Xuất khẩu tôm và cơ hội sau khi thắng kiện
Nguồn cung tôm trong nước khan hiếm, bởi vậy giá tôm tại ao nuôi liên tục lập kỷ lục
Phán quyết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đứng về phía Việt Nam trong vụ kiện chống bán phá giá tôm do Việt Nam khởi kiện Mỹ.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 11/7 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết cuối cùng về vấn đề Việt Nam kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Phán quyết của Ban hội thẩm của WTO nêu rõ Mỹ áp dụng phương pháp quy về 0 (hay còn gọi là zeroing) để tính thuế chống bán phá giá là vi phạm quy định của WTO.
Đây là khiếu kiện trọng tâm của Việt Nam, vì việc sử dụng phương pháp này đã tạo ra biên độ phá giá lớn cho sản phẩm, làm mức thuế bị đội lên, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với hầu hết các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến 25,76%.
WTO cũng ủng hộ khiếu kiện chính thứ hai của Việt Nam chống lại Mỹ với phán quyết nêu rõ Mỹ sử dụng kết quả tính theo phương pháp quy về 0 để tính mức thuế suất chung trong các đợt rà soát lần 2 và lần 3 là trái với quy định của WTO. Thuế suất toàn quốc mà Mỹ và các nước áp đặt đối với các doanh nghiệp của các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc là mức thuế áp đặt chung cho các doanh nghiệp không đạt các tiêu chuẩn về hoạt động theo kinh tế thị trường mà các nước đề ra. Mức thuế này thường cao hơn rất nhiều so với cách tính thông thường theo quy định của WTO, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo quy định của WTO, sau phán quyết này của Ban hội thẩm, hai bên có thời hạn 60 ngày để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm của WTO.
Từ tháng 1/2007 đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp thương mại giữa hai nước thành viên WTO, sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO như một công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp nước thành viên.
Theo VASEP, việc Việt Nam đưa vụ kiện áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm xuất khẩu lên WTO đồng nghĩa với việc gửi thông điệp ra thế giới, Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ hay ở bất kỳ nước nào khác.
Lợi ích của việc khởi kiện các vấn đề nói trên ra WTO là rất lớn, xét cả góc độ ngành sản xuất, xuất khẩu tôm, cộng đồng doanh nghiệp cũng như vị thế của Chính phủ Việt Nam. Vụ kiện thành công có thể đem lại lợi ích to lớn cho khả năng cạnh tranh của tôm đông lạnh Việt Nam trên thị trường Mỹ do không phải đặt cọc tiền chống bán phá giá.
Khi Việt Nam thắng kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế rà soát lần 2 (POR 2) bằng 0, thay cho mức thuế hiện nay từ 4,13 đến 25,75% tùy đơn hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể được thoát hoàn toàn khỏi thuế chống bán phá giá do 3 lần rà soát liên tục có kết quả 0%. Các vấn đề đề xuất kiện nói trên không chỉ liên quan đến vụ kiện tôm của Việt Nam mà còn là phương pháp được Mỹ áp dụng cho tất cả các vụ kiện trong tương lai đối với hàng hóa khác của Việt Nam.
Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm của cả nước vẫn đạt 2,58 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng mặt hàng tôm đã đạt gần 1 tỷ USD, tăng 17,5% về khối lượng và 36% về giá trị.
Hiện nhu cầu tôm sú và tôm chân trắng trên thị trường tăng cao, trong khi nguồn cung tôm trong nước khan hiếm, bởi vậy giá tôm tại ao nuôi liên tục lập kỷ lục. Hiện tại, giá tôm sú loại 20 con/kg có giá bán 250 nghìn đồng/kg, loại 30 kg/con đã lên tới 205-215 nghìn đồng/kg, tăng 25-35 nghìn đồng/kg so với cách đây 2 tháng.
Do tình trạng thiếu tôm sú nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài không chỉ trong năm nay mà có thể trong năm tới, do đó nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang chế biến và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Hiện giá tôm chân trắng xuất bán tại ao nuôi cũng đã đạt 75 nghìn đồng/kg (loại 100 con/kg).
Dự báo năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt khoảng 1,8-1,9 tỉ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2010. Trong đó kim ngạch tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sẽ vươn lên bằng tôm sú đạt 50% kim ngạch toàn ngành.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 11/7 vừa qua, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết cuối cùng về vấn đề Việt Nam kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Phán quyết của Ban hội thẩm của WTO nêu rõ Mỹ áp dụng phương pháp quy về 0 (hay còn gọi là zeroing) để tính thuế chống bán phá giá là vi phạm quy định của WTO.
Đây là khiếu kiện trọng tâm của Việt Nam, vì việc sử dụng phương pháp này đã tạo ra biên độ phá giá lớn cho sản phẩm, làm mức thuế bị đội lên, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với hầu hết các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam được ấn định từ 4,13% đến 25,76%.
WTO cũng ủng hộ khiếu kiện chính thứ hai của Việt Nam chống lại Mỹ với phán quyết nêu rõ Mỹ sử dụng kết quả tính theo phương pháp quy về 0 để tính mức thuế suất chung trong các đợt rà soát lần 2 và lần 3 là trái với quy định của WTO. Thuế suất toàn quốc mà Mỹ và các nước áp đặt đối với các doanh nghiệp của các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc là mức thuế áp đặt chung cho các doanh nghiệp không đạt các tiêu chuẩn về hoạt động theo kinh tế thị trường mà các nước đề ra. Mức thuế này thường cao hơn rất nhiều so với cách tính thông thường theo quy định của WTO, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo quy định của WTO, sau phán quyết này của Ban hội thẩm, hai bên có thời hạn 60 ngày để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm của WTO.
Từ tháng 1/2007 đến nay, đây là lần đầu tiên Việt Nam khởi xướng vụ kiện tranh chấp thương mại giữa hai nước thành viên WTO, sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp trong WTO như một công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp nước thành viên.
Theo VASEP, việc Việt Nam đưa vụ kiện áp thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm xuất khẩu lên WTO đồng nghĩa với việc gửi thông điệp ra thế giới, Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi của nhà xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ hay ở bất kỳ nước nào khác.
Lợi ích của việc khởi kiện các vấn đề nói trên ra WTO là rất lớn, xét cả góc độ ngành sản xuất, xuất khẩu tôm, cộng đồng doanh nghiệp cũng như vị thế của Chính phủ Việt Nam. Vụ kiện thành công có thể đem lại lợi ích to lớn cho khả năng cạnh tranh của tôm đông lạnh Việt Nam trên thị trường Mỹ do không phải đặt cọc tiền chống bán phá giá.
Khi Việt Nam thắng kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế rà soát lần 2 (POR 2) bằng 0, thay cho mức thuế hiện nay từ 4,13 đến 25,75% tùy đơn hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể được thoát hoàn toàn khỏi thuế chống bán phá giá do 3 lần rà soát liên tục có kết quả 0%. Các vấn đề đề xuất kiện nói trên không chỉ liên quan đến vụ kiện tôm của Việt Nam mà còn là phương pháp được Mỹ áp dụng cho tất cả các vụ kiện trong tương lai đối với hàng hóa khác của Việt Nam.
Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm của cả nước vẫn đạt 2,58 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng mặt hàng tôm đã đạt gần 1 tỷ USD, tăng 17,5% về khối lượng và 36% về giá trị.
Hiện nhu cầu tôm sú và tôm chân trắng trên thị trường tăng cao, trong khi nguồn cung tôm trong nước khan hiếm, bởi vậy giá tôm tại ao nuôi liên tục lập kỷ lục. Hiện tại, giá tôm sú loại 20 con/kg có giá bán 250 nghìn đồng/kg, loại 30 kg/con đã lên tới 205-215 nghìn đồng/kg, tăng 25-35 nghìn đồng/kg so với cách đây 2 tháng.
Do tình trạng thiếu tôm sú nguyên liệu sẽ còn tiếp tục kéo dài không chỉ trong năm nay mà có thể trong năm tới, do đó nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang chế biến và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Hiện giá tôm chân trắng xuất bán tại ao nuôi cũng đã đạt 75 nghìn đồng/kg (loại 100 con/kg).
Dự báo năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt khoảng 1,8-1,9 tỉ USD, tăng khoảng 300 triệu USD so với năm 2010. Trong đó kim ngạch tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sẽ vươn lên bằng tôm sú đạt 50% kim ngạch toàn ngành.