Ebola đe dọa chứng khoán thế giới
Ca được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ đang khiến dân chúng nước này lo sợ về khả năng lây lan loại virus chết người từ Tây Phi
Thị trường chứng khoán châu Á sáng nay (2/10) và thị trường Mỹ đêm qua đồng loạt giảm điểm khi giới đầu tư lo sợ trước tin phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên trên đất Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản sáng nay giảm 0,2%. Chỉ số Nikkei của thị trường Nhật giảm 1,3%.
Phiên đêm qua, thị trường chứng khoán Phố Wall giảm hơn 1%. Ngoài số liệu gây thất vọng về khu vực sản xuất của Mỹ, thị trường còn chịu áp lực giảm vì tin nhà chức trách nước này xác nhận đã phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu nhỏ rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh (correction).
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Ebola tại Mỹ đầu tiên là một người đi từ Liberia bằng đường hàng không sang Mỹ thăm gia đình. Thông tin về vụ việc đã khiến cổ phiếu của các hãng hàng không niêm yết ở Phố Wall lao dốc. Nhóm cổ phiếu của các hãng hàng không giảm 3,1%, mạnh nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Trái lại, cổ phiếu của các hãng dược phẩm nghiên cứu thuốc chữa Ebola tăng mạnh, điển hình là cổ phiếu của hãng Tekmira Pharmaceuticals niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng 18,2%.
Cũng theo tin từ Reuters, trước khi được đưa lên xe cấp cứu để nhập viện, bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Mỹ đã nôn mửa trên mặt đất bên ngoài khu căn hộ nơi ông này ở.
“Cả gia đình ông ấy kêu ầm lên. Ông ấy đi ra ngoài và nôn lung tung”, Mesud Osmanovic, 21 tuổi, một cư dân chứng kiến sự việc miêu tả lại cảnh tượng khi bệnh nhân Ebola nói trên được đưa đi nhập viện hôm Chủ Nhật vừa rồi trong tình trạng ốm nặng.
Vì lý do riêng tư của bệnh nhân, bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital nơi bệnh nhân trên đang điều trị không tiết lộ danh tính người bệnh. Tuy nhiên, một người xưng là bạn của gia đình, cho biết, người nhiễm Ebola này có tên là Thomas Eric Duncan.
Theo tờ New York Times, Duncan, ngoài 40 tuổi, đã giúp đưa một phụ nữ mang thai nhiễm Ebola vào viện khi ông còn ở Liberia. Khi đến viện, do hết chỗ, Duncan lại đưa người phụ nữ này về với gia đình và giúp đưa cô vào nhà. Người phụ nữ này sau đó đã chết. 4 ngày sau, Duncan bay đến Mỹ.
Theo nhà chức trách bang Texas, đã có tới 18 người, trong đó có 5 trẻ em, tiếp xúc với bệnh nhân Ebola trên sau khi ông này tới Mỹ từ Liberia vào cuối tháng 9. Những trẻ em này đã đi học vào đầu tuần này, nhưng sau đó đã được giữ tại nhà và đang được theo dõi triệu chứng.
Ca được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ đang khiến dân chúng nước này lo sợ về khả năng lây lan loại virus chết người từ Tây Phi. Đến nay, đã có ít nhất 3.338 người ở Tây Phi chết trong dịch Ebola tồi tệ nhất lịch sử này.
Cơ chế lây lan của Ebola là thông qua tiếp xúc với chất dịch của cơ thể như máu hay dịch tiết. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng, khả năng lây nhiễm căn bệnh này hạn chế hơn so với các bệnh lây truyền trong không khí.
Tuy vậy, thời gian cửa sổ kéo dài trước khi bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, nôn mửa hay tiêu chảy đồng nghĩa với việc người mắc Ebola có thể di chuyển nhiều nơi mà không bị phát hiện.
Hãng tin Reuters cho biết, chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản sáng nay giảm 0,2%. Chỉ số Nikkei của thị trường Nhật giảm 1,3%.
Phiên đêm qua, thị trường chứng khoán Phố Wall giảm hơn 1%. Ngoài số liệu gây thất vọng về khu vực sản xuất của Mỹ, thị trường còn chịu áp lực giảm vì tin nhà chức trách nước này xác nhận đã phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ. Chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu nhỏ rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh (correction).
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Ebola tại Mỹ đầu tiên là một người đi từ Liberia bằng đường hàng không sang Mỹ thăm gia đình. Thông tin về vụ việc đã khiến cổ phiếu của các hãng hàng không niêm yết ở Phố Wall lao dốc. Nhóm cổ phiếu của các hãng hàng không giảm 3,1%, mạnh nhất kể từ tháng 1 năm nay.
Trái lại, cổ phiếu của các hãng dược phẩm nghiên cứu thuốc chữa Ebola tăng mạnh, điển hình là cổ phiếu của hãng Tekmira Pharmaceuticals niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng 18,2%.
Cũng theo tin từ Reuters, trước khi được đưa lên xe cấp cứu để nhập viện, bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Mỹ đã nôn mửa trên mặt đất bên ngoài khu căn hộ nơi ông này ở.
“Cả gia đình ông ấy kêu ầm lên. Ông ấy đi ra ngoài và nôn lung tung”, Mesud Osmanovic, 21 tuổi, một cư dân chứng kiến sự việc miêu tả lại cảnh tượng khi bệnh nhân Ebola nói trên được đưa đi nhập viện hôm Chủ Nhật vừa rồi trong tình trạng ốm nặng.
Vì lý do riêng tư của bệnh nhân, bệnh viện Texas Health Presbyterian Hospital nơi bệnh nhân trên đang điều trị không tiết lộ danh tính người bệnh. Tuy nhiên, một người xưng là bạn của gia đình, cho biết, người nhiễm Ebola này có tên là Thomas Eric Duncan.
Theo tờ New York Times, Duncan, ngoài 40 tuổi, đã giúp đưa một phụ nữ mang thai nhiễm Ebola vào viện khi ông còn ở Liberia. Khi đến viện, do hết chỗ, Duncan lại đưa người phụ nữ này về với gia đình và giúp đưa cô vào nhà. Người phụ nữ này sau đó đã chết. 4 ngày sau, Duncan bay đến Mỹ.
Theo nhà chức trách bang Texas, đã có tới 18 người, trong đó có 5 trẻ em, tiếp xúc với bệnh nhân Ebola trên sau khi ông này tới Mỹ từ Liberia vào cuối tháng 9. Những trẻ em này đã đi học vào đầu tuần này, nhưng sau đó đã được giữ tại nhà và đang được theo dõi triệu chứng.
Ca được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ đang khiến dân chúng nước này lo sợ về khả năng lây lan loại virus chết người từ Tây Phi. Đến nay, đã có ít nhất 3.338 người ở Tây Phi chết trong dịch Ebola tồi tệ nhất lịch sử này.
Cơ chế lây lan của Ebola là thông qua tiếp xúc với chất dịch của cơ thể như máu hay dịch tiết. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng, khả năng lây nhiễm căn bệnh này hạn chế hơn so với các bệnh lây truyền trong không khí.
Tuy vậy, thời gian cửa sổ kéo dài trước khi bệnh nhân có các triệu chứng như sốt, nôn mửa hay tiêu chảy đồng nghĩa với việc người mắc Ebola có thể di chuyển nhiều nơi mà không bị phát hiện.