WB nhận định những thách thức của kinh tế Việt Nam
Việc nhiều dòng vốn lớn cùng đổ vào đã đặt Việt Nam vào tình trạng cùng lúc phải đối mặt với ba vấn đề lớn
Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt báo cáo cập nhật tình hình cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, được công bố ngày 7/12.
Báo cáo đã dành một phần khá lớn để nói về những mặt được của kinh tế Việt Nam trong năm qua như mức tăng GDP, xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước hay thành công trong xoá đói giảm nghèo... Tuy nhiên, điều mà nhiều người muốn biết là những nhận định của WB về các thách thức của nền kinh tế vì chúng có thể giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn, nhằm xác định hướng phát triển cho những năm tới.
Những quan ngại về tỷ lệ lạm phát
Một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình hình lạm phát gia tăng. Tính đến tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là đã tăng 9,5% kể từ đầu năm, vượt xa mục tiêu của Chính phủ giữ tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP. Nguyên nhân chính, theo WB, là do chính sách tỷ giá của Việt Nam gắn chặt với đồng USD nên việc tăng giá một số mặt hàng trao đổi được trên thị trường thế giới đã có ảnh hưởng rất lớn đến một nền kinh tế mở như Việt Nam.
Thêm vào đó, những biến động do cung đẩy lạm phát tăng nhanh vẫn chưa lắng xuống. Trong đó phải kể đến những cú sốc như các đợt dịch bệnh gia súc gia cầm, lũ lụt ở miền Trung, và giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, xi măng và các sản phẩm xăng dầu...
Báo cáo của WB cho biết: Chính phủ Việt Nam đã dành một khoản ngân sách khoảng 500 triệu USD để trợ giá xăng dầu, trong đó khoảng 140 triệu USD được chi tính đến cuối tháng 10/2007. Tuy nhiên, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng 15% (từ 11.300 đồng lên 13.000 đồng/lít) vào ngày 22/11, khi giá dầu thế giới đạt ngưỡng gần 100 USD/thùng. Giá bán lẻ dầu diesel cũng tăng từ 8.600 đồng lên 10.200 đồng/lít.
Về mặt tín dụng, báo cáo cho rằng quan ngại chủ yếu là mức tăng trưởng tín dụng quá nhanh sẽ không đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng đã được kiềm chế và giảm xuống còn 25% trong năm 2006 nhưng đã lại tăng quá nhanh lên đến 40% tính tới tháng 8/2007. Những tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra lo ngại về những rủi ro liên quan tới kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại.
Với sự sôi động của thị trường chứng khoán, nhiều ngân hàng đã lợi dụng cơ hội này để tăng vốn mà thiếu những kế hoạch kinh doanh thích hợp. Do vậy, một quy định mới ra gần đây đã yêu cầu các ngân hàng muốn tăng vốn thì phải cung cấp kế hoạch kinh doanh chi tiết, trong đó nêu rõ mức lợi nhuận trên vốn cổ phần và tỷ lệ cổ tức dự kiến sau khi tăng vốn.
Thất vọng về cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước
WB cũng nhắc đến sự thất vọng của các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào quá trình cổ phần hoá một số ngân hàng thương mại Nhà nước. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mong đợi mức trần quy định sẽ tăng từ 10% lên 20%, song cuối cùng lại được chốt lại ở mức 15%. Trong một số trường hợp cụ thể, Thủ tướng có thể cho phép áp dụng mức 20%.
Dẫn trường hợp cụ thể, 6,5% vốn của Vietcombank sẽ được chào bán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trước khi kết thúc năm 2007, báo cáo viết và nhận định: “Trình tự này có ưu điểm là cho phép xác định giá một cách minh bạch trước khi bắt đầu đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược. Thế nhưng kinh nghiệm từ trường hợp cổ phần hoá Bảo Minh, một công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam, cho thấy rằng phương pháp này mang tính rủi ro và sau đó có thể không tìm được nhà đầu tư chiến lược nào”.
Một số hiệu ứng phụ không mong muốn
Thứ ba là chính sách tiền tệ gặp khó khăn. Báo cáo của WB cho rằng việc nhiều dòng vốn lớn cùng đổ vào khiến Việt Nam gặp khó khăn trong thực thi chính sách tiền tệ, đặt Việt Nam vào tình trạng cùng lúc phải đối mặt với ba vấn đề lớn: phải duy trì một tỷ giá hối đoái cố định (hoặc gần như cố định), một chính sách tiền tệ độc lập và một tài khoản vốn mở.
Dòng vốn đầu gia tăng đã gây áp lực làm cho tỷ giá hối đoái tăng. Chính vì vậy, tháng 1/2007, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch đối với tỷ giá giữa VND và USD từ 0,25% đến 0,5%. Kết quả là VND đã tăng so với USD khoảng 0,4%. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam do tiền đồng lên giá, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2007. Sự can thiệp vào thị trường ngoại tệ như vậy làm cho lượng vốn dự trữ tăng cao, có thể đạt mức kỷ lục 21 tỷ USD trong năm nay.
Báo cáo nhận xét: “Những nỗ lực nhằm kiềm chế sự tăng giá của tiền đồng cũng gây ra hiệu ứng phụ không mong muốn là làm giảm bớt khả năng theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không thực hiện trung hoà thì việc tích luỹ dự trữ nhằm ngăn ngừa tăng tỷ giá sẽ dẫn đến việc mở rộng cơ sở tiền tệ”.
Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực theo hướng này, bằng cách bán trái phiếu để phần nào gom vào lượng vốn khả dụng dư thừa trên thị trường do tăng dự trữ ngoại tệ. Song, WB lưu ý rằng hành động này sẽ ảnh hưởng đến cân đối tài sản của ngân hàng trung ương, bởi thông thường, tài sản dự trữ có mức lãi thấp hơn mức lãi suất được trả cho những loại trái phiếu được phát hành để hấp thụ lượng thanh khoản dư thừa.
Ở phần sau của báo cáo, khi nói về thị trường chứng khoán, báo cáo cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh trong 2 năm qua song nhiều biến động. Danh sách một số doanh nghiệp Nhà nước lớn và ngân hàng đã công bố niêm yết trong vài tháng tới có thể gây sức ép rất lớn đối với giá cổ phiếu.
Chính phủ thậm chí còn đang cân nhắc hoãn chưa cho một số công ty niêm yết vì sợ sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống quá thấp. Danh sách này bao gồm các công ty như Vietcombank và MHB. Ngoài ra các doanh nghiệp như BIDV, Incombank và có lẽ cả Mobifone, một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hàng đầu của Việt Nam, có thể sẽ niêm yết vào năm 2008.
Về quá trình tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, báo cáo nhận xét: “Ngày càng có nhiều người tỏ ra muốn tham gia thị trường. Ước tính phần cổ phiếu do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ chiếm gần 1/4 tổng giá trị thị trường của HOSE, tương đương gần 5,3 tỷ USD và lưu ý con số này cao hơn nhiều so với vốn đầu tư thực tế ban đầu vì đã cộng cả phần lãi vốn kể từ thời điểm đầu tư”.
Một điều được báo cáo gi nhận là tổng giá trị thị trường chứng khoán bị chi phối bởi một số công ty blue-chip. Chỉ mười công ty lớn nhất đã nắm giữ 55% tổng số cổ phiếu niêm yết và 61% tổng giá trị thị trường tại HOSE. Biến động về khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của các công ty blue chip này thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số thị trường nói chung.
Báo cáo đã dành một phần khá lớn để nói về những mặt được của kinh tế Việt Nam trong năm qua như mức tăng GDP, xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước hay thành công trong xoá đói giảm nghèo... Tuy nhiên, điều mà nhiều người muốn biết là những nhận định của WB về các thách thức của nền kinh tế vì chúng có thể giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn, nhằm xác định hướng phát triển cho những năm tới.
Những quan ngại về tỷ lệ lạm phát
Một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình hình lạm phát gia tăng. Tính đến tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là đã tăng 9,5% kể từ đầu năm, vượt xa mục tiêu của Chính phủ giữ tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP. Nguyên nhân chính, theo WB, là do chính sách tỷ giá của Việt Nam gắn chặt với đồng USD nên việc tăng giá một số mặt hàng trao đổi được trên thị trường thế giới đã có ảnh hưởng rất lớn đến một nền kinh tế mở như Việt Nam.
Thêm vào đó, những biến động do cung đẩy lạm phát tăng nhanh vẫn chưa lắng xuống. Trong đó phải kể đến những cú sốc như các đợt dịch bệnh gia súc gia cầm, lũ lụt ở miền Trung, và giá các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như sắt thép, xi măng và các sản phẩm xăng dầu...
Báo cáo của WB cho biết: Chính phủ Việt Nam đã dành một khoản ngân sách khoảng 500 triệu USD để trợ giá xăng dầu, trong đó khoảng 140 triệu USD được chi tính đến cuối tháng 10/2007. Tuy nhiên, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng 15% (từ 11.300 đồng lên 13.000 đồng/lít) vào ngày 22/11, khi giá dầu thế giới đạt ngưỡng gần 100 USD/thùng. Giá bán lẻ dầu diesel cũng tăng từ 8.600 đồng lên 10.200 đồng/lít.
Về mặt tín dụng, báo cáo cho rằng quan ngại chủ yếu là mức tăng trưởng tín dụng quá nhanh sẽ không đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù mức tăng trưởng tín dụng đã được kiềm chế và giảm xuống còn 25% trong năm 2006 nhưng đã lại tăng quá nhanh lên đến 40% tính tới tháng 8/2007. Những tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra lo ngại về những rủi ro liên quan tới kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại.
Với sự sôi động của thị trường chứng khoán, nhiều ngân hàng đã lợi dụng cơ hội này để tăng vốn mà thiếu những kế hoạch kinh doanh thích hợp. Do vậy, một quy định mới ra gần đây đã yêu cầu các ngân hàng muốn tăng vốn thì phải cung cấp kế hoạch kinh doanh chi tiết, trong đó nêu rõ mức lợi nhuận trên vốn cổ phần và tỷ lệ cổ tức dự kiến sau khi tăng vốn.
Thất vọng về cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước
WB cũng nhắc đến sự thất vọng của các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào quá trình cổ phần hoá một số ngân hàng thương mại Nhà nước. Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mong đợi mức trần quy định sẽ tăng từ 10% lên 20%, song cuối cùng lại được chốt lại ở mức 15%. Trong một số trường hợp cụ thể, Thủ tướng có thể cho phép áp dụng mức 20%.
Dẫn trường hợp cụ thể, 6,5% vốn của Vietcombank sẽ được chào bán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) trước khi kết thúc năm 2007, báo cáo viết và nhận định: “Trình tự này có ưu điểm là cho phép xác định giá một cách minh bạch trước khi bắt đầu đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược. Thế nhưng kinh nghiệm từ trường hợp cổ phần hoá Bảo Minh, một công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam, cho thấy rằng phương pháp này mang tính rủi ro và sau đó có thể không tìm được nhà đầu tư chiến lược nào”.
Một số hiệu ứng phụ không mong muốn
Thứ ba là chính sách tiền tệ gặp khó khăn. Báo cáo của WB cho rằng việc nhiều dòng vốn lớn cùng đổ vào khiến Việt Nam gặp khó khăn trong thực thi chính sách tiền tệ, đặt Việt Nam vào tình trạng cùng lúc phải đối mặt với ba vấn đề lớn: phải duy trì một tỷ giá hối đoái cố định (hoặc gần như cố định), một chính sách tiền tệ độc lập và một tài khoản vốn mở.
Dòng vốn đầu gia tăng đã gây áp lực làm cho tỷ giá hối đoái tăng. Chính vì vậy, tháng 1/2007, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch đối với tỷ giá giữa VND và USD từ 0,25% đến 0,5%. Kết quả là VND đã tăng so với USD khoảng 0,4%. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam do tiền đồng lên giá, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2007. Sự can thiệp vào thị trường ngoại tệ như vậy làm cho lượng vốn dự trữ tăng cao, có thể đạt mức kỷ lục 21 tỷ USD trong năm nay.
Báo cáo nhận xét: “Những nỗ lực nhằm kiềm chế sự tăng giá của tiền đồng cũng gây ra hiệu ứng phụ không mong muốn là làm giảm bớt khả năng theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không thực hiện trung hoà thì việc tích luỹ dự trữ nhằm ngăn ngừa tăng tỷ giá sẽ dẫn đến việc mở rộng cơ sở tiền tệ”.
Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực theo hướng này, bằng cách bán trái phiếu để phần nào gom vào lượng vốn khả dụng dư thừa trên thị trường do tăng dự trữ ngoại tệ. Song, WB lưu ý rằng hành động này sẽ ảnh hưởng đến cân đối tài sản của ngân hàng trung ương, bởi thông thường, tài sản dự trữ có mức lãi thấp hơn mức lãi suất được trả cho những loại trái phiếu được phát hành để hấp thụ lượng thanh khoản dư thừa.
Ở phần sau của báo cáo, khi nói về thị trường chứng khoán, báo cáo cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh trong 2 năm qua song nhiều biến động. Danh sách một số doanh nghiệp Nhà nước lớn và ngân hàng đã công bố niêm yết trong vài tháng tới có thể gây sức ép rất lớn đối với giá cổ phiếu.
Chính phủ thậm chí còn đang cân nhắc hoãn chưa cho một số công ty niêm yết vì sợ sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống quá thấp. Danh sách này bao gồm các công ty như Vietcombank và MHB. Ngoài ra các doanh nghiệp như BIDV, Incombank và có lẽ cả Mobifone, một trong những nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hàng đầu của Việt Nam, có thể sẽ niêm yết vào năm 2008.
Về quá trình tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, báo cáo nhận xét: “Ngày càng có nhiều người tỏ ra muốn tham gia thị trường. Ước tính phần cổ phiếu do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ chiếm gần 1/4 tổng giá trị thị trường của HOSE, tương đương gần 5,3 tỷ USD và lưu ý con số này cao hơn nhiều so với vốn đầu tư thực tế ban đầu vì đã cộng cả phần lãi vốn kể từ thời điểm đầu tư”.
Một điều được báo cáo gi nhận là tổng giá trị thị trường chứng khoán bị chi phối bởi một số công ty blue-chip. Chỉ mười công ty lớn nhất đã nắm giữ 55% tổng số cổ phiếu niêm yết và 61% tổng giá trị thị trường tại HOSE. Biến động về khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu của các công ty blue chip này thường gây ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số thị trường nói chung.