Western Bank thông qua nguyên tắc hợp nhất với PVFC
Đại hội đồng cổ đông năm 2013 của Western Bank sáng nay diễn ra gọn với đồng thuận về kế hoạch hợp nhất với PVFC
Sáng nay (16/3), tại Cần Thơ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) tổ chức đại hội đồng cổ đông năm 2013. Một nội dung quan trọng được đưa ra báo cáo và thảo luận là kế hoạch hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC).
Với cổ đông hiện diện chiếm 90,37% vốn điều lệ, đại hội đồng cổ đông Western Bank đủ điều kiện để tiến hành đúng kế hoạch từ 8h30.
Sau các phát biểu khai mạc và giới thiệu chương trình đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền, đại diện cho Hội đồng Quản trị, trình bày về vấn đề phân phối lợi nhuận, báo cáo về việc thực hiện các kết luận và yêu cầu của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Một nội dung được đưa ra xin ý kiến đại hội đồng cổ đông là hướng xử lý việc tạm ứng cổ tức năm 2011 vượt quá lợi nhuận có thể dùng để chia.
Cụ thể, năm 2011, Western Bank đã tạm ứng cổ tức cho các cổ đông vượt quá lợi nhuận sau thuế là 47,8 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức của năm 2011 là 3,4%, ứng với 101,75 tỷ đồng, nhưng cổ tức đã thực tạm ứng là 149,63 tỷ đồng.
Báo cáo trước đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền cho biết hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý việc tạm ứng cổ tức vượt quá lợi nhuận cho phép nói trên.
Theo đó, Hội đồng Quản trị đề nghị đại hội đồng cổ đông cho phép nghiên cứu để có phương án xử lý tại kỳ đại hội tiếp, sau khi tham vấn các cơ quan chức năng, theo hướng hoàn lại vào lợi nhuận những năm tiếp theo.
Đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết thông qua đề nghị trên với tỷ lệ biểu quyết 99,9%.
Ông Trịnh Hữu Hiền tiếp tục báo cáo đại hội những nội dung thực hiện kiến nghị từ kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, ngày 24/5/2012, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã gửi kết luận số 177/KL-TTGSNH.m cho Western Bank và yêu cầu thực hiện 9 kiến nghị, liên quan đến việc trích lập dự phòng, xử lý một số nội dung liên quan đến hoạt động cho vay, ủy thác và đặt cọc… để đảm bảo các quy định hiện hành về các giới hạn cấp tín dụng, yêu cầu đảm bảo vốn pháp định.
Báo cáo trước đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý trực tiếp các kiến nghị trên, thì hướng hợp nhất với PVFC sẽ giúp Western Bank, cụ thể là ngân hàng sau hợp nhất đảm bảo được các yêu cầu về giới hạn cấp tín dụng, vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn vốn pháp định.
“Tình hình khắc phục kết luận sau thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã được toàn thể cán bộ và nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây thực hiện với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao, nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh và quản lý của ngân hàng luôn ổn định và phát triển tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới”, báo cáo của Western Bank cho biết.
Sau những báo cáo trên, đại hội đồng cổ đông Western Bank chuyển sang nội dung miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát theo đơn từ nhiệm, và bầu các thành viên mới.
Theo đó, 5 thành viên của Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2009 - 2013 đã có đơn xin từ nhiệm, gồm ông Trần Quang Sơn, ông Đào Hùng Tiến, ông Nguyễn Nguyên Cầu, ông Nguyễn Tri Hổ và ông Vũ Quang Thịnh; 2 trong số 3 thành viên Ban kiểm soát xin từ nhiệm là ông Lê Hoàng Lân và bà Sú Ngọc Bích.
Các ứng viên bầu thay thế/bổ sung cho Hội đồng Quản trị mới gồm ông Trịnh Hữu Hiền (quyền Tổng giám đốc Western Bank từ 8/2012), từng là người của Maritime Bank; ông Lê Minh Tuấn, người của Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Việt; ông Thái Tấn Dũng, người của DaiABank; ông Võ Trọng Thủy, từng làm việc tại ACB, HSBC Việt Nam.
Các ứng biên bầu thay thế/bổ sung cho Ban kiểm soát là ông Nguyễn Thế Vinh; ông Nguyễn Văn Trung, từng là người của PVFC, MB.
Sau báo cáo về định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2013, ông Trịnh Hữu Hiền, đọc tờ trình về chủ trương hợp nhất ngân hàng. Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ lưu ý rằng, chủ trương hợp nhất đã có, nên việc xin ý kiến đại hội đồng cổ đông là sự phê chuẩn về nguyên tắc cho phép hợp nhất.
Cụ thể, Hội đồng Quản trị trình đại hội đồng cổ đông phê chuẩn về nguyên tắc cho phép hợp nhất Western Bank với PVFC theo đúng nội dung đề án đã trình Ngân hàng Nhà nước; giao và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị triển khai, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, PVFC và các đối tác để hoàn tất thủ tục hợp nhất.
Hội đồng Quản trị Western Bank xin ủy quyền để làm việc với PVFC để hoàn thiện đề án hợp nhất, đàm phàn và xây dựng điều lệ hợp nhất, hợp đồng hợp nhất và báo cáo đại hội đồng cổ đông thông qua theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngân hàng. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm bảo vệ hợp lý quyền lợi của cổ đông và người lao động.
Tờ trình cũng đề nghị đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng Quản trị được quyền làm việc, đàm phán với PVFC để có thể cử ra một đơn vị đầu mối là PVFC đại diện cho hai tổ chức để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tác trong quá trình hợp nhất.
Kết quả bầu các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và biểu quyết thông qua tờ trình hợp nhất Western Bank sẽ được công bố vào cuối chương trình đại hội.
Trước khi các cổ đông thảo luận về những nội dung trên, ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch PVFC, được mời phát biểu về kế hoạch hợp nhất với Western Bank.
Ông Lâm nói rằng, PVFC hiện là một tổ chức tín dụng chuyên bán buôn, còn Western Bank có thể mạnh về chuyên bán lẻ. Khi hợp nhất hai tổ chức sẽ tạo ra một ngân hàng hoạt động toàn diện hơn, mạnh hơn.
“PVFC bày tỏ tấm lòng và rất mong chờ đại hội hôm nay. Cũng như Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi phải bảo vệ quyền lợi cổ đông, người lao động của hai tổ chức. Bên cạnh các yếu tố công nghệ, dịch vụ…, thì quan trọng nhất vẫn là con người. Chúng tôi cố gắng, thời gian tới nếu được hợp nhất sẽ đưa ngân hàng hợp nhất phát triển mạnh, hoạt động lành mạnh và đảm bảo lợi ích cổ đông, người lao động”.
“Thời gian rồi các cổ đông cũ của Western Bank đã cố gắng, đưa ra những giải pháp để vượt qua khó khăn, cho đến nay là đã vượt qua. Trạng thái hiện nay của ngân hàng là tốt, trên cơ sở hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.
Để tiến tới hợp nhất, còn nhiều việc phải làm, trên cơ sở quy định của pháp luật. Chúng tôi làm sao để duy trì và phát huy những giá trị hiện có, đảm bảo xây dựng một tổ chức tín dụng lành mạnh, có mục tiêu phát triển rõ ràng”, ông Lâm cam kết.
Trong phần thảo luận về việc hợp nhất với PVFC, các ý kiến từ cổ đông Western Bank cho rằng đây là một kế hoạch quan trọng, liên quan đến quyền lợi của họ. Theo đó, yêu cầu đặt ra là hai tổ chức phải làm sao đảm bảo được quyền lợi đó, cũng như cần có sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh lợi ích cổ đông, điều cần đảm bảo nữa là quyền lợi của người lao động, làm sao để tránh những xáo trộn sau khi hợp nhất.
Có ý kiến cũng cho rằng, sau hợp nhất cần xem xét cơ cấu sở hữu trong ngân hàng, nhất là tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và PVFC. Ý kiến này cho rằng, quy mô sở hữu chung của PVFC tại ngân hàng sau hợp nhất nên giảm dần xuống dưới 50%, và quá trình thoái vốn của Petro Vietnam làm sao để không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng...
Cuối đại hội, kết quả bầu Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát được công bố. Theo đó, trong cơ cấu Hội đồng Quản trị, ông Thái Tấn Dũng được bầu với 98,3%; ông Trịnh Hữu Hiền với 95,57%; ông Lê Minh Tuấn với 101,28%; ông Võ Trọng Thủy với 96%. Hai thành viên được bầu vào Ban kiểm soát là ông Nguyễn Thế Vinh với 93,41%; ông Nguyễn Văn Trung với 99,59%.
Với kết quả trên, cơ cấu Hội đồng Quản trị Western Bank đã thay đổi hoàn toàn.
Đại hội đồng cổ đông Western Bank cũng đã biểu quyết thông qua tờ trình phê chuẩn về mặt nguyên tắc kế hoạch hợp nhất với PVFC với tỷ lệ đồng ý 100%.
Phát biểu cuối chương trình, ông Hà Hồng Ngọc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, nhấn mạnh rằng, ông tin tưởng kế hoạch hợp nhất giữa Western Bank với PVFC sẽ thành công, do có sự giám sát, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; có sự quyết tâm của các cổ động lớn; có sự chuẩn bị đã chín muồi gần hai năm qua; sự hợp nhất này đang là mong muốn của các cổ đông lớn nhỏ.
“Vậy thì không có cớ gì việc hợp nhất lại không thành công. Nhưng ngân hàng sau hợp nhất làm sao không sa quá nhiều vào bất động sản, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các cổ đông và cơ cấu quản trị điều hành làm sao đoàn kết để phát triển ngân hàng sau hợp nhất”, ông Ngọc nói.
Ông Lê Minh Tuấn, đại diện cho Hội đồng Quản trị vừa được bầu phát biểu: “Chúng tôi ý thức rõ những khó khăn trước mắt. Việc hợp nhất với PVFC là cơ hội lớn để có bước tiến nhanh hơn trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ đàm phán với PVFC để thực hiện tiến trình hợp nhất an toàn, đảm bảo lợi ích cổ đông và người lao động”.
Với cổ đông hiện diện chiếm 90,37% vốn điều lệ, đại hội đồng cổ đông Western Bank đủ điều kiện để tiến hành đúng kế hoạch từ 8h30.
Sau các phát biểu khai mạc và giới thiệu chương trình đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền, đại diện cho Hội đồng Quản trị, trình bày về vấn đề phân phối lợi nhuận, báo cáo về việc thực hiện các kết luận và yêu cầu của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Một nội dung được đưa ra xin ý kiến đại hội đồng cổ đông là hướng xử lý việc tạm ứng cổ tức năm 2011 vượt quá lợi nhuận có thể dùng để chia.
Cụ thể, năm 2011, Western Bank đã tạm ứng cổ tức cho các cổ đông vượt quá lợi nhuận sau thuế là 47,8 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức của năm 2011 là 3,4%, ứng với 101,75 tỷ đồng, nhưng cổ tức đã thực tạm ứng là 149,63 tỷ đồng.
Báo cáo trước đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền cho biết hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý việc tạm ứng cổ tức vượt quá lợi nhuận cho phép nói trên.
Theo đó, Hội đồng Quản trị đề nghị đại hội đồng cổ đông cho phép nghiên cứu để có phương án xử lý tại kỳ đại hội tiếp, sau khi tham vấn các cơ quan chức năng, theo hướng hoàn lại vào lợi nhuận những năm tiếp theo.
Đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết thông qua đề nghị trên với tỷ lệ biểu quyết 99,9%.
Ông Trịnh Hữu Hiền tiếp tục báo cáo đại hội những nội dung thực hiện kiến nghị từ kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Cụ thể, ngày 24/5/2012, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã gửi kết luận số 177/KL-TTGSNH.m cho Western Bank và yêu cầu thực hiện 9 kiến nghị, liên quan đến việc trích lập dự phòng, xử lý một số nội dung liên quan đến hoạt động cho vay, ủy thác và đặt cọc… để đảm bảo các quy định hiện hành về các giới hạn cấp tín dụng, yêu cầu đảm bảo vốn pháp định.
Báo cáo trước đại hội, ông Trịnh Hữu Hiền cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý trực tiếp các kiến nghị trên, thì hướng hợp nhất với PVFC sẽ giúp Western Bank, cụ thể là ngân hàng sau hợp nhất đảm bảo được các yêu cầu về giới hạn cấp tín dụng, vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn vốn pháp định.
“Tình hình khắc phục kết luận sau thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã được toàn thể cán bộ và nhân viên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây thực hiện với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao, nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh và quản lý của ngân hàng luôn ổn định và phát triển tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới”, báo cáo của Western Bank cho biết.
Sau những báo cáo trên, đại hội đồng cổ đông Western Bank chuyển sang nội dung miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát theo đơn từ nhiệm, và bầu các thành viên mới.
Theo đó, 5 thành viên của Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2009 - 2013 đã có đơn xin từ nhiệm, gồm ông Trần Quang Sơn, ông Đào Hùng Tiến, ông Nguyễn Nguyên Cầu, ông Nguyễn Tri Hổ và ông Vũ Quang Thịnh; 2 trong số 3 thành viên Ban kiểm soát xin từ nhiệm là ông Lê Hoàng Lân và bà Sú Ngọc Bích.
Các ứng viên bầu thay thế/bổ sung cho Hội đồng Quản trị mới gồm ông Trịnh Hữu Hiền (quyền Tổng giám đốc Western Bank từ 8/2012), từng là người của Maritime Bank; ông Lê Minh Tuấn, người của Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Việt; ông Thái Tấn Dũng, người của DaiABank; ông Võ Trọng Thủy, từng làm việc tại ACB, HSBC Việt Nam.
Các ứng biên bầu thay thế/bổ sung cho Ban kiểm soát là ông Nguyễn Thế Vinh; ông Nguyễn Văn Trung, từng là người của PVFC, MB.
Sau báo cáo về định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2013, ông Trịnh Hữu Hiền, đọc tờ trình về chủ trương hợp nhất ngân hàng. Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ lưu ý rằng, chủ trương hợp nhất đã có, nên việc xin ý kiến đại hội đồng cổ đông là sự phê chuẩn về nguyên tắc cho phép hợp nhất.
Cụ thể, Hội đồng Quản trị trình đại hội đồng cổ đông phê chuẩn về nguyên tắc cho phép hợp nhất Western Bank với PVFC theo đúng nội dung đề án đã trình Ngân hàng Nhà nước; giao và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị triển khai, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, PVFC và các đối tác để hoàn tất thủ tục hợp nhất.
Hội đồng Quản trị Western Bank xin ủy quyền để làm việc với PVFC để hoàn thiện đề án hợp nhất, đàm phàn và xây dựng điều lệ hợp nhất, hợp đồng hợp nhất và báo cáo đại hội đồng cổ đông thông qua theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngân hàng. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm bảo vệ hợp lý quyền lợi của cổ đông và người lao động.
Tờ trình cũng đề nghị đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng Quản trị được quyền làm việc, đàm phán với PVFC để có thể cử ra một đơn vị đầu mối là PVFC đại diện cho hai tổ chức để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tác trong quá trình hợp nhất.
Kết quả bầu các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và biểu quyết thông qua tờ trình hợp nhất Western Bank sẽ được công bố vào cuối chương trình đại hội.
Trước khi các cổ đông thảo luận về những nội dung trên, ông Nguyễn Đình Lâm, Chủ tịch PVFC, được mời phát biểu về kế hoạch hợp nhất với Western Bank.
Ông Lâm nói rằng, PVFC hiện là một tổ chức tín dụng chuyên bán buôn, còn Western Bank có thể mạnh về chuyên bán lẻ. Khi hợp nhất hai tổ chức sẽ tạo ra một ngân hàng hoạt động toàn diện hơn, mạnh hơn.
“PVFC bày tỏ tấm lòng và rất mong chờ đại hội hôm nay. Cũng như Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi phải bảo vệ quyền lợi cổ đông, người lao động của hai tổ chức. Bên cạnh các yếu tố công nghệ, dịch vụ…, thì quan trọng nhất vẫn là con người. Chúng tôi cố gắng, thời gian tới nếu được hợp nhất sẽ đưa ngân hàng hợp nhất phát triển mạnh, hoạt động lành mạnh và đảm bảo lợi ích cổ đông, người lao động”.
“Thời gian rồi các cổ đông cũ của Western Bank đã cố gắng, đưa ra những giải pháp để vượt qua khó khăn, cho đến nay là đã vượt qua. Trạng thái hiện nay của ngân hàng là tốt, trên cơ sở hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.
Để tiến tới hợp nhất, còn nhiều việc phải làm, trên cơ sở quy định của pháp luật. Chúng tôi làm sao để duy trì và phát huy những giá trị hiện có, đảm bảo xây dựng một tổ chức tín dụng lành mạnh, có mục tiêu phát triển rõ ràng”, ông Lâm cam kết.
Trong phần thảo luận về việc hợp nhất với PVFC, các ý kiến từ cổ đông Western Bank cho rằng đây là một kế hoạch quan trọng, liên quan đến quyền lợi của họ. Theo đó, yêu cầu đặt ra là hai tổ chức phải làm sao đảm bảo được quyền lợi đó, cũng như cần có sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh lợi ích cổ đông, điều cần đảm bảo nữa là quyền lợi của người lao động, làm sao để tránh những xáo trộn sau khi hợp nhất.
Có ý kiến cũng cho rằng, sau hợp nhất cần xem xét cơ cấu sở hữu trong ngân hàng, nhất là tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và PVFC. Ý kiến này cho rằng, quy mô sở hữu chung của PVFC tại ngân hàng sau hợp nhất nên giảm dần xuống dưới 50%, và quá trình thoái vốn của Petro Vietnam làm sao để không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng...
Cuối đại hội, kết quả bầu Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát được công bố. Theo đó, trong cơ cấu Hội đồng Quản trị, ông Thái Tấn Dũng được bầu với 98,3%; ông Trịnh Hữu Hiền với 95,57%; ông Lê Minh Tuấn với 101,28%; ông Võ Trọng Thủy với 96%. Hai thành viên được bầu vào Ban kiểm soát là ông Nguyễn Thế Vinh với 93,41%; ông Nguyễn Văn Trung với 99,59%.
Với kết quả trên, cơ cấu Hội đồng Quản trị Western Bank đã thay đổi hoàn toàn.
Đại hội đồng cổ đông Western Bank cũng đã biểu quyết thông qua tờ trình phê chuẩn về mặt nguyên tắc kế hoạch hợp nhất với PVFC với tỷ lệ đồng ý 100%.
Phát biểu cuối chương trình, ông Hà Hồng Ngọc, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ, nhấn mạnh rằng, ông tin tưởng kế hoạch hợp nhất giữa Western Bank với PVFC sẽ thành công, do có sự giám sát, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; có sự quyết tâm của các cổ động lớn; có sự chuẩn bị đã chín muồi gần hai năm qua; sự hợp nhất này đang là mong muốn của các cổ đông lớn nhỏ.
“Vậy thì không có cớ gì việc hợp nhất lại không thành công. Nhưng ngân hàng sau hợp nhất làm sao không sa quá nhiều vào bất động sản, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các cổ đông và cơ cấu quản trị điều hành làm sao đoàn kết để phát triển ngân hàng sau hợp nhất”, ông Ngọc nói.
Ông Lê Minh Tuấn, đại diện cho Hội đồng Quản trị vừa được bầu phát biểu: “Chúng tôi ý thức rõ những khó khăn trước mắt. Việc hợp nhất với PVFC là cơ hội lớn để có bước tiến nhanh hơn trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ đàm phán với PVFC để thực hiện tiến trình hợp nhất an toàn, đảm bảo lợi ích cổ đông và người lao động”.