Xuất khẩu của Nhật tăng chóng mặt
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 vừa qua đã tăng vọt, với tốc độ tăng lớn nhất trong vòng gần 3 thập kỷ trở lại đây
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 vừa qua đã tăng vọt, với tốc độ tăng lớn nhất trong vòng gần 3 thập kỷ trở lại đây. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang làm gia tăng nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật như xe hơi, máy móc, thiết bị…
Hãng tin AP dẫn thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản công bố sáng 24/3 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng 45,23% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 5.130 tỷ Yên, tương đương 56,7 tỷ USD. Đây đã là tháng thứ ba liên tục kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản gia tăng, đồng thời là tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.
Trong đó, xuất khẩu xe hơi của Nhật tăng 117% trong tháng, xuất khẩu máy móc điện tử tăng 46%, xuất khẩu máy móc tổng hợp tăng 31,5%.
Thống kê trên là một bằng chứng rõ nét cho thấy tác dụng của các biện pháp kích thích tăng trưởng mà các chính phủ trên toàn cầu áp dụng thời gian qua. Với nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản tăng, sự phục hồi của nền kinh tế này cũng được hỗ trợ mạnh mẽ.
Đặc biệt, các số liệu thống kê còn cho thấy, châu Á đang đóng một vai trò lớn trong sự phục hồi của kinh tế Nhật. Trong tháng 2, xuất khẩu của Nhật sang thị trường châu Á tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 2.780 tỷ Yên, tương đương 30,7 tỷ USD. Trong tháng 1, với nhu cầu của thị trường châu Á mạnh hơn trong dịp Tết Nguyên đán, xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường này còn tăng tới 68%.
Xuất khẩu của Nhật sang đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc tăng gần 48% trong tháng 2. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật, với kim ngạch xuất khẩu từ đất nước mặt trời mọc sang thị trường này trong tháng 2 tăng 50%, đạt mức 837 tỷ Yên, tương đương 9,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Mỹ trong thời gian tới còn khá mờ mịt, vì hãng xe Toyota của Nhật đang phải đương đầu với nhiều rắc rối xung quanh vấn đề chất lượng và niềm tin do cuộc khủng hoảng thu hồi xe gần đây gây ra.
Mặc dù lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh, nhưng nền kinh tế nước này vẫn trong tình trạng đình trệ. Mối đe dọa giảm phát hiện vẫn treo lơ lửng, cộng với đồng Yên mạnh và nhu cầu yếu của thị trường nội địa, là những thách thức lớn mà kinh tế này đang phải đối mặt sau khi đã trải qua giai đoạn suy thoái tồi tệ vừa qua.
Hãng tin AP dẫn thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản công bố sáng 24/3 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng 45,23% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 5.130 tỷ Yên, tương đương 56,7 tỷ USD. Đây đã là tháng thứ ba liên tục kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản gia tăng, đồng thời là tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.
Trong đó, xuất khẩu xe hơi của Nhật tăng 117% trong tháng, xuất khẩu máy móc điện tử tăng 46%, xuất khẩu máy móc tổng hợp tăng 31,5%.
Thống kê trên là một bằng chứng rõ nét cho thấy tác dụng của các biện pháp kích thích tăng trưởng mà các chính phủ trên toàn cầu áp dụng thời gian qua. Với nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản tăng, sự phục hồi của nền kinh tế này cũng được hỗ trợ mạnh mẽ.
Đặc biệt, các số liệu thống kê còn cho thấy, châu Á đang đóng một vai trò lớn trong sự phục hồi của kinh tế Nhật. Trong tháng 2, xuất khẩu của Nhật sang thị trường châu Á tăng 56% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 2.780 tỷ Yên, tương đương 30,7 tỷ USD. Trong tháng 1, với nhu cầu của thị trường châu Á mạnh hơn trong dịp Tết Nguyên đán, xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường này còn tăng tới 68%.
Xuất khẩu của Nhật sang đối tác thương mại lớn nhất của nước này là Trung Quốc tăng gần 48% trong tháng 2. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật, với kim ngạch xuất khẩu từ đất nước mặt trời mọc sang thị trường này trong tháng 2 tăng 50%, đạt mức 837 tỷ Yên, tương đương 9,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Mỹ trong thời gian tới còn khá mờ mịt, vì hãng xe Toyota của Nhật đang phải đương đầu với nhiều rắc rối xung quanh vấn đề chất lượng và niềm tin do cuộc khủng hoảng thu hồi xe gần đây gây ra.
Mặc dù lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh, nhưng nền kinh tế nước này vẫn trong tình trạng đình trệ. Mối đe dọa giảm phát hiện vẫn treo lơ lửng, cộng với đồng Yên mạnh và nhu cầu yếu của thị trường nội địa, là những thách thức lớn mà kinh tế này đang phải đối mặt sau khi đã trải qua giai đoạn suy thoái tồi tệ vừa qua.