Xăng, dầu đua nhau tăng giá trong tháng 2
Tính chung cả tháng 2 vừa qua, giá dầu thô thế giới đã tăng được 5,2%, trong khi giá xăng cũng vọt mạnh hơn 6%
Mặc dù chịu nhiều tác động từ vấn đề kinh tế suy yếu tại Mỹ, song trong tháng 2 vừa qua, giá các mặt hàng năng lượng quan trọng như xăng, dầu thô thế giới đã đồng loạt tăng mạnh so với tháng liền kề trước đó.
Chốt phiên giao dịch đêm qua (28/2), phiên cuối cùng của tháng 2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 tăng nhẹ 19 cent, tương ứng với mức tăng 0,2%, lên 102,59 USD mỗi thùng trên sàn hàng hóa New York. Thống kê của FactSet cho thấy, dù chỉ tăng nhẹ có 0,4% trong tuần này, song tính chung cả tháng 2, giá dầu thế giới đã cộng thêm tới 5,2% so với tháng 1/2014.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu đi lên trong phiên 28/2 là bởi nhận được những báo cáo tích cực về chỉ số quản lý sức mua Chicago và niềm tin tiêu dùng Mỹ. Cụ thể, các bản báo cáo cho thấy, chỉ số quản lý sức mua Chicago đã tăng lên trong tháng 2, trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 của Mỹ đã chạm mức 81,6 điểm, tăng 0,4 điểm so với hồi tháng đầu năm.
Những bản báo cáo lạc quan trên đã xoa dịu phần nào sự lo lắng trước đó của giới đầu tư, sau khi Mỹ cho biết tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2013 thấp hơn so với ước tính ban đầu. Theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội trong quý 4/2013 của nước này chỉ tăng trưởng có 2,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức ước tính 3,2% được đưa ra trước đây.
Sự đi lên trong ngày 28/2 của dầu thô còn một phần là do bị ảnh hưởng bởi việc chỉ số S&P 500 trên thị trường chứng khoán Mỹ xác lập mốc cao kỷ lục mới. Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào đà đi lên của giá dầu. Vài phiên trước, giá dầu thô liên tục chịu sức ép lớn từ việc đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá so với các ngoại tệ khác.
Tuy nhiên, đà đi lên của dầu thô trong phiên cuối tháng đã bị ngăn chặn phần lớn bởi sự lo lắng của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như những diễn biến căng thẳng tại Ukraine hay giữa ban lãnh đạo lâm thời ở Ukraine với chính quyền Nga hiện nay. Hôm qua, giới chức lâm thời ở Ukraine đã cáo buộc Nga xâm lược quân sự ở khu tự trị Crimea.
Tình hình địa chính trị tại Ukraine cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu Brent chịu nhiều sức ép. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc chỉ tăng có 11 cent, tương ứng với mức tăng 0,1%, lên 109,07 USD mỗi thùng. Tính chung toàn bộ tháng 2 vừa qua, giá dầu thô Brent loại này tăng được khoảng 3% so với cuối tháng giao dịch trước.
Trở lại sàn hàng hóa New York, chốt phiên cuối tháng, giá xăng giao tháng 3 tăng gần 3 cent, tương ứng với mức 1%, lên 2,79 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ lên 3,09 USD mỗi gallon. Tính toàn bộ tháng 2 vừa qua, giá xăng hợp đồng kỳ hạn đã tăng được hơn 6%, trong khi giá cả mặt hàng dầu sưởi tương lai thì chứng kiến sự bốc hơi lên tới 5,8%.
Riêng về khí đốt, phiên 28/2, giá mặt hàng này hợp đồng tháng 4 tăng được 10 cent, tương ứng với mức tăng 2,2%, lên 4,61 USD/ triệu BTU. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 2, giá khí đốt tương lai đã giảm mạnh gần 7%.
Chốt phiên giao dịch đêm qua (28/2), phiên cuối cùng của tháng 2, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 tăng nhẹ 19 cent, tương ứng với mức tăng 0,2%, lên 102,59 USD mỗi thùng trên sàn hàng hóa New York. Thống kê của FactSet cho thấy, dù chỉ tăng nhẹ có 0,4% trong tuần này, song tính chung cả tháng 2, giá dầu thế giới đã cộng thêm tới 5,2% so với tháng 1/2014.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu đi lên trong phiên 28/2 là bởi nhận được những báo cáo tích cực về chỉ số quản lý sức mua Chicago và niềm tin tiêu dùng Mỹ. Cụ thể, các bản báo cáo cho thấy, chỉ số quản lý sức mua Chicago đã tăng lên trong tháng 2, trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 của Mỹ đã chạm mức 81,6 điểm, tăng 0,4 điểm so với hồi tháng đầu năm.
Những bản báo cáo lạc quan trên đã xoa dịu phần nào sự lo lắng trước đó của giới đầu tư, sau khi Mỹ cho biết tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2013 thấp hơn so với ước tính ban đầu. Theo công bố của Bộ Thương mại Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội trong quý 4/2013 của nước này chỉ tăng trưởng có 2,4%, thấp hơn rất nhiều so với mức ước tính 3,2% được đưa ra trước đây.
Sự đi lên trong ngày 28/2 của dầu thô còn một phần là do bị ảnh hưởng bởi việc chỉ số S&P 500 trên thị trường chứng khoán Mỹ xác lập mốc cao kỷ lục mới. Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào đà đi lên của giá dầu. Vài phiên trước, giá dầu thô liên tục chịu sức ép lớn từ việc đồng bạc xanh của Mỹ tăng giá so với các ngoại tệ khác.
Tuy nhiên, đà đi lên của dầu thô trong phiên cuối tháng đã bị ngăn chặn phần lớn bởi sự lo lắng của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như những diễn biến căng thẳng tại Ukraine hay giữa ban lãnh đạo lâm thời ở Ukraine với chính quyền Nga hiện nay. Hôm qua, giới chức lâm thời ở Ukraine đã cáo buộc Nga xâm lược quân sự ở khu tự trị Crimea.
Tình hình địa chính trị tại Ukraine cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu Brent chịu nhiều sức ép. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc chỉ tăng có 11 cent, tương ứng với mức tăng 0,1%, lên 109,07 USD mỗi thùng. Tính chung toàn bộ tháng 2 vừa qua, giá dầu thô Brent loại này tăng được khoảng 3% so với cuối tháng giao dịch trước.
Trở lại sàn hàng hóa New York, chốt phiên cuối tháng, giá xăng giao tháng 3 tăng gần 3 cent, tương ứng với mức 1%, lên 2,79 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng nhẹ lên 3,09 USD mỗi gallon. Tính toàn bộ tháng 2 vừa qua, giá xăng hợp đồng kỳ hạn đã tăng được hơn 6%, trong khi giá cả mặt hàng dầu sưởi tương lai thì chứng kiến sự bốc hơi lên tới 5,8%.
Riêng về khí đốt, phiên 28/2, giá mặt hàng này hợp đồng tháng 4 tăng được 10 cent, tương ứng với mức tăng 2,2%, lên 4,61 USD/ triệu BTU. Tuy nhiên, tính chung cả tháng 2, giá khí đốt tương lai đã giảm mạnh gần 7%.