14:54 07/12/2016

Xóa sim rác tránh kiểu “đầu voi đuôi chuột”

Thủy Diệu

Doanh nghiệp viễn thông không được lách luật, chuyển thuê bao trả trước thành thuê bao trả sau ảo

<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Theo Cục Viễn thông, hiện đã có hơn 11 triệu sim bị khóa tài khoản, trong đó có 3,8 triệu sim của VinaPhone, 3,7 triệu sim của Viettel và 3,3 triệu sim của MobiFone.</span>
<span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;; font-size: 14.6667px;">Theo Cục Viễn thông, hiện đã có hơn 11 triệu sim bị khóa tài khoản, trong đó có 3,8 triệu sim của VinaPhone, 3,7 triệu sim của Viettel và 3,3 triệu sim của MobiFone.</span>
Tại buổi giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 6/12, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ đạo Cục Viễn thông và Thanh tra Bộ tiếp tục kiểm tra thu hồi sim kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, tránh tình trạng "đầu voi đuôi chuột".

Bộ trưởng Tuấn yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông không được lách luật, chuyển thuê bao trả trước thành thuê bao trả sau ảo hay chuyển các gói đăng ký cá nhân thành của tổ chức để tăng thuê bao.

Theo Bộ trưởng Tuấn trước đó cũng yêu cầu Cục viễn thông, Thanh tra Bộ phải thường xuyên kiểm tra công tác xử lý sim đăng ký sai quy định, đồng thời cùng với các doanh nghiệp thực hiện kiểm tra chéo lẫn nhau, không chỉ làm một đợt, từng đợt mà phải làm thường xuyên.

Tại buổi giao ban, số liệu được Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung cho biết, đến ngày 2/12/2016, đã có hơn 12 triệu sim có dấu hiệu kích hoạt sẵn đã được gửi tin nhắn để xác nhận thông tin, trong đó hơn 600.000 thuê bao đã đăng ký lại thông tin. Như vậy, có hơn 11 triệu sim bị khóa tài khoản, trong đó có 3,8 triệu sim của VinaPhone, 3,7 triệu sim của Viettel và 3,3 triệu sim của MobiFone.

Theo Cục trưởng, sau khi Bộ gửi văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành và các Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước, các sở đã và đang rất quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra việc thu hồi sim kích hoạt sẵn.

Đến thời điểm này, các nhà mạng bắt đầu tiến hành giai đoạn 2 thu hồi sim kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, ông Trung cho biết.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó giám đốc Trung tâm VNCERT, cho biết, ngày 5/12, các nhà mạng đã chính thức kết xuất số liệu về thu hồi sim rác kích hoạt sẵn. Cụ thể, trong tháng 10 Viettel đã kích hoạt 4,2 triệu sim, trong đó số sim phải chặn là 2,2 triệu; VinaPhone kích hoạt 2,8 triệu sim và phải chặn khoảng 1 triệu sim; MobiFone đã kích hoạt 1,8 triệu sim và phải chặn 500.000 sim.

Ghi nhận phản ánh tin nhắn rác qua đầu số 456 do VNCERT quản lý, trong tháng 11 có 14.961 lượt phản ánh tin nhắn rác, trong đó nhà mạng VinaPhone chiếm 50,3%; giảm 29% so với tháng trước; MobiFone chiếm 41,8%, tăng 13,8%; Viettel chiếm 6%, giảm 25,3%; Vietnamobile chiếm 1,7%, tăng 50%.

Liên quan đến việc thu hồi sim rác đã kích hoạt của các nhà mạng trong những ngày vừa qua, đại diện VNPT báo cáo đã khóa 3,7 triệu thuê bao, trong đó 180.000 thuê bao đăng ký lại thông tin trong một đêm. Hơn 5.000 khách hàng khiếu nại khóa nhầm thuê bao, số khách hàng khiếu nại là không đáng kể so với tổng số sim bị khóa.

Đại diện MobiFone tuy không đưa ra con số cụ thể song cũng báo cáo đã nghiêm túc thực hiện thu hồi sim trả trước kích hoạt sẵn trên kênh phân phối đúng cam kết.

Đối với Viettel, đại diện tập đoàn này cho biết đã cắt khoảng 3,7 triệu SIM nghi vấn và tính đến hết 30/11/2016,  đã có 150.000 sim đăng ký lại. Viettel đã thực hiện gửi tin nhắn thông báo cho toàn bộ 3,7 triệu số sim bị chặn, tỷ lệ khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng về việc bị chặn sim có tăng so với thông thường nhưng tăng không đáng kể và ở dưới mức dự báo của Viettel. 

Viettel cũng cho biết đã chặn tổng cộng 157 triệu tin nhắn rác trong 11 tháng của năm 2016 và chặn 9,5 triệu tin nhắn rác chỉ riêng trong tháng 11. 

Đại diện nhà mạng này đề xuất Cục Viễn thông cần sớm ban hành khung giá để tránh việc tái lại sim có tài khoản, thậm chí có những tài khoản rất lớn trên thị trường nhằm đảm bảo sự linh hoạt trong kinh doanh và sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp viễn thông.