09:26 20/10/2007

Xuất khẩu lao động: Tại sao Macao có “ngoại lệ”?

Quỳnh Lam

Hỏi chuyện ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xung quanh vấn đề xuất khẩu lao động sang Macao

"Riêng tại thị trường Macao, việc tiếp nhận, sở hữu lao động theo một quy định riêng, không giống ai."
"Riêng tại thị trường Macao, việc tiếp nhận, sở hữu lao động theo một quy định riêng, không giống ai."
Hỏi chuyện ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xung quanh vấn đề xuất khẩu lao động sang Macao.

>>Chính sách xuất khẩu lao động: “Ngoại lệ” Macao

Ông đánh giá thế nào về thị trường Macao?

Macao là một vùng lãnh th nhỏ, chỉ rộng khoảng 27.000 km2 và có 435 nghìn dân, và rất thiếu lao động ở tất cả các lĩnh vực.

Hàng năm, Macao cần khoảng 70.000 lao động nước ngoài làm việc trong các ngành nghề dịch vụ khách sạn, nhân viên nhà hàng, giúp việc gia đình... Riêng nhu cầu nhận lao động giúp việc gia đình ở Macao đang có xu hướng tăng lên. Điều này cũng mở ra cơ hội đi làm việc ở nước ngoài đối với nhiều lao động phổ thông nữ của nước ta.

Thống kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm có gần 300 lao động được đưa sang Macao làm việc. Hiện nhiều doanh nghiệp cũng đang có hợp đồng cung ứng lao động cho Macao với số lượng khoảng vài trăm người mỗi tháng.

Như vậy, có thể nói thị trường Macao rất tiềm năng.

Nhưng thưa ông, luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cấm doanh nghiệp không được đưa lao động theo hình thức visa du lịch, vậy, tại sao thị trường Macao lại có sự “ngoại lệ” này?

Thường thì tất cả các quốc gia khi tiếp nhận lao động Việt Nam nói riêng và nước ngoài nói chung bao giờ cũng có sự xem xét, đàm phán các quốc gia và hai bên sẽ thương thảo, trao đổi để tạo ra hiệp định khung, bao hàm những quy định tối thiểu của nước xuất khẩu cũng như nước tiếp nhận lao động.

Riêng tại thị trường Macao, việc tiếp nhận, sở hữu lao động theo một quy định riêng, không giống ai.

Việc nhập cư của Macao vốn rất đơn giản. Bất cứ ai cũng dễ dàng ra vào lãnh thổ này, họ chỉ cần đến biên giới, đóng 100 tệ Hồng Kông hoặc Macao tiền phí, thế là đã có thể sở hữu một cái visa có thời hạn trong vòng 30 ngày.

Với việc tuyển dụng lao động nước ngoài cũng đơn giản như vậy, họ không cần đến bất kỳ một hợp đồng ngoại nào của quốc gia phái cử. Khi lao động đặt chân sang đến đất Macao, các trung tâm môi giới lao động nước này sẽ ghi lại những thông tin đầy đủ của người lao động như tên, tuổi, biết làm việc gì, biết nói tiếng Quảng Đông không… Các trung tâm này sẽ đưa thông tin vnguồn lao động này đến các chủ sử dụng.

Khi có chủ nhận, lao động sẽ được thử việc trong vòng một tháng, đạt yêu cầu, chủ sử dụng lao động sẽ làm thủ tục cư trú dài hạn trong vòng một năm cho lao động. Hết một năm, người sử dụng lao động vẫn cần, họ sẽ ký tiếp nhưng thời hạn tối đa chỉ một năm một.

Đó là quy định của nước bạn, chúng ta không thể thay đổi được.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu xuất khẩu lao động theo hình thức này người lao động sẽ gặp rất nhiều rủi ro?

Đấy chính là điểm mà chúng tôi đã lưu ý ngay từ khi quyết định cho phép thí điểm thị trường này. Việc nhập cư, ra vào lãnh thổ Macao quá dễ dàng sẽ dẫn đến sự an toàn của người lao động tại thị trường này không cao. Ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi có chuyện không hay xảy ra tại đây?…

Do vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã sang đàm thảo với Cục lao động Macao bằng cách: tất cả các công ty nào được phép đưa lao động sang Macao của Việt Nam phải được sự đồng ý của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Ngược lại, các trung tâm môi giới lao động bên đó sau khi nhận đơn hàng cũng phải đưa danh sách lao động lên Cục đthẩm định, nếu đúng là lao động của Chính phủ Việt Nam cho phép, họ sẽ được đảm bảo quyền lợi và được bảo vệ.

Vì vậy, trước khi quyết định sang làm việc tại Macao, người lao động phải tìm hiểu kỹ luật cũng như những quy đinh của họ. Nếu lao động tự ý đi, hoặc đi theo những doanh nghiệp không được phép của Cục thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Lừa đảo xuất khẩu lao động đang là vấn đề đáng báo động, là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, ông có lời khuyên nào cho người lao động?

Người lao động cần biết rằng đi xuất khẩu lao động đến bất cứ quốc gia nào đều phải tuân theo một quy trình tuyển dụng của quốc gia đó và quy định của pháp luật Việt Nam (luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài).

Thực tế hiện nay, phần lớn ngườI lao động chưa có nghề, không ngoại ngữ, tác phong công nghiệp kém nhưng lại mang tâm lý là muốn đi nhanh, và bằng mọi giá phải đi những thị trường có thu nhập cao và nguy hiểm là rất dễ tin người. Chính tâm lý này đã tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức trung gian cò mồi lợi dụng lừa đảo.

Do vậy, để đi xuất khẩu lao động được an toàn, người lao động nên tìm hiểu và đăng ký tại các Công ty có giấy phép xuất khẩu lao động và có đủ tiềm năng thực hiện đơn hàng mà người lao động quan tâm.

Doanh nghiệp đó phải có văn phòng đại diện ở nước sở tại mà người lao động sẽ đến làm việc, nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ cho người lao động trong quá trình lao động ở tạI nước này.

Ngoài ra, phải tìm hiểu thông tin ở cơ quan quản lý nhà nước là Cục Quản lý lao động ngoài nước (đường dây nóng: 04 - 7346246, máy lẻ 305, 306) để biết được đầy đủ thông tin về thị trường mà mình lựa chọn, cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tuyển dụng lao động và đơn hàng mà người lao động sẽ tham gia đã được thẩm định chưa.