“Xuất khẩu vàng không ảnh hưởng đến thị trường trong nước”
"Tôi nghĩ rằng, cho phép doanh nghiệp tái xuất khẩu vàng trong thời điểm giá vàng thế giới tăng cao rất có lợi"
Mới đây, các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam đã kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước cho phép được xuất khẩu vàng khi giá vàng thế giới tăng cao.
Liên quan đến vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Thưa ông, căn cứ vào đâu để các doanh nghiệp kiến nghị được xuất khẩu vàng?
Theo tôi có mấy lý do sau. Thứ nhất là hiện nay, vàng Việt Nam chủ yếu là vàng nhập khẩu. Mỗi năm trung bình Việt Nam nhập khẩu khoảng 70-80 tấn, vàng sa khoáng trong nước cũng chỉ có 2 tấn. Do đó, thị trường Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Vì vậy, biến động giá vàng trong nước phải theo sát với biến động giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay và với tỉ giá đồng Việt Nam so với USD luôn luôn ổn định nên trong nhiều thời điểm, giá vàng trong nước quy đổi thấp hơn so với giá vàng thế giới đến 40 – 50 nghìn đồng/chỉ.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, cho phép doanh nghiệp tái xuất khẩu vàng trong thời điểm giá vàng thế giới tăng cao rất có lợi. Cái lợi trước mắt là doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Nhờ đó, nguồn cung ngoại tệ trong nước gia tăng, thị trường ngoại tệ trong nước vững chắc, ngân hàng có nguồn thu ngoại tệ bù đắp khoản ngoại tệ đã xuất khẩu trước đây. Cái lợi tiếp theo cho các nhà quản lý là sẽ hạn chế được tình trạng xuất lậu vàng qua biên giới.
Lý do thứ hai để chúng tôi kiến nghị được tái xuất là do hiện nay ảnh hưởng của giá vàng đến mặt bằng giá chung không nhiều. Do đó, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước không phụ thuộc nhiều vào vàng như trước đây.
Nếu kiến nghị này được chấp nhận, liệu rằng có ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng trong nước không, thưa ông?
Không ảnh hưởng gì cả. Vì Hà Nội và Tp.HCM đã có kho ngoại quan vàng, cơ chế nhập khẩu lại linh hoạt, nhanh chóng, chỉ cần 2 tiếng đồng hồ là xong chứ không phải là 2-3 ngày như trước đây. Do đó, không gây biến động gì đến thị trường trong nước cả.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chỉ xuất đến ngưỡng mà giá trong nước bằng giá thế giới chứ không đời nào họ lại xuất thấp hơn giá trong nước được.
Ngoài ra, thị trường trong nước là thị trường chính của họ cho nên doanh nghiệp sẽ không bao giờ để tình trạng cạn kiệt, khan hiếm nguồn cung vàng trong nước, không để mất khách hàng trong nước.
Nhưng rõ ràng là việc tái xuất khẩu vàng sẽ đẩy giá vàng trong nước tăng lên?
Tất nhiên, vì hiện nay giá vàng trong nước vẫn thấp hơn so với giá vàng thế giới từ 30-40 nghìn đồng. Do đó, có tăng cũng chỉ là tăng đến ngưỡng phù hợp với biến động của giá vàng thế giới mà thôi. Hiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, do đó nên để giá vàng trong nước sát với giá thế giới.
Liên quan đến vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Thưa ông, căn cứ vào đâu để các doanh nghiệp kiến nghị được xuất khẩu vàng?
Theo tôi có mấy lý do sau. Thứ nhất là hiện nay, vàng Việt Nam chủ yếu là vàng nhập khẩu. Mỗi năm trung bình Việt Nam nhập khẩu khoảng 70-80 tấn, vàng sa khoáng trong nước cũng chỉ có 2 tấn. Do đó, thị trường Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Vì vậy, biến động giá vàng trong nước phải theo sát với biến động giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay và với tỉ giá đồng Việt Nam so với USD luôn luôn ổn định nên trong nhiều thời điểm, giá vàng trong nước quy đổi thấp hơn so với giá vàng thế giới đến 40 – 50 nghìn đồng/chỉ.
Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, cho phép doanh nghiệp tái xuất khẩu vàng trong thời điểm giá vàng thế giới tăng cao rất có lợi. Cái lợi trước mắt là doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Nhờ đó, nguồn cung ngoại tệ trong nước gia tăng, thị trường ngoại tệ trong nước vững chắc, ngân hàng có nguồn thu ngoại tệ bù đắp khoản ngoại tệ đã xuất khẩu trước đây. Cái lợi tiếp theo cho các nhà quản lý là sẽ hạn chế được tình trạng xuất lậu vàng qua biên giới.
Lý do thứ hai để chúng tôi kiến nghị được tái xuất là do hiện nay ảnh hưởng của giá vàng đến mặt bằng giá chung không nhiều. Do đó, vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước không phụ thuộc nhiều vào vàng như trước đây.
Nếu kiến nghị này được chấp nhận, liệu rằng có ảnh hưởng đến cung cầu thị trường vàng trong nước không, thưa ông?
Không ảnh hưởng gì cả. Vì Hà Nội và Tp.HCM đã có kho ngoại quan vàng, cơ chế nhập khẩu lại linh hoạt, nhanh chóng, chỉ cần 2 tiếng đồng hồ là xong chứ không phải là 2-3 ngày như trước đây. Do đó, không gây biến động gì đến thị trường trong nước cả.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chỉ xuất đến ngưỡng mà giá trong nước bằng giá thế giới chứ không đời nào họ lại xuất thấp hơn giá trong nước được.
Ngoài ra, thị trường trong nước là thị trường chính của họ cho nên doanh nghiệp sẽ không bao giờ để tình trạng cạn kiệt, khan hiếm nguồn cung vàng trong nước, không để mất khách hàng trong nước.
Nhưng rõ ràng là việc tái xuất khẩu vàng sẽ đẩy giá vàng trong nước tăng lên?
Tất nhiên, vì hiện nay giá vàng trong nước vẫn thấp hơn so với giá vàng thế giới từ 30-40 nghìn đồng. Do đó, có tăng cũng chỉ là tăng đến ngưỡng phù hợp với biến động của giá vàng thế giới mà thôi. Hiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, do đó nên để giá vàng trong nước sát với giá thế giới.