Xem xét bơm thêm vốn cho vay tiêu dùng, mua nhà
Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 vượt mức kế hoạch 18% với cơ cấu tín dụng hợp lý
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017 với nhiều chỉ đạo về kinh tế - xã hội đối với các bộ ngành, địa phương.
Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị quyết nói trên là Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2017.
Đây có thể được xem là động thái kích cầu tín dụng, nhằm làm tăng tổng cầu cũng như kích thị trường bất động sản phát triển, qua đó đạt mục tiêu tăng GDP cả năm 6,7%.
Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 vượt mức kế hoạch 18% với cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống. Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển.
Đặc biệt, Chính phủ lưu ý từng bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ quản lý các ngành sản xuất rà soát tình hình thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực theo từng tháng. Giao Tổng cục Thống kê báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực chủ yếu vào ngày 25 hằng tháng. Tăng cường theo dõi việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
Bộ Tài chính siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính - ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến thuế và phí. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu theo lộ trình phù hợp, bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, nhất là dự án sân bay Long Thành, dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Kịp thời hoàn thiện các yêu cầu, điều kiện để Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, có giải pháp giảm phí tại một số trạm thu phí BOT trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.
Bộ Xây dựng theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản và có giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, ổn định; báo cáo Chính phủ về tình hình, giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng ở một số địa phương; có giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên để hạn chế tình trạng khai thác cát lòng sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường.
Các thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu là thành phố Hà Nội và Tp.HCM kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm; chỉ đạo chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.
Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị quyết nói trên là Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2017.
Đây có thể được xem là động thái kích cầu tín dụng, nhằm làm tăng tổng cầu cũng như kích thị trường bất động sản phát triển, qua đó đạt mục tiêu tăng GDP cả năm 6,7%.
Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 vượt mức kế hoạch 18% với cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống. Nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển.
Đặc biệt, Chính phủ lưu ý từng bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, bám sát tình hình, chủ động, quyết liệt hành động bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ quản lý các ngành sản xuất rà soát tình hình thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực theo từng tháng. Giao Tổng cục Thống kê báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực chủ yếu vào ngày 25 hằng tháng. Tăng cường theo dõi việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc.
Bộ Tài chính siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính - ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến thuế và phí. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu theo lộ trình phù hợp, bảo đảm kiểm soát lạm phát.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, nhất là dự án sân bay Long Thành, dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Kịp thời hoàn thiện các yêu cầu, điều kiện để Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, có giải pháp giảm phí tại một số trạm thu phí BOT trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.
Bộ Xây dựng theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản và có giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, ổn định; báo cáo Chính phủ về tình hình, giải pháp khắc phục tình trạng khan hiếm cát xây dựng ở một số địa phương; có giải pháp sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên để hạn chế tình trạng khai thác cát lòng sông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường.
Các thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu là thành phố Hà Nội và Tp.HCM kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm; chỉ đạo chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.