WTO: Trung Quốc hạn chế xuất khoáng sản “là trái phép”
WTO khẳng định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô, gồm bauxite, là không phù hợp quy định quốc tế
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 5/7 ra phán quyết khẳng định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô, gồm bauxite, là không phù hợp quy định quốc tế.
Đây là một thắng lợi đối với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời có khả năng hạn chế những động thái tiếp theo của Bắc Kinh trong việc siết chặt nguồn cung đất hiếm.
Theo hãng tin AFP, vào năm 2009, Mỹ, EU và Mexico đã kiện Trung Quốc lên WTO với cáo buộc cho rằng, chế độ hạn ngạch và thuế quan xuất khẩu mà Bắc Kinh áp dụng đối với một số nguyên vật liệu thô là bất hợp pháp và không phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO.
Những nguyên vật liệu thô này bao gồm bauxite, than cốc, fluorspar, magnesium, manganese, silicon kim loại, silicon carbide, phosphorus vàng và kẽm.
Tất cả những khoáng sản này là nguyên liệu đầu vào cho nhiều sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất thép, nhôm và hóa chất. Các nguyên đơn cũng cho rằng, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về nguồn cung các loại khoáng sản này, nên bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào cũng có thể dẫn tới việc giá quốc tế tăng mạnh.
Các trọng tài WTO ủng hộ bên nguyên đơn, tuyên bố Trung Quốc đã không tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức này khi áp dụng hạn ngạch và thuế quan đối với các loại khoáng sản nói trên. Các trọng tài cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc về những quan ngại liên quan tới vấn đề môi trường, do Bắc Kinh không chứng minh được các hạn chế xuất khẩu là đi đôi với hạn chế tiêu thụ các nguyên vật liệu này tại thị trường nội địa.
Nói cách khác, Trung Quốc không thể chứng minh được rằng, các biện pháp hạn chế xuất khẩu không chỉ nhằm vào hoạt động xuất khẩu mà cả tiêu dùng nội địa các nguyên vật liệu trong vụ kiện.
Phán quyết của WTO được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phản đối Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nguồn cung đất hiếm. Với lý do bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc thời gian qua đã mạnh tay cắt giảm xuất khẩu đất hiếm và đánh thuế cao hơn vào mặt hàng này, khiến giá đất hiếm quốc tế tăng vọt.
Cả EU và Mỹ đều hoan nghênh phán quyết của WTO. Cao ủy thương mại của EU, ông Karrel De Gucht, phát biểu, đây là một “phán quyết rõ ràng vì thương mại cởi mở và quyền tiếp cận công bằng với các nguyên vật liệu thô”.
“Phán quyết này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ nhằm kiềm chế áp dụng các hạn chế bất bình đẳng trong thương mại và đưa chúng ta tiến gần thêm tới một sân chơi bình đẳng trên thị trường nguyên vật liệu thô. Tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các quy định quốc tế về xuất khẩu. Ngoài ra, với kết quả này, Trung Quốc nên đảm bảo quyền tiếp cận tự do và bình đẳng đối với khoáng sản đất hiếm”, vị đại diện của EU nói.
Tại Washington, đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, phán quyết của WTO “là một sự khẳng định quan trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu”.
“Tất cả các thành viên WTO, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đều cần quyền tiếp cận không phân biệt đối xử đối với nguồn cung nguyên vật liệu thô để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng”, ông Kirk nói.
Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ thái độ lấy làm tiếc trước phán quyết của WTO và tuyên bố các biện pháp mà nước này áp dụng là “phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của WTO và giúp thúc đẩy lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới sự phát triển lành mạnh”.
“Trung Quốc sẽ áp dụng sự quản lý khoa học đối với các loại tài nguyên thiên nhiên theo quy định của WTO nhằm duy trì sự cạnh tranh bình đẳng và thúc đẩy phát triển bền vững”, tuyên bố của phái đoàn Trung Quốc tại WTO có đoạn viết.
Đây là một thắng lợi đối với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời có khả năng hạn chế những động thái tiếp theo của Bắc Kinh trong việc siết chặt nguồn cung đất hiếm.
Theo hãng tin AFP, vào năm 2009, Mỹ, EU và Mexico đã kiện Trung Quốc lên WTO với cáo buộc cho rằng, chế độ hạn ngạch và thuế quan xuất khẩu mà Bắc Kinh áp dụng đối với một số nguyên vật liệu thô là bất hợp pháp và không phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO.
Những nguyên vật liệu thô này bao gồm bauxite, than cốc, fluorspar, magnesium, manganese, silicon kim loại, silicon carbide, phosphorus vàng và kẽm.
Tất cả những khoáng sản này là nguyên liệu đầu vào cho nhiều sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất thép, nhôm và hóa chất. Các nguyên đơn cũng cho rằng, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về nguồn cung các loại khoáng sản này, nên bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào cũng có thể dẫn tới việc giá quốc tế tăng mạnh.
Các trọng tài WTO ủng hộ bên nguyên đơn, tuyên bố Trung Quốc đã không tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức này khi áp dụng hạn ngạch và thuế quan đối với các loại khoáng sản nói trên. Các trọng tài cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc về những quan ngại liên quan tới vấn đề môi trường, do Bắc Kinh không chứng minh được các hạn chế xuất khẩu là đi đôi với hạn chế tiêu thụ các nguyên vật liệu này tại thị trường nội địa.
Nói cách khác, Trung Quốc không thể chứng minh được rằng, các biện pháp hạn chế xuất khẩu không chỉ nhằm vào hoạt động xuất khẩu mà cả tiêu dùng nội địa các nguyên vật liệu trong vụ kiện.
Phán quyết của WTO được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phản đối Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nguồn cung đất hiếm. Với lý do bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc thời gian qua đã mạnh tay cắt giảm xuất khẩu đất hiếm và đánh thuế cao hơn vào mặt hàng này, khiến giá đất hiếm quốc tế tăng vọt.
Cả EU và Mỹ đều hoan nghênh phán quyết của WTO. Cao ủy thương mại của EU, ông Karrel De Gucht, phát biểu, đây là một “phán quyết rõ ràng vì thương mại cởi mở và quyền tiếp cận công bằng với các nguyên vật liệu thô”.
“Phán quyết này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ nhằm kiềm chế áp dụng các hạn chế bất bình đẳng trong thương mại và đưa chúng ta tiến gần thêm tới một sân chơi bình đẳng trên thị trường nguyên vật liệu thô. Tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các quy định quốc tế về xuất khẩu. Ngoài ra, với kết quả này, Trung Quốc nên đảm bảo quyền tiếp cận tự do và bình đẳng đối với khoáng sản đất hiếm”, vị đại diện của EU nói.
Tại Washington, đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, phán quyết của WTO “là một sự khẳng định quan trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu”.
“Tất cả các thành viên WTO, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đều cần quyền tiếp cận không phân biệt đối xử đối với nguồn cung nguyên vật liệu thô để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng”, ông Kirk nói.
Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ thái độ lấy làm tiếc trước phán quyết của WTO và tuyên bố các biện pháp mà nước này áp dụng là “phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của WTO và giúp thúc đẩy lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới sự phát triển lành mạnh”.
“Trung Quốc sẽ áp dụng sự quản lý khoa học đối với các loại tài nguyên thiên nhiên theo quy định của WTO nhằm duy trì sự cạnh tranh bình đẳng và thúc đẩy phát triển bền vững”, tuyên bố của phái đoàn Trung Quốc tại WTO có đoạn viết.