Xăng, dầu thế giới đua nhau giảm giá trong tuần
Tính chung cả tuần, giá dầu thô giao tháng 9 giảm 2,9%, giá xăng giao tháng 8 giảm 2,5%, giá khí tự nhiên giảm tới 5%
Việc nhà đầu tư hoảng hốt trước sự đi xuống kinh tế Trung Quốc đã khiến thị trường năng lượng biến động mạnh. Tính chung cả tuần giao dịch này, giá xăng, dầu thô thế giới loại hợp đồng kỳ hạn đồng loạt giảm hơn 2%.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (26/7), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York giảm 79 cent, tương ứng với mức 0,8%, xuống còn 104,70 USD mỗi thùng. Đây là mức chốt theo ngày thấp nhất kể từ phiên 11/7 cho đến nay. Trước đó, giá dầu thô loại này còn tụt xuống còn 103,90 USD mỗi thùng.
Tính chung cả tuần, dầu thô hợp đồng tháng 9 đã giảm 2,9% giá trị. Nếu so với mức giá chốt cuối tuần trước của dầu thô hợp đồng tháng 8 (hiện đã hết hạn) là 108,05 USD mỗi thùng, hiện giá dầu thô kỳ hạn tại sàn giao dịch New York đã giảm tới 3,1%. Trong suốt 4 tuần trước đó, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng được 15%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cuối ngày 26/7 đứng ở mức 107,17 USD, giảm 48 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau tại New York và dầu Brent ở London đang ở khoảng gần 3 USD/thùng.
Nguyên nhân chính khiến hai hợp đồng dầu thô quan trọng này giảm giá trong tuần, là do nhà đầu tư quan ngại trước sự đi xuống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong đó điển hình là báo cáo cho thấy sản xuất tháng 7 của Trung Quốc xuống thấp nhất trong vòng 11 tháng qua do ngân hàng HSBC công bố trong tuần.
Tiếp đó, ngày 25/7, Trung Quốc ban hành loạt biện pháp mới kích thích tăng trưởng kinh tế, gồm tạm thời miễn thuế giá trị gia tăng và thuế doanh thu đối với một số doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đang quan ngại về sự đi xuống của nền kinh tế, sau khi chỉ tăng trưởng 7,7% và 7,5% trong hai quý 1 và 2.
Riêng sự đi xuống của thị trường trong ngày 26/7 còn xuất phát từ những vấn đề liên quan tới cuộc họp tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cũng như cơn bão nhiệt đới Dorian ở Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và Tunisia cũng góp một phần không nhỏ vào việc ép dầu thô thế giới giảm giá.
Tuy nhiên, mức giảm của giá dầu thô giao sau tại sàn hàng hóa New York đã được hạn chế phần nào, sau khi báo cáo từ trường Đại học Michigan/ Thomson Reuters cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã tăng lên mức 85,1 điểm, cao nhất trong vòng 6 năm qua và cao hơn mức dự báo của giới phân tích.
Cũng trên sàn New York phiên 26/7, giá xăng tháng 8 tăng gần 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 3,04 USD/gallon, nhưng tính cả tuần giảm 2,5%. Giá dầu sưởi giảm 2,5 cent, tương ứng 0,8%, còn 3,01 USD/gallon, hạ 2,6% trong tuần. Giá khí tự nhiên giảm 9 cent, tương ứng 2,4%, xuống 3,56 USD/ triệu BTU, giảm 5% trong tuần.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (26/7), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 trên sàn hàng hóa New York giảm 79 cent, tương ứng với mức 0,8%, xuống còn 104,70 USD mỗi thùng. Đây là mức chốt theo ngày thấp nhất kể từ phiên 11/7 cho đến nay. Trước đó, giá dầu thô loại này còn tụt xuống còn 103,90 USD mỗi thùng.
Tính chung cả tuần, dầu thô hợp đồng tháng 9 đã giảm 2,9% giá trị. Nếu so với mức giá chốt cuối tuần trước của dầu thô hợp đồng tháng 8 (hiện đã hết hạn) là 108,05 USD mỗi thùng, hiện giá dầu thô kỳ hạn tại sàn giao dịch New York đã giảm tới 3,1%. Trong suốt 4 tuần trước đó, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng được 15%.
Trên sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cuối ngày 26/7 đứng ở mức 107,17 USD, giảm 48 cent, tương ứng với mức giảm 0,5%. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,8%. Hiện khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô giao sau tại New York và dầu Brent ở London đang ở khoảng gần 3 USD/thùng.
Nguyên nhân chính khiến hai hợp đồng dầu thô quan trọng này giảm giá trong tuần, là do nhà đầu tư quan ngại trước sự đi xuống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong đó điển hình là báo cáo cho thấy sản xuất tháng 7 của Trung Quốc xuống thấp nhất trong vòng 11 tháng qua do ngân hàng HSBC công bố trong tuần.
Tiếp đó, ngày 25/7, Trung Quốc ban hành loạt biện pháp mới kích thích tăng trưởng kinh tế, gồm tạm thời miễn thuế giá trị gia tăng và thuế doanh thu đối với một số doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho thấy, Bắc Kinh đang quan ngại về sự đi xuống của nền kinh tế, sau khi chỉ tăng trưởng 7,7% và 7,5% trong hai quý 1 và 2.
Riêng sự đi xuống của thị trường trong ngày 26/7 còn xuất phát từ những vấn đề liên quan tới cuộc họp tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cũng như cơn bão nhiệt đới Dorian ở Đại Tây Dương. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và Tunisia cũng góp một phần không nhỏ vào việc ép dầu thô thế giới giảm giá.
Tuy nhiên, mức giảm của giá dầu thô giao sau tại sàn hàng hóa New York đã được hạn chế phần nào, sau khi báo cáo từ trường Đại học Michigan/ Thomson Reuters cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 đã tăng lên mức 85,1 điểm, cao nhất trong vòng 6 năm qua và cao hơn mức dự báo của giới phân tích.
Cũng trên sàn New York phiên 26/7, giá xăng tháng 8 tăng gần 3 cent, tương ứng 0,9%, lên 3,04 USD/gallon, nhưng tính cả tuần giảm 2,5%. Giá dầu sưởi giảm 2,5 cent, tương ứng 0,8%, còn 3,01 USD/gallon, hạ 2,6% trong tuần. Giá khí tự nhiên giảm 9 cent, tương ứng 2,4%, xuống 3,56 USD/ triệu BTU, giảm 5% trong tuần.