Xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng mạnh
VPA khuyên các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu nên bán ra cầm chừng để chủ động chi phối điều tiết giá xuất khẩu
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), quý 1/2009 nước ta xuất khẩu được trên 27.075 tấn hạt tiêu với kim ngạch 65,9 triệu USD, tăng 93% về sản lượng và 31,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Suốt 8 năm liên tiếp (2001-2008) xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới. Năm 2008, xuất khẩu đạt gần 90.250 tấn, kim ngạch 310 triệu USD.
Hồ tiêu được mùa
Cả nước đã kết thúc vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2009, tổng sản lượng đạt khoảng 95 nghìn tấn, tăng 4 nghìn tấn so với năm 2008. Năng suất hồ tiêu ngày càng được cải thiện, đặc biệt ở Chư Sê (Gia Lai), bình quân đạt 5-7 tấn/ha/vụ, có vườn tiêu cho 10 tấn/ha/vụ. Thị trấn Nhân Hòa, huyện Chư Sê có trên 100 hộ trồng tiêu với quy mô lớn, đạt sản lượng trên 30 tấn hồ tiêu khô/vụ, thậm chí có hộ còn trữ trong nhà khoảng 100 tấn tiêu khô.
Mặc dù giá hồ tiêu giảm, hiện chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng do năng suất cao, nên người trồng hồ tiêu vẫn đạt lãi ròng khoảng 50% (năm 2008 lãi ròng 60% - 70%).
Báo cáo của Tổ chức Hồ tiêu thế giới (IPC) nhận định thị trường tiêu đen hiện vẫn ảm đạm do thiếu vắng cả người bán lẫn người mua. Nguyên nhân khiến giá tiêu trên thị trường kỳ hạn Ấn Độ từ đầu năm đến nay tuột dốc nhanh, là do những nhà nhập khẩu chờ đợi giá tiêu giảm thêm khi vụ thu hoạch tại Việt Nam kết thúc, sau đó họ mới tiến hành mua vào.
Việc giá tiêu Indonesia được chào bán mức giá thấp, trong khi nguồn cung từ nước này cũng hết sức hạn chế, càng gây thêm sức ép giảm giá cho thị trường tiêu thế giới. Trong khi đó, lượng tiêu từ tỉnh miền nam Kerala của Ấn Độ hầu như không được bán ra do những người trồng tiêu tại đây ghìm giữ hàng, họ cho rằng mức giá hiện tại là không chấp nhận được.
Do đó, thị trường hạt tiêu giao ngay của Ấn Độ cũng hết sức ảm đạm. Nhu cầu tiêu thụ nội địa Ấn Độ hiện vẫn ở mức cao, ước đạt khoảng 50.000 tấn, và tình hình nguồn cung hạn chế có thể sẽ khiến Ấn Độ phải nhập khẩu tiêu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Theo VPA, giá xuất khẩu bình quân một số loại tiêu trên thế giới trong thời gian 18/4- 25/4/2009: tiêu ASTA Ấn Độ giá 2.800 USD/tấn; tiêu 500gl Việt Nam giá 1.950 USD/tấn; tiêu B1 Brazil giá 2.100 USD/tấn. Bối cảnh ảm đạm của thị trường tiêu thế giới đã kéo giá tiêu tại Việt Nam xuống theo, hiện dao động trong mức 30-33 nghìn đồng/kg.
Nguồn cung hạt tiêu trên thị trường thế giới đang thiếu hụt, trong khi tại một số nước nhập khẩu lớn nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, số liệu thống kê tại các nước này cho thấy tình hình nhập khẩu rất ảm đạm. Hạt tiêu đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực phẩm của thế giới, do đó nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu sẽ không sụt giảm mạnh dù kinh tế suy thoái, nguồn cung hạt tiêu vẫn bị giới hạn và thiếu hụt về cung rất dễ xảy ra cũng sẽ thúc đẩy giá tiêu tăng lên theo đúng quy luật cung-cầu.
Vì vậy, về cơ bản thị trường hạt tiêu vẫn nhận được sức nâng đỡ để thoát khỏi đà suy giảm khá sâu. Các chuyên gia của VPA khuyên rằng, các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu không nên xuất khẩu ồ ạt, mà nên bán ra cầm chừng để chủ động chi phối điều tiết giá xuất khẩu.
Nhiều thị trường tiềm năng
Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam.
Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu USD, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, kim ngạch đạt 46.75 triệu USD trong năm 2008, tăng 130,3% so với năm 2007, nhanh chóng vươn từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45% trong năm vừa qua. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm.
Ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản, theo AGROINFO thì còn rất nhiều thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu hồ tiêu nước ta. Năm vừa qua, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2007. Năm nay, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
Bulgaria là thị trường có mức tăng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Nước này đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu USD. Tăng trưởng kinh tế của Bulgaria trong năm nay được dự báo 4,2%, và có thể sẽ tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam.
Các thị trường Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... đều có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam vượt trên 100%. Bởi vậy, những thị trường tuy mới mẻ này đang được kỳ vọng sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống.
Suốt 8 năm liên tiếp (2001-2008) xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới. Năm 2008, xuất khẩu đạt gần 90.250 tấn, kim ngạch 310 triệu USD.
Hồ tiêu được mùa
Cả nước đã kết thúc vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2009, tổng sản lượng đạt khoảng 95 nghìn tấn, tăng 4 nghìn tấn so với năm 2008. Năng suất hồ tiêu ngày càng được cải thiện, đặc biệt ở Chư Sê (Gia Lai), bình quân đạt 5-7 tấn/ha/vụ, có vườn tiêu cho 10 tấn/ha/vụ. Thị trấn Nhân Hòa, huyện Chư Sê có trên 100 hộ trồng tiêu với quy mô lớn, đạt sản lượng trên 30 tấn hồ tiêu khô/vụ, thậm chí có hộ còn trữ trong nhà khoảng 100 tấn tiêu khô.
Mặc dù giá hồ tiêu giảm, hiện chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2008, nhưng do năng suất cao, nên người trồng hồ tiêu vẫn đạt lãi ròng khoảng 50% (năm 2008 lãi ròng 60% - 70%).
Báo cáo của Tổ chức Hồ tiêu thế giới (IPC) nhận định thị trường tiêu đen hiện vẫn ảm đạm do thiếu vắng cả người bán lẫn người mua. Nguyên nhân khiến giá tiêu trên thị trường kỳ hạn Ấn Độ từ đầu năm đến nay tuột dốc nhanh, là do những nhà nhập khẩu chờ đợi giá tiêu giảm thêm khi vụ thu hoạch tại Việt Nam kết thúc, sau đó họ mới tiến hành mua vào.
Việc giá tiêu Indonesia được chào bán mức giá thấp, trong khi nguồn cung từ nước này cũng hết sức hạn chế, càng gây thêm sức ép giảm giá cho thị trường tiêu thế giới. Trong khi đó, lượng tiêu từ tỉnh miền nam Kerala của Ấn Độ hầu như không được bán ra do những người trồng tiêu tại đây ghìm giữ hàng, họ cho rằng mức giá hiện tại là không chấp nhận được.
Do đó, thị trường hạt tiêu giao ngay của Ấn Độ cũng hết sức ảm đạm. Nhu cầu tiêu thụ nội địa Ấn Độ hiện vẫn ở mức cao, ước đạt khoảng 50.000 tấn, và tình hình nguồn cung hạn chế có thể sẽ khiến Ấn Độ phải nhập khẩu tiêu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Theo VPA, giá xuất khẩu bình quân một số loại tiêu trên thế giới trong thời gian 18/4- 25/4/2009: tiêu ASTA Ấn Độ giá 2.800 USD/tấn; tiêu 500gl Việt Nam giá 1.950 USD/tấn; tiêu B1 Brazil giá 2.100 USD/tấn. Bối cảnh ảm đạm của thị trường tiêu thế giới đã kéo giá tiêu tại Việt Nam xuống theo, hiện dao động trong mức 30-33 nghìn đồng/kg.
Nguồn cung hạt tiêu trên thị trường thế giới đang thiếu hụt, trong khi tại một số nước nhập khẩu lớn nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, số liệu thống kê tại các nước này cho thấy tình hình nhập khẩu rất ảm đạm. Hạt tiêu đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực phẩm của thế giới, do đó nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu sẽ không sụt giảm mạnh dù kinh tế suy thoái, nguồn cung hạt tiêu vẫn bị giới hạn và thiếu hụt về cung rất dễ xảy ra cũng sẽ thúc đẩy giá tiêu tăng lên theo đúng quy luật cung-cầu.
Vì vậy, về cơ bản thị trường hạt tiêu vẫn nhận được sức nâng đỡ để thoát khỏi đà suy giảm khá sâu. Các chuyên gia của VPA khuyên rằng, các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu không nên xuất khẩu ồ ạt, mà nên bán ra cầm chừng để chủ động chi phối điều tiết giá xuất khẩu.
Nhiều thị trường tiềm năng
Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam.
Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2008 và triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu USD, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam, kim ngạch đạt 46.75 triệu USD trong năm 2008, tăng 130,3% so với năm 2007, nhanh chóng vươn từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45% trong năm vừa qua. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm.
Ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản, theo AGROINFO thì còn rất nhiều thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu hồ tiêu nước ta. Năm vừa qua, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2007. Năm nay, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
Bulgaria là thị trường có mức tăng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Nước này đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu USD. Tăng trưởng kinh tế của Bulgaria trong năm nay được dự báo 4,2%, và có thể sẽ tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam.
Các thị trường Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... đều có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam vượt trên 100%. Bởi vậy, những thị trường tuy mới mẻ này đang được kỳ vọng sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống.