480 tỷ USD và tái cơ cấu: Hiểu thế nào cho đúng?
Đó là nguồn lực để đầu tư, chứ không phải nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế
Tuần này, vào sáng 2/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Ngay khi trình Quốc hội vào ngày làm việc đầu tiên, dự thảo đề án này đã gây chú đặc biệt bởi con số 480 tỷ USD.
Đây là con số được Chính phủ dự kiến để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, tức là khoảng 10,567 triệu tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương khoảng 480 tỷ USD).
Trong đó, tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD).
Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 68 tỷ USD).
Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các bộ, ngành Trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203 dự án).
Thảo luận tại tổ về đề án, một số vị đại biểu lo ngại về tính khả thi của con số 480 tỷ USD, khi mà quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ USD.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong một bài trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn khẳng định, con số hơn 10 triệu tỷ đồng này không phải nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế.
Ông Cung giải thích: trong kế hoạch 2016-2020, dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32-33% GDP, trong khi dự kiến tổng GDP vào khoảng 30 triệu tỷ đồng.
Với tỷ lệ đầu tư/GDP như vậy, thì có khoảng 10 triệu tỷ đồng sẽ đưa vào đầu tư trong nền kinh tế. Đó là nguồn lực để đầu tư, chứ không phải nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Hữu Quang thì khẳng định, kế hoạch chi ngân sách của 5 năm không có khoản nào gọi là tiền tái cơ cấu.
Cách thống kê 480 tỷ USD đó là các nguồn lực tổng hợp, chứ không phải chi ngân sách ra bấy nhiêu tiền để tái cơ cấu, ông Quang nhấn mạnh.
Nguồn lực để tái cơ cấu, theo ông Quang tạm gọi là “lấy mỡ nó rán nó”, tức là tái cơ cấu sẽ tăng hiệu quả của nền kinh tế và có hiệu quả thì lại có tiền để tái cơ cấu, chứ không dùng nguồn lực cụ thể hay một con số cụ thể nào đó để thực hiện tái cơ cấu.
Đề án nói là tái cơ cấu liên quan đến cỡ khoảng 480 tỷ USD, không có nghĩa là Nhà nước bỏ 480 tỷ này để tái cơ cấu, ông Quang giải thích.
Cũng liên quan đến con số trên, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Hoàng Ngân bình luận, thực ra nguồn lực tái cơ cấu cũng là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, mà tổng vốn đầu tư xã hội thì lâu nay giữ ở mức khoảng 30%.
Ông Ngân cũng dự báo rằng, có thể Chính phủ sẽ nói rõ hơn về con số 480 tỷ USD đang được đại biểu và cử tri quan tâm.
Đây là con số được Chính phủ dự kiến để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, tức là khoảng 10,567 triệu tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương khoảng 480 tỷ USD).
Trong đó, tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD).
Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 68 tỷ USD).
Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các bộ, ngành Trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203 dự án).
Thảo luận tại tổ về đề án, một số vị đại biểu lo ngại về tính khả thi của con số 480 tỷ USD, khi mà quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ USD.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong một bài trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn khẳng định, con số hơn 10 triệu tỷ đồng này không phải nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế.
Ông Cung giải thích: trong kế hoạch 2016-2020, dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32-33% GDP, trong khi dự kiến tổng GDP vào khoảng 30 triệu tỷ đồng.
Với tỷ lệ đầu tư/GDP như vậy, thì có khoảng 10 triệu tỷ đồng sẽ đưa vào đầu tư trong nền kinh tế. Đó là nguồn lực để đầu tư, chứ không phải nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Hữu Quang thì khẳng định, kế hoạch chi ngân sách của 5 năm không có khoản nào gọi là tiền tái cơ cấu.
Cách thống kê 480 tỷ USD đó là các nguồn lực tổng hợp, chứ không phải chi ngân sách ra bấy nhiêu tiền để tái cơ cấu, ông Quang nhấn mạnh.
Nguồn lực để tái cơ cấu, theo ông Quang tạm gọi là “lấy mỡ nó rán nó”, tức là tái cơ cấu sẽ tăng hiệu quả của nền kinh tế và có hiệu quả thì lại có tiền để tái cơ cấu, chứ không dùng nguồn lực cụ thể hay một con số cụ thể nào đó để thực hiện tái cơ cấu.
Đề án nói là tái cơ cấu liên quan đến cỡ khoảng 480 tỷ USD, không có nghĩa là Nhà nước bỏ 480 tỷ này để tái cơ cấu, ông Quang giải thích.
Cũng liên quan đến con số trên, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Trần Hoàng Ngân bình luận, thực ra nguồn lực tái cơ cấu cũng là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, mà tổng vốn đầu tư xã hội thì lâu nay giữ ở mức khoảng 30%.
Ông Ngân cũng dự báo rằng, có thể Chính phủ sẽ nói rõ hơn về con số 480 tỷ USD đang được đại biểu và cử tri quan tâm.