Xu thế dòng tiền: Thông tin hỗ trợ đã phản ánh vào giá?
Thanh khoản duy trì ở mức thấp không hẳn có nghĩa là dấu hiệu kết thúc của một con sóng mà là biểu hiện của sự thận trọng
Các chuyên gia trong tọa đàm "Xu thế dòng tiền" mà VnEconomy phỏng vấn có những cái nhìn khác nhau về câu chuyện thanh khoản thấp đang diễn ra trong hai tuần giao dịch qua.
Thanh khoản duy trì ở mức thấp không hẳn có nghĩa là dấu hiệu kết thúc của một con sóng mà là biểu hiện của sự thận trọng trong bối cảnh thiếu thông tin hỗ trợ đột phá. Thậm chí có quan điểm cho rằng thanh khoản thấp là một biểu hiện tốt, thể hiện áp lực cung giá thấp không duy trì được lâu.
Điểm chung gặp nhau chính là yếu tố phân hóa về giá theo các thông tin hỗ trợ - cụ thể là kết quả kinh doanh, thông tin từ đại hội cổ đông - sẽ tạo nên những khó khăn trong hoạt động giao dịch. Quan điểm bi quan nhất nhận định rằng ở một số trụ cột, yếu tố thông tin đã được phản ánh vào giá và để có mức tăng đột phá, cần thời gian tích lũy dài hơn.
Trên cơ sở đánh giá tích cực về thị trường, chiến lược giao dịch vẫn ưu tiên tỉ lệ cổ phiếu cao trong danh mục. Hoạt động cơ cấu danh mục cũng được thực hiện để bám sát các cổ phiếu có triển vọng tăng tốt hơn với những thông tin hỗ trợ.
Thanh khoản không tăng - dấu hiệu xấu?
Tuần này chỉ có 4 phiên giao dịch nhưng tính bình quân mỗi phiên, thanh khoản thị trường đã không tăng được như kỳ vọng, cả về khối lượng lẫn giá trị. Những thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh và kế hoạch cổ tức “khủng” cũng không tạo được hiệu ứng đủ mạnh ở những cổ phiếu cụ thể. Anh chị có thất vọng vì thực tế này? Liệu đây có phải là dấu hiệu yếu đi của thị trường hay không?
Theo tôi thị trường dù gây thất vọng về thanh khoản nhưng vẫn có những điểm sáng:
(1) Những nhà đầu tư bắt đáy tuần trước đã thành công và có đủ cơ hội để chốt lời, ngay cả khi thị trường đã điều chỉnh hai phiên;
(2) Sự phân hóa ít nhiều vẫn thể hiện, vẫn có cổ phiếu vượt đỉnh, thể hiện dòng tiền ở mỗi nhóm đều có sự chủ động riêng.
(1) Những nhà đầu tư bắt đáy tuần trước đã thành công và có đủ cơ hội để chốt lời, ngay cả khi thị trường đã điều chỉnh hai phiên;
(2) Sự phân hóa ít nhiều vẫn thể hiện, vẫn có cổ phiếu vượt đỉnh, thể hiện dòng tiền ở mỗi nhóm đều có sự chủ động riêng.
Thị trường yếu đi, nhưng không phải biểu hiện của sự kết thúc một con sóng, mà đơn giản là giai đoạn tạm nghỉ, khi những lứa nhà đầu tư đã lần lượt đạt được kỳ vọng, tạm thời chốt lời và chờ đợi/tìm kiếm cơ hội mới. Lực cầu tiềm năng của thị trường vẫn lớn khi dòng tiền không có dấu hiệu thoát hẳn ra.
Như đã trình bày trong nhiều kỳ trước, tôi có góc nhìn khác với thanh khoản: Việc thanh khoản duy trì liên tục ở mức cao trong giai đoạn thị trường tăng nóng trước đó khiến tôi e ngại hơn là diễn biến thanh khoản như hiện nay.
Cụ thể, nếu nhìn vào phiên cuối tuần, áp lực từ chuỗi ngày bán ròng của khối ngoại, tâm lý bị ảnh hưởng thêm bởi diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới, VNIndex có lúc đã giảm tới 5-6 điểm trong phiên nhưng thanh khoản không tăng lên- thể hiện áp lực cung giá thấp không duy trì được lâu.
Thị trường đã yếu đi so với giai đoạn 1-2 tháng trước, điều này đúng và nhiều người nhận ra, nhưng tôi cho rằng nó không yếu đến mức quá tiêu cực.
Trái lại, tôi cho rằng thị trường đang tích lũy tốt và điều tôi thấy an tâm đó là các cổ phiếu đầu cơ dẫn dắt cùng với các cổ phiếu blue chips đang tích lũy giá và có giao dịch sôi động.
Sau giai đoạn điều chỉnh thì khi chỉ số VN-Index tạo đáy thành công ở ngưỡng 574 thì thanh khoản sẽ phải thấp và khi thị trường quay đầu đi lên chạm ngưỡng 609 trở lại và vượt qua sau đó thì lúc đó thanh khoản sẽ rất lớn với lực cầu vào các cổ phiếu lớn sẽ rất mạnh.
Tôi cho rằng thị trường đã tạm thời đi qua giai đoạn tăng nóng cả về thanh khoản và điểm số. Giai đoạn hiện tại là dành cho sự tích lũy và điều chỉnh tích cực để củng cố và hướng tới một xu hướng tăng trung và dài hạn bền vững hơn.
Sự phân hóa tăng điểm vào các cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí, bất động sản và chứng khoán để giữ nhịp thị trường trong bối cảnh thanh khoản có sự suy giảm nhất định đã được chúng tôi dự báo từ khoảng 2 tuần trước đây.
Thanh khoản đang có chiều hướng giảm đang cho thấy sự suy yếu phần nào của dòng tiền. Tôi cho rằng, áp lực bán ròng của khối ngoại khiến nhiều nhà đầu tư duy trì sự thận trọng, và sự thận trọng này khiến nhiều cổ phiếu không thể tăng mạnh ngay cả có được sự hỗ trợ của thông tin tích cực.
Thông tin đã phản ánh vào giá?
Kết quả kinh doanh quý 1/2014 được kỳ vọng sẽ là lực hỗ trợ của thị trường trong tháng 4. Tuy nhiên tuần này lại chứng kiến mức độ bán ra rất mạnh của nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều mã, không chỉ trường hợp cá biệt như DPM. Hai phiên cuối tuần cũng chứng kiến áp lực chốt lời rất mạnh từ nhà đầu tư trong nước. Phải chăng yếu tố hỗ trợ cơ bản đó đã được phản ánh đầy đủ?
Tôi thấy việc nhà đầu tư bán ra ở nhiều cổ phiếu blue chips là chuyện bình thường trong khi họ lại mua vào ở nhiều cổ phiếu khác. Tôi cho rằng nhà đầu tư nước ngoài cũng không khác gì nhà đầu tư trong nước, họ mua bán cổ phiếu theo quan điểm chiến lược riêng – dòng tiền sẽ phân hóa vào các cổ phiếu theo họ là triển vọng.
Giai đoạn này chính là giai đoạn phân hóa cổ phiếu và sẽ khó chọn cổ phiếu hơn sau khi thị trường đi vào giai đoạn 3 tăng điểm. Áp lực chốt lời mạnh luôn có, nhất là khi chỉ số VN-Index điều chỉnh đi quanh mốc 600 điểm.
Cho dù không quan sát 2 phiên cuối tuần tôi cũng sẽ cho rằng các phiên đó sẽ làm nản lòng các tay chơi trading ngắn hạn. Tuy nhiên chiến thắng thị trường không thuộc về số đông một khi thị trường đang đi vào giai đoạn uptrend và việc kiên nhẫn với những cổ phiếu tốt đang có tin cơ bản hỗ trợ là điều tối quan trọng.
Khối ngoại đã mua ròng nhiều bluechip kể từ nửa cuối 2010, cho đến giờ mới có hiện tượng bán ra thì đợt bán này có thể chưa kết thúc và còn gây lo ngại cho thị trường chung.
Tuy nhiên biểu hiện trong tuần vừa qua, gần như có sự tách bạch của hai mặt trận: nhóm nước ngoài bán ròng và nhóm các cổ phiếu còn lại. Tôi vẫn nhìn thấy sự chủ động của dòng tiền ở nhóm cổ phiếu còn lại, và kết quả kinh doanh quý 1 vẫn đóng vai trò giữ nhịp thị trường, điển hình là nhóm chứng khoán.
Câu chuyện mùa đại hội cổ đông sẽ tiếp tục nuôi dưỡng thị trường, nhưng sự phân hóa sẽ mạnh mẽ hơn.
Ở mặt bằng 600 điểm của VN-Index như hiện tại là mức điểm cao trong vòng 5 năm trở lại đây và sẽ là dễ hiểu nếu các nhà đầu tư ngoại và nội đã có sự đầu tư ở các mức giá thấp trước đây hiện thực hóa lợi nhuận và chờ đợi một cơ hội đầu tư mới.
Hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại vẫn được thực hiện khá khẩn trương và dẫn tới diễn biến mua/ bán ròng xen kẽ trong các phiên giao dịch vừa qua.
Yếu tố cơ bản của các cổ phiếu trụ cột, theo tôi, phần lớn đã phản ánh vào giá của các cổ phiếu này trong giai đoạn hiện tại. Sự bứt phá nếu có phụ thuộc nhiều vào những diễn biến kinh doanh thuận lợi hơn khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi rõ nét hết từ quý 3 năm nay.
Thị trường đã có sự phân hóa từ đầu tháng 3, trong đó không ít cổ phiếu duy trì được đà tăng mạnh một phần nhờ kỳ vọng vào kết quả kinh doanh quý I. Tuy nhiên, tôi không cho rằng kỳ vọng này đã được phản ánh đầy đủ, thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu có triển vọng kết quả kinh doanh thuận lợi.
Về khối ngoại, tôi có 1 góc nhìn nữa hơi khác như sau: nếu như chúng ta để ý, năm 2013, mỗi đợt khối ngoại bán ròng như hiện nay thì gần như tất cả các mã trên thị trường đều có hình ảnh như của DPM của tuần qua; nhưng câu chuyện ở hiện tại là trong lúc DPM đi xuống, GAS vẫn đem lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư lướt sóng, nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn bứt phá mạnh.
Cũng qua hình ảnh tăng trưởng của nhóm chứng khoán, có thể thấy thị trường thực ra đang phân hóa theo các thông tin cơ bản, theo sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khác nhau của từng nhóm, dòng cổ phiếu.
Sẵn sàng cơ cấu danh mục
Tuần trước các anh chị đã gia tăng lượng cổ phiếu hoặc chờ tín hiệu rõ hơn trong tuần này. Hoạt động giao dịch của anh chị trong tuần này như thế nào và chiến lược phân bổ vốn ra sao?
Tuần trước tôi giữ 80% cổ phiếu chứng khoán và blue-chips và không có thay đổi gì cho đến hiện tại. Có thể tôi sẽ bán ra trong nửa đầu tuần này và cân nhắc sang nhóm cổ phiếu khác.
Tôi vẫn giữ chiến lược lựa chọn các cổ phiếu không giảm điểm mạnh trong điều chỉnh, đồ thị đi ngang và chuẩn bị break-out. Hiện tại có một số mã thuộc nhóm bất động sản, nhóm Sông Đà đang hình thành mẫu hình này.
Như tuần trước, tôi đã có kế hoạch và đã thực hiện mua một số cổ phiếu bluechips như GAS, HPG, DRC, HAG. Với GAS tôi đánh giá cổ phiếu này khả năng vẫn còn đà tăng nhưng do đạt kỳ vọng lợi nhuận trước đó nên tôi cũng thực hiện chốt lời.
Song song với đó, HAG được cơ cấu ra khỏi danh mục để tạm tránh áp lực bán ròng của khối ngoại. HPG, DRC vẫn cao hơn giá mua và tôi vẫn để với kỳ vọng các cổ phiếu này vẫn còn tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt DRC. Ở nhóm blue-chips này, cuối tuần tôi cũng tham gia mới vào các hiện tượng đang bị bán quá đà, mà cụ thể ở đây là DPM.
Trong khi đó, nhóm chứng khoán, tôi mua vào SSI, KLS, VND và đặc biệt là SHS, APS và sẽ tiếp tục gia tăng tỷ trọng APS trong tuần kế tiếp.
Một cổ phiếu khác tôi đánh giá cũng khá tiềm năng cho tuần tới là HUT.
Tỷ trọng cổ phiếu hiện tại của tôi khoảng 50%. Và nếu như đồ thị HNX-Index cũng tiếp tục cho thấy sự ổn định dần trở lại, có thể bắt đầu từ nửa cuối tuần sau, tôi sẽ quay lại 1 phần nhỏ ở nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao. Tôi thích LCG, DCS…
Tôi duy trì tiền mặt là 40% và 60% cổ phiếu sẽ chủ yếu phân bổ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn của ngành dầu khí, chứng khoán, bất động sản và có thể là ngân hàng với một số hé lộ về thông tin sáp nhập.
Tôi sẽ duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư ngắn hạn ở mức 30%. Tỷ trọng này sẽ được tăng lên khi thanh khoản, cũng như diễn biến của các chỉ số có dấu hiệu khởi sắc hơn.
Việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu cao vẫn được ưu tiên, nhất là những cổ phiếu cơ bản (CII, TCM, FCN…) và những cổ phiếu được gọi là dẫn dắt mang tính đầu cơ (SSI, VND).
Ngoài việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu cao và nhất là gia tăng tỷ lệ cổ phiếu chỉ và chỉ vào một trong những cổ phiếu hàng đầu khi thanh khoản cả thị trường bùng bổ tăng điểm ấn tượng. Tôi chỉ giữ hai loại cổ phiếu trên với số lượng lớn ưu tiên với dòng cổ phiếu chứng khoán. Vẫn là câu nói yêu thích “Khi bạn đúng, bạn kiếm được bao tiền?” của Soros.
VN-Index: Cơ hội vượt đỉnh?
VN-Index đã không qua được đỉnh cũ quanh 610 điểm trong tuần này và thanh khoản duy trì ở mức thấp. Theo anh chị chỉ số có cơ hội vượt đỉnh cũ trong ngắn hạn và liệu chỉ số có hình thành mô hình kỹ thuật giảm giá?
Hiện tại, động thái bán ròng của khối ngoại đang đe dọa tới xu thế tăng của VN-Index, do vậy tôi cho rằng trong ngắn hạn VN-Index sẽ khó vượt được đỉnh cũ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận các chỉ số bắt đầu vào giai đoạn điều chỉnh giảm.
Ngưỡng kháng cự tương đối mạnh là 610 điểm nhưng chưa phải là mức không thể vượt qua nếu thanh khoản bùng nổ trở lại và thông tin có sự hỗ trợ tích cực thêm trong tuần tới.
Theo tôi, trong ngắn hạn, thị trường vẫn có thể quay lại ngưỡng cản mạnh hơn tương đương mức đỉnh của năm 2009 ở quanh 620-630 điểm. Quá trình tăng điểm (nếu có) sẽ diễn ra chậm hơn và có sự phân hóa mạnh vì mặt bằng giá cổ phiếu đã ở mức cao.
Tôi cho rằng cho đến khi mà thanh khoản vẫn còn duy trì ổn định ở mức thấp như hiện nay, nghĩa là đám đông vẫn còn đang nghi ngờ, thì khả năng sụt giảm mạnh là rất thấp. Tôi cho rằng khả năng VN-Index có thể sẽ “chớm” vượt đỉnh với diễn biến hiện tại.
Tôi vẫn lạc quan với xu hướng thị trường trong tuần tới và tôi cho rằng tuần tới sẽ là tuần tăng điểm không loại trừ sẽ có những phiên tăng điểm rất mạnh với thanh khoản lớn.
Chỉ số VN-Index tích lũy có thể ngay phiên đầu rồi rồi tăng điểm tiếp chạm 610 rồi vượt qua. Xác xuất giảm điểm tuần tới hiện tại hoàn toàn được loại trừ.
Tôi đánh giá cao khả năng VN-Index vượt đỉnh ngắn hạn, nhưng như những lần trước, mỗi lần vượt đỉnh lại đi ngang díc-dắc và phân hóa mạnh mẽ hơn.
Nhằm giúp bạn đọc/nhà đầu tư chứng khoán có thêm những góc nhìn tham khảo uy tín, đến từ các chuyên gia hàng đầu trên thị trường, bắt đầu từ tháng 1/2014, VnEconomy mở thêm chuyên mục tọa đàm định kỳ hàng tuần mang tên “Xu thế dòng tiền”. “Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư. Ở vị trí điều phối cuộc tọa đàm là nhà báo Nguyễn Hoàng, người phụ trách Ban Chứng khoán của VnEconomy. VnEconomy và các chuyên gia không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại nếu có trong hoạt động đầu tư dựa trên những nhận định được đăng tải. Các chuyên gia là những thành viên tham gia thị trường, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động đầu tư thực tế, do vậy, các quan điểm nhận định cũng như phương pháp đầu tư có thể dẫn đến những xung đột lợi ích. |