08:30 04/11/2016

Vượt qua "tư duy nhiệm kỳ" tái cơ cấu mới thành công

Minh Thuý

''Điều rất quan trọng trong đổi mới tư duy là lãnh đạo các ngành, các cấp cần vượt qua được chính mình''

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là người cuối cùng trong 6 vị bộ trưởng đã đăng đàn trong hai ngày Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là người cuối cùng trong 6 vị bộ trưởng đã đăng đàn trong hai ngày Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.</span>
Lãnh đạo cần vượt qua được chính mình, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ mới thực hiện thành công tái cơ cấu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khi kết thúc phần trình bày trước Quốc hội, chiều 3/11.

Ông cũng là người cuối cùng trong 6 vị bộ trưởng đã đăng đàn trong hai ngày Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dành cho ông 15 phút - nhiều hơn các vị bộ trưởng khác 5 phút, nhưng ông đã đọc liền một mạch hai lần 15 phút.

Có lý do để GDP 2017 đạt 6,7%

Nội dung lớn thứ nhất được Bộ trưởng trình bày là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-  2017. Ông khẳng định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 được xây dựng theo hướng tăng trưởng tích cực, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

Về tăng trưởng, một số vị đại biểu còn băn khoăn về con số 6,7% của năm sau. Theo Bộ trưởng thì mức này được cho là cao nhưng có lý do để phấn đấu. 

Vì, Chính phủ trình Quốc hội những giải pháp căn cơ, nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Bên cạnh đó nông nghiệp dự kiến có phục hồi tốt do hiệu quả của việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng tốt, sẽ có đóng góp tốt hơn vào trong tăng trưởng chung của GDP. 

Cơ sở tiếp theo là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động đang có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2016. 

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của đất nước. Tăng trưởng đồng nghĩa với việc giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển. Trong thời gian tới tăng trưởng vẫn dựa vào vốn đầu tư một phần là chủ yếu và việc giảm nhanh vốn đầu tư thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong trung và dài hạn, Bộ trưởng trình bày.

Chỉ dựa vào số lượng là chưa đủ

Nội dung lớn thứ hai được Bộ trưởng đề cập là tái cơ cấu nền kinh tế. Phần này, như VnEconomy đã thông tin, Bộ trưởng đã nói rõ hơn về con số dự kiến 10,5 triệu tỷ là mục tiêu cần đạt được để tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm là 6,5 đến 7%.

Nhưng, theo Bộ trưởng, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nếu chỉ dựa vào số lượng nguồn lực là chưa đủ mà cần phải thực hiện một cách khẩn trương và hiệu quả nhiệm vụ ưu tiên của tái cơ cấu nền kinh tế. Gồm, đẩy nhanh xử lý nợ xấu và áp dụng các biện pháp kiên quyết đối với các ngân hàng thương mại yếu kém. Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp một cách thực chất, theo lộ trình và kế hoạch đã phê duyệt. 

 Tái cơ cấu danh mục vốn đầu tư và tài sản của khu vực nhà nước, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện thể chế đầu tư công, thực hiện nghiêm Luật Ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp, cung ứng dịch vụ công. Cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. 

Bộ trưởng cũng nhìn nhận, bài học thực tiễn rút ra trong thời gian qua cho thấy yếu kém trong tổ chức thực hiện là nguyên nhân chính trực tiếp làm cho tái cơ cấu nền kinh tế tiến hành chậm, không đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Vì vậy, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế lần này tập trung, quan tâm nhiều hơn đến khâu tổ chức thực hiện.

Kết thúc phần trình bày, Bộ trưởng nhấn mạnh một điều rất quan trọng trong đổi mới tư duy là lãnh đạo các ngành, các cấp cần vượt qua được chính mình, vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, thiếu khát vọng, e ngại khó khăn, không dám đối mặt với khó khăn, thách thức để tận dụng cơ hội, thậm chí biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội để đạt mục tiêu cao hơn. 

Bên cạnh đó, phải vượt qua được lợi ích cục bộ của từng ngành, từng địa phương để hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương một cách hiệu quả hơn, tránh bị cát cứ và chia cắt. Có vậy thực hiện mới thành công tái cơ cấu và nâng cao được chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Bộ trưởng nói.