Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng mạnh
Hàn Quốc, Nhật Bản, EU là những thị trường sáng nhất
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhóm hàng mực và bạch tuộc năm nay tăng trưởng rất mạnh, với mức tăng kim ngạch lên đến 63% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Pháp, Hà Lan tăng trưởng gấp 3 lần, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu mực, bạch tuộc vào nhiều nước thuộc EU.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 333 triệu USD; trong đó, mực chiếm hơn 60% tổng giá trị, còn lại là các sản phẩm bạch tuộc. So với cùng kỳ năm 2016, xuất khẩu các sản phẩm mực tăng 62%.
Trong xuất khẩu mực thì mực tươi, sống và đông lạnh tăng mạnh nhất 89%, đây cũng là sản phẩm mực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mực chế biến khác tăng 74%, còn xuất khẩu mực khô và mực nướng tăng 21%.
Trong xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc thì bạch tuộc tươi sống, đông lạnh và khô tăng mạnh nhất 47%, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu bạch tuộc.
Việt Nam hiện đang xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 59 thị trường, mở rộng hơn 9 thị trường so với cùng kỳ năm 2016. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này và vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng tốt.
Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 115 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo phân tích của VASEP, các năm trước xét về thị phần và giá trị trong kim ngạch nhập khẩu bạch tuộc của Hàn Quốc, thì Việt Nam chiếm 30%, trong khi Trung Quốc chiếm 45%.
Nhưng năm 2017, Việt Nam đang có cơ hội vượt qua Trung Quốc nhờ gia tăng thị phần, vì từ năm nay Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong khi Việt Nam được hưởng 0% khi xuất khẩu bạch tuộc vào Hàn Quốc.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 các sản phẩm mực, bạch tuộc Việt Nam, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay đạt 77 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu tại Nhật Bản giảm, tỷ giá đồng Yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.
Tiếp sau Nhật Bản, thì EU là thị trường đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam với 63 triệu USD kim ngạch trong 7 tháng đầu năm, tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn tượng nhất là ở thị trường Pháp, xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước ta sang đây tăng trưởng tới 304%. Là nước nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 11 trên thế giới, Pháp hiện đang là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 6 của Việt Nam.
Điều ngạc nhiên là, Pháp nhập khẩu mực và bạch tuộc từ Việt Nam tăng mạnh, trong khi từ đầu năm đến nay, tổng nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Pháp lại giảm thấp. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp trong 7 tháng đầu năm nay giảm 54% về lượng và giảm 53% về giá trị.
Theo các nhà phân tích, nhập khẩu mực và bạch tuộc của Pháp giảm là do nguồn cung từ Tây Ban Nha thấp. Với tỷ trọng chiếm hơn 79% tổng khối lượng nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp, thì sự sụt giảm 38% nguồn cung từ Tây Ban Nha đã làm giảm nhập khẩu của Pháp. Để bù đắp lượng thiếu hụt, Pháp đã tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người Pháp.
Chính vì vậy, giá nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Pháp năm nay tăng mạnh so với năm ngoái, từ mức bình quân 3,37 USD/kg của năm 2016, lên 4,15 USD/kg trong 7 tháng đầu năm nay. Điều đáng nói, giá xuất khẩu mực và bạch tuộc của Tây Ban Nha đưa vào Pháp chỉ ở mức 2,76 – 3,39 USD/kg, thì giá xuất khẩu của Việt Nam đưa vào Pháp cao hơn nhiều với 3,85 – 8,39 USD/kg.
Tăng trưởng ấn tượng cũng nhìn thấy ở thị trường Hà Lan, với kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam vào nước này trong 7 tháng đầu năm đạt 2,8 triệu USD, tăng tới 345% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng trưởng này, Hà Lan là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong tốp 9 thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc của Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Hà Lan nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến xuất khẩu sang các nước khác trong khối EU, vì vậy, mực nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu chính của Hà Lan. Hà Lan là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,3% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.
Cũng theo thống kê của ITC, năm 2016, Hà Lan nhập khẩu 6.908 tấn mực, bạch tuộc từ các nước trên thế giới, trị giá 27,6 triệu USD. Năm ngoái, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hà Lan, chiếm 17% tổng nhập khẩu mực, bạch tuộc của nước này.
Tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan lần lượt chiếm 12,6%; 11,4% và 8,4%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 về cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường này với thị phần chiếm 7,6%. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, điều bất ngờ là Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hà Lan.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Pháp, Hà Lan tăng trưởng gấp 3 lần, đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu mực, bạch tuộc vào nhiều nước thuộc EU.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đạt tổng giá trị 333 triệu USD; trong đó, mực chiếm hơn 60% tổng giá trị, còn lại là các sản phẩm bạch tuộc. So với cùng kỳ năm 2016, xuất khẩu các sản phẩm mực tăng 62%.
Trong xuất khẩu mực thì mực tươi, sống và đông lạnh tăng mạnh nhất 89%, đây cũng là sản phẩm mực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ đầu năm đến nay, xuất khẩu mực chế biến khác tăng 74%, còn xuất khẩu mực khô và mực nướng tăng 21%.
Trong xuất khẩu các sản phẩm bạch tuộc thì bạch tuộc tươi sống, đông lạnh và khô tăng mạnh nhất 47%, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu bạch tuộc.
Việt Nam hiện đang xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 59 thị trường, mở rộng hơn 9 thị trường so với cùng kỳ năm 2016. Hàn Quốc hiện vẫn duy trì là thị trường số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này và vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng tốt.
Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm đạt 115 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo phân tích của VASEP, các năm trước xét về thị phần và giá trị trong kim ngạch nhập khẩu bạch tuộc của Hàn Quốc, thì Việt Nam chiếm 30%, trong khi Trung Quốc chiếm 45%.
Nhưng năm 2017, Việt Nam đang có cơ hội vượt qua Trung Quốc nhờ gia tăng thị phần, vì từ năm nay Trung Quốc bị áp thuế 20%, trong khi Việt Nam được hưởng 0% khi xuất khẩu bạch tuộc vào Hàn Quốc.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 các sản phẩm mực, bạch tuộc Việt Nam, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc. Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay đạt 77 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu tại Nhật Bản giảm, tỷ giá đồng Yên tăng một phần là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu Nhật Bản tăng cường nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.
Tiếp sau Nhật Bản, thì EU là thị trường đứng vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam với 63 triệu USD kim ngạch trong 7 tháng đầu năm, tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn tượng nhất là ở thị trường Pháp, xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước ta sang đây tăng trưởng tới 304%. Là nước nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 11 trên thế giới, Pháp hiện đang là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 6 của Việt Nam.
Điều ngạc nhiên là, Pháp nhập khẩu mực và bạch tuộc từ Việt Nam tăng mạnh, trong khi từ đầu năm đến nay, tổng nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Pháp lại giảm thấp. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp trong 7 tháng đầu năm nay giảm 54% về lượng và giảm 53% về giá trị.
Theo các nhà phân tích, nhập khẩu mực và bạch tuộc của Pháp giảm là do nguồn cung từ Tây Ban Nha thấp. Với tỷ trọng chiếm hơn 79% tổng khối lượng nhập khẩu mực, bạch tuộc của Pháp, thì sự sụt giảm 38% nguồn cung từ Tây Ban Nha đã làm giảm nhập khẩu của Pháp. Để bù đắp lượng thiếu hụt, Pháp đã tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người Pháp.
Chính vì vậy, giá nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Pháp năm nay tăng mạnh so với năm ngoái, từ mức bình quân 3,37 USD/kg của năm 2016, lên 4,15 USD/kg trong 7 tháng đầu năm nay. Điều đáng nói, giá xuất khẩu mực và bạch tuộc của Tây Ban Nha đưa vào Pháp chỉ ở mức 2,76 – 3,39 USD/kg, thì giá xuất khẩu của Việt Nam đưa vào Pháp cao hơn nhiều với 3,85 – 8,39 USD/kg.
Tăng trưởng ấn tượng cũng nhìn thấy ở thị trường Hà Lan, với kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam vào nước này trong 7 tháng đầu năm đạt 2,8 triệu USD, tăng tới 345% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức tăng trưởng này, Hà Lan là thị trường có mức tăng trưởng đạt cao nhất trong tốp 9 thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc của Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Hà Lan nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến xuất khẩu sang các nước khác trong khối EU, vì vậy, mực nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm nhập khẩu chính của Hà Lan. Hà Lan là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,3% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.
Cũng theo thống kê của ITC, năm 2016, Hà Lan nhập khẩu 6.908 tấn mực, bạch tuộc từ các nước trên thế giới, trị giá 27,6 triệu USD. Năm ngoái, Trung Quốc là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Hà Lan, chiếm 17% tổng nhập khẩu mực, bạch tuộc của nước này.
Tiếp đến là Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan lần lượt chiếm 12,6%; 11,4% và 8,4%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 về cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường này với thị phần chiếm 7,6%. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm nay, điều bất ngờ là Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hà Lan.