Vượt khó cùng doanh nghiệp FDI, nghĩ từ chuyện “hàng rào”
Vết thương sẽ sớm lành, nếu rút ngắn thật nhanh khoảng cách giữa chủ trương và hành động thực tế
Vượt khó, có lẽ là đó là từ tương đối thích hợp với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ các vụ gây rối giữa tháng 5 vừa qua, không chỉ về mặt tiềm lực tài chính hay giữ thị trường mà quan trọng hơn là tâm lý.
Sau sự việc đáng tiếc nói trên, cam kết bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam đã được đưa ra từ lãnh đạo cấp cao của cơ quan hành pháp.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết ngay nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại tại Kết luận 207.
Đó là phát ngôn và hành động cần thiết, nhưng niềm tin vào cam kết và chính sách đó cũng còn phụ thuộc vào những điều nhỏ nhất, của những người thực thi.
Cùng ngày Kết luận 207 của Thủ tướng được ban hành, phóng viên VnEconomy đã có mặt tại nhiều doanh nghiệp FDI vừa bị thiệt hại sau vụ gây rối ở Bình Dương vào ngày 13/5 và ngày hôm sau là ở Đồng Nai.
Tuy mức độ có khác nhau, song chưa thể nói là các doanh nhân nước ngoài đã hoàn toàn yên tâm sau những gì vừa trải qua. Và các câu hỏi ai, bao giờ, bao lâu… được họ đặt ra với những người có trách nhiệm liên quan đến công cuộc giúp khôi phục hoạt động doanh nghiệp của họ.
Trong bối cảnh chung đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc đã đến Công ty TNHH Seorim, khu công nghiệp Long Bình, Đồng Nai.
Tại đây, sau ít phút nói chuyện trực tiếp với ông Lộc bằng tiếng Anh, giám đốc điều hành người Hàn Quốc đã mời Chủ tịch Công ty cùng đưa ông Lộc đi thăm nhà xưởng.
Trao đổi, tranh luận quên cả thời gian, cho đến tận khi người của khu công nghiệp Long Bình đi cùng ba bốn lần giục giã vì sợ trễ giờ hẹn với công ty khác, ông Lộc mới có thể nói lời chia tay.
Lên xe, Chủ tịch VCCI chia sẻ băn khoăn khi nghe vị doanh nhân Hàn Quốc nói muốn dựng thêm một hàng rào thứ hai để tăng cường bảo vệ nhưng chưa được sự chấp thuận của Ban Quản lý khu công nghiệp. Ông nhấc máy gọi ngay cho một vị lãnh đạo Ban Quản lý, chuyển đến vị này nguyện vọng của doanh nghiệp và đề nghị được hồi âm sớm để báo lại cho vị doanh nhân Hàn Quốc.
Trước đó một ngày, tiếp nhận băn khoăn của nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương về chế độ cho người lao động trong thời gian sản xuất gián đoạn, ông Lộc cũng hứa sẽ trao đổi ngay với bộ chuyên ngành. Và 10h hôm sau ông thông báo lại là cơ quan tiếp nhận thông tin đang họp về vấn đề đó để đề xuất giải pháp với Chính phủ.
Hai ví dụ nhỏ về việc làm của vị Chủ tịch VCCI có thể chưa thấm tháp gì so với khó khăn mà các doanh nghiệp vừa trải qua cơn sóng gió phải đương đầu, nhưng nói đi đôi với làm là con đường ngắn nhất để gỡ bỏ “hàng rào” giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, theo quan điểm của ông Lộc.
Chiếc hàng rào mà vị doanh nhân Hàn Quốc đề nghị có thể không sớm thành hiện thực, bởi đất làm hàng rào là của khu công nghiệp. Nhưng vẫn có một “hàng rào” khác có thể bảo vệ doanh nghiệp vững chắc hơn rất nhiều.
Báo Bình Dương đưa tin trong hoạn nạn vừa qua, công nhân một số nhà máy đã kết thành hàng rào để bảo vệ chính miếng cơm manh áo của mình.
Cũng bị ảnh hưởng từ cuộc gây rối, song với sự thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nhân, đặc biệt là với Chi hội trưởng Hội Doanh nhân Đài Loan đã khiến cho công việc ở Đồng Nai được xử lý nhanh hơn, linh hoạt hơn.Vị Chi hội trưởng đã được UBND tỉnh này tặng giấy khen để ghi nhận đóng góp.
Theo ông Võ Thành Lập, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, sau khi sự cố xảy ra, nhiều sinh viên đã tình nguyện đến giúp một số văn phòng công ty khôi phục lại hệ thống máy tính và các công việc văn phòng khác.
Ông Lập cũng nêu kinh nghiệm quý, do sự đồng lòng bảo vệ của chính trong nội bộ một số doanh nghiệp, nên trong cuộc gây rối vừa qua, các đối tượng quá khích đã không thể gây ra thiệt hại cho họ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh trong buổi tiếp lãnh đạo Bộ Kinh tế Đài Loan mới đây, cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự gắn kết “trong nhà”, để khi có sự việc xảy ra thì mỗi người lao động đều xem doanh nghiệp là nhà mình, sống chết cùng cha mẹ, anh em bảo vệ nhà máy.
Có những hàng rào cần xây, cũng có những hàng rào phải sớm dỡ bỏ, giữa các doanh nghiệp FDI là nạn nhân của cuộc gây rối vừa qua với những cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến công việc làm ăn của họ.
Chuyện đáng tiếc đã xảy ra không ai muốn khơi lại, nhưng vết thương sẽ sớm lành, nếu rút ngắn thật nhanh khoảng cách giữa chủ trương và hành động thực tế. Chủ tịch Vũ Tiến Lộc nói, vào cuối tuần này VCCI sẽ tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để kiểm điểm tiến độ thực hiện các công việc hỗ trợ doanh nghiệp.
Và khi ấy, hy vọng vị CEO Hàn Quốc nói trên đã không còn thấy việc xây thêm cái hàng rào thứ hai là cần thiết nữa.
Sau sự việc đáng tiếc nói trên, cam kết bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam đã được đưa ra từ lãnh đạo cấp cao của cơ quan hành pháp.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã quyết ngay nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại tại Kết luận 207.
Đó là phát ngôn và hành động cần thiết, nhưng niềm tin vào cam kết và chính sách đó cũng còn phụ thuộc vào những điều nhỏ nhất, của những người thực thi.
Cùng ngày Kết luận 207 của Thủ tướng được ban hành, phóng viên VnEconomy đã có mặt tại nhiều doanh nghiệp FDI vừa bị thiệt hại sau vụ gây rối ở Bình Dương vào ngày 13/5 và ngày hôm sau là ở Đồng Nai.
Tuy mức độ có khác nhau, song chưa thể nói là các doanh nhân nước ngoài đã hoàn toàn yên tâm sau những gì vừa trải qua. Và các câu hỏi ai, bao giờ, bao lâu… được họ đặt ra với những người có trách nhiệm liên quan đến công cuộc giúp khôi phục hoạt động doanh nghiệp của họ.
Trong bối cảnh chung đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc đã đến Công ty TNHH Seorim, khu công nghiệp Long Bình, Đồng Nai.
Tại đây, sau ít phút nói chuyện trực tiếp với ông Lộc bằng tiếng Anh, giám đốc điều hành người Hàn Quốc đã mời Chủ tịch Công ty cùng đưa ông Lộc đi thăm nhà xưởng.
Trao đổi, tranh luận quên cả thời gian, cho đến tận khi người của khu công nghiệp Long Bình đi cùng ba bốn lần giục giã vì sợ trễ giờ hẹn với công ty khác, ông Lộc mới có thể nói lời chia tay.
Lên xe, Chủ tịch VCCI chia sẻ băn khoăn khi nghe vị doanh nhân Hàn Quốc nói muốn dựng thêm một hàng rào thứ hai để tăng cường bảo vệ nhưng chưa được sự chấp thuận của Ban Quản lý khu công nghiệp. Ông nhấc máy gọi ngay cho một vị lãnh đạo Ban Quản lý, chuyển đến vị này nguyện vọng của doanh nghiệp và đề nghị được hồi âm sớm để báo lại cho vị doanh nhân Hàn Quốc.
Trước đó một ngày, tiếp nhận băn khoăn của nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương về chế độ cho người lao động trong thời gian sản xuất gián đoạn, ông Lộc cũng hứa sẽ trao đổi ngay với bộ chuyên ngành. Và 10h hôm sau ông thông báo lại là cơ quan tiếp nhận thông tin đang họp về vấn đề đó để đề xuất giải pháp với Chính phủ.
Hai ví dụ nhỏ về việc làm của vị Chủ tịch VCCI có thể chưa thấm tháp gì so với khó khăn mà các doanh nghiệp vừa trải qua cơn sóng gió phải đương đầu, nhưng nói đi đôi với làm là con đường ngắn nhất để gỡ bỏ “hàng rào” giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, theo quan điểm của ông Lộc.
Chiếc hàng rào mà vị doanh nhân Hàn Quốc đề nghị có thể không sớm thành hiện thực, bởi đất làm hàng rào là của khu công nghiệp. Nhưng vẫn có một “hàng rào” khác có thể bảo vệ doanh nghiệp vững chắc hơn rất nhiều.
Báo Bình Dương đưa tin trong hoạn nạn vừa qua, công nhân một số nhà máy đã kết thành hàng rào để bảo vệ chính miếng cơm manh áo của mình.
Cũng bị ảnh hưởng từ cuộc gây rối, song với sự thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nhân, đặc biệt là với Chi hội trưởng Hội Doanh nhân Đài Loan đã khiến cho công việc ở Đồng Nai được xử lý nhanh hơn, linh hoạt hơn.Vị Chi hội trưởng đã được UBND tỉnh này tặng giấy khen để ghi nhận đóng góp.
Theo ông Võ Thành Lập, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, sau khi sự cố xảy ra, nhiều sinh viên đã tình nguyện đến giúp một số văn phòng công ty khôi phục lại hệ thống máy tính và các công việc văn phòng khác.
Ông Lập cũng nêu kinh nghiệm quý, do sự đồng lòng bảo vệ của chính trong nội bộ một số doanh nghiệp, nên trong cuộc gây rối vừa qua, các đối tượng quá khích đã không thể gây ra thiệt hại cho họ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh trong buổi tiếp lãnh đạo Bộ Kinh tế Đài Loan mới đây, cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự gắn kết “trong nhà”, để khi có sự việc xảy ra thì mỗi người lao động đều xem doanh nghiệp là nhà mình, sống chết cùng cha mẹ, anh em bảo vệ nhà máy.
Có những hàng rào cần xây, cũng có những hàng rào phải sớm dỡ bỏ, giữa các doanh nghiệp FDI là nạn nhân của cuộc gây rối vừa qua với những cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến công việc làm ăn của họ.
Chuyện đáng tiếc đã xảy ra không ai muốn khơi lại, nhưng vết thương sẽ sớm lành, nếu rút ngắn thật nhanh khoảng cách giữa chủ trương và hành động thực tế. Chủ tịch Vũ Tiến Lộc nói, vào cuối tuần này VCCI sẽ tổ chức cuộc họp với các bên liên quan để kiểm điểm tiến độ thực hiện các công việc hỗ trợ doanh nghiệp.
Và khi ấy, hy vọng vị CEO Hàn Quốc nói trên đã không còn thấy việc xây thêm cái hàng rào thứ hai là cần thiết nữa.