Xuất khẩu cá ngừ gặp khó
Cả thị trường tiêu thụ và nguyên liệu đều sụt giảm, xuất khẩu cá ngừ nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
Cả thị trường tiêu thụ và nguyên liệu đều sụt giảm, xuất khẩu cá ngừ nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến trung tuần tháng 9/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 36,7 nghìn tấn cá ngừ, đạt kim ngạch gần 118 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đã giảm 6,1% về khối lượng và 15,2% về giá trị.
Thời gian qua, Lebanon là quốc gia vẫn giữ được mức tăng trưởng toàn diện đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam. Cụ thể, tính đến ngày 15/9, thị trường này đã nhập khẩu tăng tới 137,6% về khối lượng và 89,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đây cũng là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nhập khẩu chính và ổn định của cá ngừ Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ, Thụy Sỹ và Úc chỉ giữ được mức nhập khẩu bằng với cùng kỳ năm trước.
Còn xuất khẩu cá ngừ sang hai thị trường lớn là Nhật Bản và EU lại giảm mạnh. Riêng thị trường Nhật Bản giảm tới 33,7% về khối lượng; 40,2% về giá trị và thị trường EU các con số tương ứng là 3,2% và 14,8%.
Không chỉ nhu cầu của thị trường giảm, theo báo cáo mới đây của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, bão số 9 đổ bộ vào miền Trung đã khiến nhiều doanh nghiệp không có nguyên liệu cá ngừ để chế biến, xuất khẩu… Do đó, dự báo những tháng tới, kết quả xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn “ảm đạm” hơn.
Thêm nữa, bắt đầu từ 1/1/2010, quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (Quy định IUU) của Hội đồng Liên minh Châu Âu (EC) sẽ có hiệu lực. Theo đó, đối mỗi lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong tự nhiên khi xuất khẩu sang EU đều phải có bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu).
Nhưng, tới thời điểm này, dự thảo về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa được hoàn tất.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến trung tuần tháng 9/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 36,7 nghìn tấn cá ngừ, đạt kim ngạch gần 118 triệu USD. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đã giảm 6,1% về khối lượng và 15,2% về giá trị.
Thời gian qua, Lebanon là quốc gia vẫn giữ được mức tăng trưởng toàn diện đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam. Cụ thể, tính đến ngày 15/9, thị trường này đã nhập khẩu tăng tới 137,6% về khối lượng và 89,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Đây cũng là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nhập khẩu chính và ổn định của cá ngừ Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ, Thụy Sỹ và Úc chỉ giữ được mức nhập khẩu bằng với cùng kỳ năm trước.
Còn xuất khẩu cá ngừ sang hai thị trường lớn là Nhật Bản và EU lại giảm mạnh. Riêng thị trường Nhật Bản giảm tới 33,7% về khối lượng; 40,2% về giá trị và thị trường EU các con số tương ứng là 3,2% và 14,8%.
Không chỉ nhu cầu của thị trường giảm, theo báo cáo mới đây của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, bão số 9 đổ bộ vào miền Trung đã khiến nhiều doanh nghiệp không có nguyên liệu cá ngừ để chế biến, xuất khẩu… Do đó, dự báo những tháng tới, kết quả xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn “ảm đạm” hơn.
Thêm nữa, bắt đầu từ 1/1/2010, quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (Quy định IUU) của Hội đồng Liên minh Châu Âu (EC) sẽ có hiệu lực. Theo đó, đối mỗi lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong tự nhiên khi xuất khẩu sang EU đều phải có bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu).
Nhưng, tới thời điểm này, dự thảo về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn chưa được hoàn tất.