Xuất khẩu lao động sang Hàn: "Chỉ tiêu không quan trọng"
Dù phía Hàn Quốc giảm chỉ tiêu, cơ hội cho lao động xuất khẩu Việt Nam vẫn lớn
Dù phía Hàn Quốc giảm chỉ tiêu, cơ hội cho lao động xuất khẩu Việt Nam vẫn lớn.
Đó là khẳng định của ông Lee Myung Hee, đại diện Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam. Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, ông Lee nói:
- Hàn Quốc luôn đánh giá cao lực lượng lao động nhập khẩu từ Việt Nam. Trong số 15 quốc gia hợp tác lao động với Hàn Quốc thì lao động Việt Nam luôn đạt tỷ lệ cao nhất với hơn 90% trong các kỳ thi tuyển tiếng Hàn. Lao động Việt cũng được đánh giá là bắt nhịp với công việc tốt, đáp ứng được đòi hỏi của chủ sử dụng lao động.
Các chủ sử dụng lao động tại nước chúng tôi rất thích lao động Việt Nam , ngoài lý do về văn hóa khá tương đồng thì họ cho rằng lao động Việt Nam thông minh, chăm chỉ và rất hiền lành. Vì thế, lao động Việt luôn được lựa chọn với số lượng lớn.
Tuy nhiên, hiện lao động Việt Nam vẫn có những hạn chế, đó là tâm lý hay so sánh thu nhập giữa các công ty và họ rất thích “nhảy việc”.
Tôi xin nhắn nhủ với lao động Việt Nam rằng, không nên xin chuyển công ty quá nhiều lần. Nếu liên tục chuyển công ty họ sẽ không học được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật, như vậy các chủ sử dụng khó mà đánh giá cao năng lực của họ và cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc của những lao động này là rất khó...
Khủng hoảng kinh tế hiện tác động như thế nào đến thị trường việc làm và khả năng tiếp nhận lao động nhập cư tại Hàn Quốc, thưa ông?
Cũng như nhiều nước, Hàn Quốc cũng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng này, và nó đã thực sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu việc làm trong nước cũng như khả năng tiếp nhận lao động nhập cư.
Thị trường việc làm Hàn Quốc những tháng đầu năm 2009 cũng hết sức căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Hai lên tới 3,9%, mức cao nhất trong 4 năm qua. Vì thế, Bộ Lao động Hàn Quốc đã thông báo sẽ giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài trong năm 2009 nhằm tạo cơ hội việc làm cho người Hàn Quốc.
Theo kế hoạch trên, trong năm 2009, số thị thực sẽ cấp cho lao động của 15 quốc gia phái cử lao động theo chương trình EPS (Luật Cấp phép lao động cho lao động phổ thông nước ngoài) là 17.000, tương đương với 1/3 lượng thị thực cùng hạng này cấp ra trong năm 2008.
Vậy trong số 17.000 thị thực được cấp trong năm nay, sẽ có bao nhiêu chỉ tiêu được dành cho Việt Nam?
Hiện, Bộ Lao động Hàn Quốc chưa phân chỉ tiêu cụ thể, do tình hình khó khăn chung nên năm nay chỉ tiêu sẽ ít hơn. Thế nhưng, tôi cũng xin nói rõ, chỉ tiêu không quan trọng, mà quan trọng là trong năm đó Việt Nam đã được chủ sử dụng lao động lựa chọn bao nhiêu hồ sơ.
Thực tế là chúng tôi không quy định số lượng quá cứng nhắc về vấn đề chỉ tiêu. Tôi có thể khẳng định, cho dù Hàn Quốc giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài thì cơ hội cho lao động Việt Nam vẫn lớn. Đơn giản, Hàn Quốc vẫn luôn dành nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam so với 14 quốc gia khác.
Ngoài ra, lao động Việt Nam vốn rất “được lòng” các nhà tuyển dụng Hàn Quốc.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng khó khăn của năm nay nên trước mắt, ưu tiên số một của chúng tôi vẫn là lao động nhập cư hiện đang có mặt tại Hàn Quốc, phải ưu tiên giải quyết việc làm cho họ trước đã.
Tôi cũng được biết hiện đang có một số lượng không nhỏ các lao động đã trúng tuyển trong kỳ thi sát hạch, cấp chứng chỉ tiếng Hàn năm ngoái, họ đang đợi để được sang Hàn Quốc làm việc, vì thế họ là đối tượng thứ hai cần giải quyết.
Năm nay, chúng tôi cũng sẽ chú ý hơn đến việc lựa chọn lao động có tay nghề. Trong tương lai gần, doanh nghiệp sẽ trược tiếp sang kiểm tra tay nghề để lao động khi sang Hàn Quốc được làm việc đúng nghề. Lao động là đúng nghề sẽ có môi trường phát triển kỹ năng nghề mà mình đã theo học, còn doanh nghiệp cũng nâng cao được năng lực sản xuất.
Hiện ngành nghề nào đang có nhu cầu lớn về lao động nhập cư tại Hàn Quốc, thưa ông?
Từ trước đến nay, sản xuất chế tạo vẫn luôn có nhu cầu sử dụng và tiếp nhận lao động nhập cư với số lượng lớn nhất. Thực tế cũng cho thấy hiện số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc với ngành nghề có số hồ sơ nhiều nhất. Tuy nhiên, năm nay có thể sẽ có một chút thay đổi.
Từ đầu năm 2009 đến nay, số lao động nông nghiệp được lựa chọn nhiều hơn. Theo tôi, có thể đây là ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nhất.
Năm nay, Hàn Quốc cũng có nhu cầu sử dụng lao động thuộc nghề hàn và đóng tàu. Chúng tôi đang dự kiến sắp tới sẽ cho doanh nghiệp có nhu cầu sang trực tiếp thí điểm tuyển dụng nguồn lao động thợ hàn và thợ đóng tàu tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ trong tháng 4 này và tháng 5 thực hiện tuyển.
Đó là khẳng định của ông Lee Myung Hee, đại diện Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam. Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, ông Lee nói:
- Hàn Quốc luôn đánh giá cao lực lượng lao động nhập khẩu từ Việt Nam. Trong số 15 quốc gia hợp tác lao động với Hàn Quốc thì lao động Việt Nam luôn đạt tỷ lệ cao nhất với hơn 90% trong các kỳ thi tuyển tiếng Hàn. Lao động Việt cũng được đánh giá là bắt nhịp với công việc tốt, đáp ứng được đòi hỏi của chủ sử dụng lao động.
Các chủ sử dụng lao động tại nước chúng tôi rất thích lao động Việt Nam , ngoài lý do về văn hóa khá tương đồng thì họ cho rằng lao động Việt Nam thông minh, chăm chỉ và rất hiền lành. Vì thế, lao động Việt luôn được lựa chọn với số lượng lớn.
Tuy nhiên, hiện lao động Việt Nam vẫn có những hạn chế, đó là tâm lý hay so sánh thu nhập giữa các công ty và họ rất thích “nhảy việc”.
Tôi xin nhắn nhủ với lao động Việt Nam rằng, không nên xin chuyển công ty quá nhiều lần. Nếu liên tục chuyển công ty họ sẽ không học được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật, như vậy các chủ sử dụng khó mà đánh giá cao năng lực của họ và cơ hội gia hạn hợp đồng sau 3 năm làm việc của những lao động này là rất khó...
Khủng hoảng kinh tế hiện tác động như thế nào đến thị trường việc làm và khả năng tiếp nhận lao động nhập cư tại Hàn Quốc, thưa ông?
Cũng như nhiều nước, Hàn Quốc cũng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng này, và nó đã thực sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu việc làm trong nước cũng như khả năng tiếp nhận lao động nhập cư.
Thị trường việc làm Hàn Quốc những tháng đầu năm 2009 cũng hết sức căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Hai lên tới 3,9%, mức cao nhất trong 4 năm qua. Vì thế, Bộ Lao động Hàn Quốc đã thông báo sẽ giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài trong năm 2009 nhằm tạo cơ hội việc làm cho người Hàn Quốc.
Theo kế hoạch trên, trong năm 2009, số thị thực sẽ cấp cho lao động của 15 quốc gia phái cử lao động theo chương trình EPS (Luật Cấp phép lao động cho lao động phổ thông nước ngoài) là 17.000, tương đương với 1/3 lượng thị thực cùng hạng này cấp ra trong năm 2008.
Vậy trong số 17.000 thị thực được cấp trong năm nay, sẽ có bao nhiêu chỉ tiêu được dành cho Việt Nam?
Hiện, Bộ Lao động Hàn Quốc chưa phân chỉ tiêu cụ thể, do tình hình khó khăn chung nên năm nay chỉ tiêu sẽ ít hơn. Thế nhưng, tôi cũng xin nói rõ, chỉ tiêu không quan trọng, mà quan trọng là trong năm đó Việt Nam đã được chủ sử dụng lao động lựa chọn bao nhiêu hồ sơ.
Thực tế là chúng tôi không quy định số lượng quá cứng nhắc về vấn đề chỉ tiêu. Tôi có thể khẳng định, cho dù Hàn Quốc giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài thì cơ hội cho lao động Việt Nam vẫn lớn. Đơn giản, Hàn Quốc vẫn luôn dành nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam so với 14 quốc gia khác.
Ngoài ra, lao động Việt Nam vốn rất “được lòng” các nhà tuyển dụng Hàn Quốc.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng khó khăn của năm nay nên trước mắt, ưu tiên số một của chúng tôi vẫn là lao động nhập cư hiện đang có mặt tại Hàn Quốc, phải ưu tiên giải quyết việc làm cho họ trước đã.
Tôi cũng được biết hiện đang có một số lượng không nhỏ các lao động đã trúng tuyển trong kỳ thi sát hạch, cấp chứng chỉ tiếng Hàn năm ngoái, họ đang đợi để được sang Hàn Quốc làm việc, vì thế họ là đối tượng thứ hai cần giải quyết.
Năm nay, chúng tôi cũng sẽ chú ý hơn đến việc lựa chọn lao động có tay nghề. Trong tương lai gần, doanh nghiệp sẽ trược tiếp sang kiểm tra tay nghề để lao động khi sang Hàn Quốc được làm việc đúng nghề. Lao động là đúng nghề sẽ có môi trường phát triển kỹ năng nghề mà mình đã theo học, còn doanh nghiệp cũng nâng cao được năng lực sản xuất.
Hiện ngành nghề nào đang có nhu cầu lớn về lao động nhập cư tại Hàn Quốc, thưa ông?
Từ trước đến nay, sản xuất chế tạo vẫn luôn có nhu cầu sử dụng và tiếp nhận lao động nhập cư với số lượng lớn nhất. Thực tế cũng cho thấy hiện số lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc với ngành nghề có số hồ sơ nhiều nhất. Tuy nhiên, năm nay có thể sẽ có một chút thay đổi.
Từ đầu năm 2009 đến nay, số lao động nông nghiệp được lựa chọn nhiều hơn. Theo tôi, có thể đây là ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nhất.
Năm nay, Hàn Quốc cũng có nhu cầu sử dụng lao động thuộc nghề hàn và đóng tàu. Chúng tôi đang dự kiến sắp tới sẽ cho doanh nghiệp có nhu cầu sang trực tiếp thí điểm tuyển dụng nguồn lao động thợ hàn và thợ đóng tàu tại Việt Nam.
Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ trong tháng 4 này và tháng 5 thực hiện tuyển.