Xuất khẩu gạo Việt Nam phá kỷ lục 2011
Tuy đã vượt về lượng so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2012 tính tới thời điểm này còn thua năm ngoái
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo cả nước từ đầu năm đến nay đã đạt gần 7,3 triệu tấn, vượt xa kỷ lục thiết lập vào năm ngoái.
Theo số liệu mới nhất từ VFA, trong tuần đầu của tháng 12, cả nước xuất khẩu được 152.483 tấn gạo, trị giá FOB đạt 69,414triệu USD, trị giá CIF đạt 73,850 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 7,256 triệu tấn, giá FOB đạt 3,234 tỷ USD, trị giá CIF đạt 3,324 tỷ USD.
Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức 7,105 triệu tấn, theo thống kê của VFA.
Tuy đã vượt về lượng so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2012 tính tới thời điểm này còn thua năm ngoái. Cụ thể, trong năm ngoái, xuất khẩu gạo đạt trị giá FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD. Nguyên nhân nằm ở chỗ, giá gạo xuất khẩu năm nay giảm so với năm ngoái.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch VFA, ông Trương Thanh Phong, dự báo, xuất khẩu gạo cả nước năm nay có thể đạt 7,7 triệu tấn.
Nhiều chuyên gia dự báo, Việt Nam sẽ soán ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan trong năm nay. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ mới có khả năng là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong năm 2012. Báo cáo cho rằng, xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm nay sẽ đạt mức 9,75 triệu tấn, còn của Thái Lan sẽ ở mức 6,5 triệu tấn.
Theo nhận định của giới quan sát, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013 có thể gặp một vài khó khăn. Ngoài áp lực giảm giá gạo do nguồn cung toàn cầu dồi dào, còn phải kể tới việc một số khách hàng lớn giảm nhập khẩu.
Chính phủ Philippines, một trong những khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam, tuần trước tuyên bố có thể hủy kế hoạch nhập 100.000 tấn gạo trong năm tới. Mục tiêu của Philippines là sẽ tự cung cấp đủ gạo vào cuối năm sau. Hầu hết gạo nhập khẩu của Philippines trong những năm gần đây là từ Việt Nam.
Cơ quan lương thực Indonesia (Bulog) mới đây cho biết, nước này có thể giảm lượng gạo nhập khẩu về mức 1,5 triệu tấn trong năm 2013, từ mức khoảng 1,7 triệu tấn trong năm nay. Indonesia cũng nằm trong top đầu những quốc gia nhập gạo từ Việt Nam.
Chưa kể, nước nhập khẩu nhiều gạo nhất từ Việt Nam hiện nay là Trung Quốc mới đây đã ký một thỏa thuận gạo với Thái Lan. Theo đó, Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư nhân của nước này khi họ nhập gạo từ Thái Lan.
Theo số liệu từ VFA, giá lúa gạo các loại tại ĐBSCL tuần qua đồng loạt giảm từ 50-100 đồng/kg.
Trong đó, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.300 - 7.400 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.400 - 8.500 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.050 - 8.150 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.750 - 7.850 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo số liệu mới nhất từ VFA, trong tuần đầu của tháng 12, cả nước xuất khẩu được 152.483 tấn gạo, trị giá FOB đạt 69,414triệu USD, trị giá CIF đạt 73,850 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 7,256 triệu tấn, giá FOB đạt 3,234 tỷ USD, trị giá CIF đạt 3,324 tỷ USD.
Năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức 7,105 triệu tấn, theo thống kê của VFA.
Tuy đã vượt về lượng so với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2012 tính tới thời điểm này còn thua năm ngoái. Cụ thể, trong năm ngoái, xuất khẩu gạo đạt trị giá FOB 3,507 tỷ USD, trị giá CIF 3,651 tỷ USD. Nguyên nhân nằm ở chỗ, giá gạo xuất khẩu năm nay giảm so với năm ngoái.
Trao đổi với báo giới, Chủ tịch VFA, ông Trương Thanh Phong, dự báo, xuất khẩu gạo cả nước năm nay có thể đạt 7,7 triệu tấn.
Nhiều chuyên gia dự báo, Việt Nam sẽ soán ngôi nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới của Thái Lan trong năm nay. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ mới có khả năng là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong năm 2012. Báo cáo cho rằng, xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm nay sẽ đạt mức 9,75 triệu tấn, còn của Thái Lan sẽ ở mức 6,5 triệu tấn.
Theo nhận định của giới quan sát, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013 có thể gặp một vài khó khăn. Ngoài áp lực giảm giá gạo do nguồn cung toàn cầu dồi dào, còn phải kể tới việc một số khách hàng lớn giảm nhập khẩu.
Chính phủ Philippines, một trong những khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam, tuần trước tuyên bố có thể hủy kế hoạch nhập 100.000 tấn gạo trong năm tới. Mục tiêu của Philippines là sẽ tự cung cấp đủ gạo vào cuối năm sau. Hầu hết gạo nhập khẩu của Philippines trong những năm gần đây là từ Việt Nam.
Cơ quan lương thực Indonesia (Bulog) mới đây cho biết, nước này có thể giảm lượng gạo nhập khẩu về mức 1,5 triệu tấn trong năm 2013, từ mức khoảng 1,7 triệu tấn trong năm nay. Indonesia cũng nằm trong top đầu những quốc gia nhập gạo từ Việt Nam.
Chưa kể, nước nhập khẩu nhiều gạo nhất từ Việt Nam hiện nay là Trung Quốc mới đây đã ký một thỏa thuận gạo với Thái Lan. Theo đó, Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư nhân của nước này khi họ nhập gạo từ Thái Lan.
Theo số liệu từ VFA, giá lúa gạo các loại tại ĐBSCL tuần qua đồng loạt giảm từ 50-100 đồng/kg.
Trong đó, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.300 - 7.400 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.400 - 8.500 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.050 - 8.150 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.750 - 7.850 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.