẳng hạn như một chiếc răng vỡ hoặc một cơn đau ở mặt.
Trong khi giới nghiên cứu cho rằng di truyền là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng, đã từ lâu người ta biết rằng căng thẳng cũng làm cho một số người nghiến răng khi ngủ. “Suy thoái kinh tế tạo ra căng thẳng và cơ thể con người phản ứng chống lại tình trạng căng thẳng đó. Vì thế, trong những tình huống như hiện nay, chứng nghiến răng tăng vọt”, bác sĩ Messia giải thích.
“Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các hoóc môn phản ứng. Chính các chất này tích tụ năng lượng làm các cơ hoạt động”. Vị thầy thuốc này cho biết trong năm qua, bản thân ông cũng đã chữa gấp đôi số bệnh nhân có triệu chứng này so với năm trước nữa.
Các chuyên gia tin rằng chứng nghiến răng tự thân không phải là một bất thường về mặt nha khoa, nhưng bắt nguồn từ hệ thống thần kinh trung ương và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho răng cũng như toàn bộ cấu trúc sọ và mặt.
“Thông thường, người ta tác động một lực từ 20-30 cân Anh trên một in vuông (1 inches=2,54 cen ti mét) lên răng hàm khi nhai”, bác sĩ Rawdin cho biết. Nhưng đối với người mắc chứng nghiến răng, đặc biệt là vào ban đêm khi không thể kiểm soát được, lực này có thể tăng lên đến gấp 10 lần, khoảng 200 cân Anh.
Cách chữa
Liệu pháp tốt nhất, và đắt tiền nhất, để giúp tái tạo các răng bị thương tổn do chứng nghiến răng là tạo các lớp phủ răng (veneers). Nhưng các nha sĩ cho biết trong năm nay nhiều bệnh nhân đã yêu cầu phương pháp chữa trị thuộc loại ít tốn kém nhất. Đó là dùng dụng cụ nẹp răng vào ban đêm (night guard, hay còn gọi là occlusal splint). Các nhà sản xuất báo cáo doanh số mặt hàng này của họ đã tăng lên. Một số sản phẩm mới cũng đã xuất hiện trên thị trường, ví dụ như nẹp răng dùng một lần (disposable night guard).
Sử dụng nẹp răng không chỉ giúp giảm chứng nghiến răng mà trong một số trường hợp còn giúp chữa khỏi hoàn toàn chứng bệnh này.
Nẹp răng điều chỉnh theo kích thước khách hàng (custom guard) thường làm bằng nhựa trong có độ cứng nằm dọc suốt từ trước ra sau hàm trên hoặc hàm dưới nhằm ngăn ma sát giữa các răng hàm, giá dao động từ 350-1.000 đô la/nẹp. Phần lớn các bác sĩ nha khoa chuộng loại nẹp này hơn là loại lắp được cho mọi người vốn thường được làm bằng nguyên liệu mềm hơn.
Ngoài nẹp răng, chứng nghiến răng còn có thể được chữa bằng một số phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, thôi miên và tiêm chất botox vào cơ nhai (masseter muscle) để làm dịu cơ này giúp tránh co giật.
Theo bác sĩ Alexander Rivkin, một chuyên gia phẫu thuật đầu và cổ ở Los Angeles, chứng nghiến răng có phần giống như tập thể hình. Nếu hoạt động thường xuyên, cơ nhai sẽ nở to và có thể gây đau đớn. Ngoài ra, khi cơ này to hơn sẽ làm cho khuôn mặt trở nên vuông vắn hơn. “Khoảng 85% số bệnh nhân đến khám chỗ tôi than phiền về hiện tượng nhức đầu, mỏi hàm và đau nhức. Cách chữa trị là tiêm chất botox vào cơ nhai ở cả hai bên mặt”, bác sĩ Rivkin cho biết.
Tuy nhiên, người ta có thể thực hiện vài điều đơn giản trước khi ngủ để giảm stress và tránh chứng nghiến răng ban đêm. Có bác sĩ đã khuyên các bệnh nhân của mình chớ có xem tin tức trên truyền hình trước khi đi ngủ.
Quỳnh Thư (TBKTSG)