Vừa “nới”, vừa “siết” bất động sản có vốn FDI
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát và hoàn thiện các quy định về đất đai, nhà ở
Các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới phải tiến hành tổng rà soát, phân loại các dự án không sử dụng đất hoặc không hiệu quả của các doanh nghiệp FDI.
Đó là nội dung đáng chú ý của Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành.
Cùng với chỉ đạo trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát và hoàn thiện các quy định về đất đai, nhà ở, trong đó nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai sửa đổi theo hướng thu hẹp phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong việc tiếp cận đất đai.
Bên cạnh đó soạn thảo các văn bản quy định nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư chủ động tạo quỹ đất sạch để điều tiết thị trường đất đai, qua đó làm cơ sở chủ động thu hút đầu tư, thiết lập cơ chế minh bạch trong quản lý đất đai.
Chính phủ cũng giao các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ chế đấu giá, đấu thầu đất đai; tổng rà soát, phân loại các dự án sử dụng đất; kiên quyết thu hồi các dự án đã giao cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để đấu thầu hoặc giao cho nhà đầu tư khác có tiềm lực.
Các cơ quan chức năng cũng khẩn trương nghiên cứu, bổ sung cơ chế chính sách quản lý, xây dựng chế tài xử lý nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong kinh doanh bất động sản thông qua thuê dịch vụ quản lý, thầu phụ…
Đặc biệt là phải sửa đổi cơ chế, bổ sung một số quy định của Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư; mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản đối với nhà đầu tư nước ngoài; bổ sung quy định về hình thức góp vốn bằng quyền phát triển dự án.
Đối với việc cho người nước ngoài mua nhà, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tổng kết tình hình thí điểm, để xem xét việc mở rộng đối tượng, nới lỏng điều kiện và đơn giản quy trình, thủ tục khi người nước ngoài mua và sở hữu nhà.
Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan xem xét đề xuất cho phép nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thực hiện dự án.
Đó là nội dung đáng chú ý của Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa được Chính phủ ban hành.
Cùng với chỉ đạo trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rà soát và hoàn thiện các quy định về đất đai, nhà ở, trong đó nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai sửa đổi theo hướng thu hẹp phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong việc tiếp cận đất đai.
Bên cạnh đó soạn thảo các văn bản quy định nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư chủ động tạo quỹ đất sạch để điều tiết thị trường đất đai, qua đó làm cơ sở chủ động thu hút đầu tư, thiết lập cơ chế minh bạch trong quản lý đất đai.
Chính phủ cũng giao các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ chế đấu giá, đấu thầu đất đai; tổng rà soát, phân loại các dự án sử dụng đất; kiên quyết thu hồi các dự án đã giao cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả để đấu thầu hoặc giao cho nhà đầu tư khác có tiềm lực.
Các cơ quan chức năng cũng khẩn trương nghiên cứu, bổ sung cơ chế chính sách quản lý, xây dựng chế tài xử lý nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển giá trong kinh doanh bất động sản thông qua thuê dịch vụ quản lý, thầu phụ…
Đặc biệt là phải sửa đổi cơ chế, bổ sung một số quy định của Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư; mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản đối với nhà đầu tư nước ngoài; bổ sung quy định về hình thức góp vốn bằng quyền phát triển dự án.
Đối với việc cho người nước ngoài mua nhà, Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tổng kết tình hình thí điểm, để xem xét việc mở rộng đối tượng, nới lỏng điều kiện và đơn giản quy trình, thủ tục khi người nước ngoài mua và sở hữu nhà.
Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan xem xét đề xuất cho phép nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được mua chung cư, nhà ở tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thực hiện dự án.