Xuất hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên ngoài Tây Phi
Một nữ nhân viên y tế bị nhiễm Ebola khi đang làm việc tại bệnh viện ở Madrid, Tây Ban Nha
Theo tờ Wall Street Journal, một nhân viên y tế người Tây Ban Nha đã được xét nghiệm dương tính với Ebola sau khi điều trị cho một nhà truyền giáo - người bị nhiễm loại virus này ở Tây Phi rồi sau đó bay về Madrid.
Đây được xem là ca truyền nhiễm Ebola đầu tiên bên ngoài khu vực Tây Phi trong trận dịch đang diễn ra.
Nữ nhân viên y tế nói trên bị nhiễm Ebola khi đang làm việc tại bệnh viện Carlos III ở Madrid, bệnh viện được trang bị đặc biệt để điều trị Ebola. Ca nhiễm Ebola này làm khiến giới nhân viên y tế của Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại và đặt ra những câu hỏi về việc liệu nước này đã có đầy đủ cơ sở vật chất để điều trị bệnh nhân Ebola và ngăn chặn sự lan rộng của virus chết người.
Danh tính của nhân viên y tế nhiễm Ebola không được nhà chức trách Ebola công bố. Chỉ biết, người này tham gia một nhóm điều trị Ebola cho nhà truyền giáo 69 tuổi người Tây Ban Nha Manuel Garcia Viejo trước khi ông qua đời vào ngày 25/9. Hôm 22/9, ông Viejo được đưa bằng máy bay về Madrid từ quốc gia Tây Phi Sierra Leone.
Giới chức ngành y tế Tây Ban Nha nói rằng, nhân viên y tế nhiễm Ebola đã tiếp xúc với ông Viejo một lần khi ông còn sống và tiếp xúc với quần áo của ông sau khi ông qua đời. Cô này đã bị sốt nhẹ hôm 30/9 sau đó được đưa vào viện ngay lập tức. Cô được xác nhận đã nhiễm Ebola sau hai lần xét nghiệm. Hiện nữ bệnh nhân này đang được cách ly tại một cơ sở thuộc ngoại ô Madrid.
Giới chức Tây Ban Nha bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng Ebola ở nước này, nhưng không thể đưa ra được cách lý giải xác đáng về nguyên nhân dẫn tới vụ lây nhiễm Ebola nói trên.
“Chúng tôi đang điều tra để xác định nguồn tiếp xúc và liệu các quy định về phòng bệnh có được tuân thủ nghiêm ngặt hay không”, bà Ana Mato, Bộ trưởng Bộ Y tế Tây Ban Nha, phát biểu trong một buổi họp báo được truyền hình trực tiếp.
Nhóm nhân viên y tế điều trị cho nhà truyền giáo chết vì Ebola có tổng cộng 30 người. Tất cả những người này đều đã được xét nghiệm.
Cũng liên quan đến tình hình dịch Ebola, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ phát triển hệ thống giám sát Ebola tại các sân bay. Trong khi đó, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ là công dân Liberia Thomas Eric Duncan hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện ở Dallas.
Ông Obama kêu gọi các cơ quan và người dân Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện có về phòng chống Ebola. Tuy nhiên, Nhà Trắng nói không có kế hoạch cấm hoạt động đi lại từ các nước Tây Phi sang Mỹ, bởi biện pháp như vậy sẽ cản trở cuộc chiến chống Ebola.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến thời điểm này, dịch Ebola ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của hơn 3.400 người.
Đây được xem là ca truyền nhiễm Ebola đầu tiên bên ngoài khu vực Tây Phi trong trận dịch đang diễn ra.
Nữ nhân viên y tế nói trên bị nhiễm Ebola khi đang làm việc tại bệnh viện Carlos III ở Madrid, bệnh viện được trang bị đặc biệt để điều trị Ebola. Ca nhiễm Ebola này làm khiến giới nhân viên y tế của Tây Ban Nha đặc biệt lo ngại và đặt ra những câu hỏi về việc liệu nước này đã có đầy đủ cơ sở vật chất để điều trị bệnh nhân Ebola và ngăn chặn sự lan rộng của virus chết người.
Danh tính của nhân viên y tế nhiễm Ebola không được nhà chức trách Ebola công bố. Chỉ biết, người này tham gia một nhóm điều trị Ebola cho nhà truyền giáo 69 tuổi người Tây Ban Nha Manuel Garcia Viejo trước khi ông qua đời vào ngày 25/9. Hôm 22/9, ông Viejo được đưa bằng máy bay về Madrid từ quốc gia Tây Phi Sierra Leone.
Giới chức ngành y tế Tây Ban Nha nói rằng, nhân viên y tế nhiễm Ebola đã tiếp xúc với ông Viejo một lần khi ông còn sống và tiếp xúc với quần áo của ông sau khi ông qua đời. Cô này đã bị sốt nhẹ hôm 30/9 sau đó được đưa vào viện ngay lập tức. Cô được xác nhận đã nhiễm Ebola sau hai lần xét nghiệm. Hiện nữ bệnh nhân này đang được cách ly tại một cơ sở thuộc ngoại ô Madrid.
Giới chức Tây Ban Nha bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng Ebola ở nước này, nhưng không thể đưa ra được cách lý giải xác đáng về nguyên nhân dẫn tới vụ lây nhiễm Ebola nói trên.
“Chúng tôi đang điều tra để xác định nguồn tiếp xúc và liệu các quy định về phòng bệnh có được tuân thủ nghiêm ngặt hay không”, bà Ana Mato, Bộ trưởng Bộ Y tế Tây Ban Nha, phát biểu trong một buổi họp báo được truyền hình trực tiếp.
Nhóm nhân viên y tế điều trị cho nhà truyền giáo chết vì Ebola có tổng cộng 30 người. Tất cả những người này đều đã được xét nghiệm.
Cũng liên quan đến tình hình dịch Ebola, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ phát triển hệ thống giám sát Ebola tại các sân bay. Trong khi đó, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ là công dân Liberia Thomas Eric Duncan hiện vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện ở Dallas.
Ông Obama kêu gọi các cơ quan và người dân Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện có về phòng chống Ebola. Tuy nhiên, Nhà Trắng nói không có kế hoạch cấm hoạt động đi lại từ các nước Tây Phi sang Mỹ, bởi biện pháp như vậy sẽ cản trở cuộc chiến chống Ebola.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến thời điểm này, dịch Ebola ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của hơn 3.400 người.