Y tế Danameco chính thức bị huỷ niêm yết trên HNX từ 24/7 tới
5.253.070 cổ phiếu DNM chính thức bị huỷ niên yết trên HNX vào ngày 24/7 tới và ngày giao dịch cuối cùng tại HN là ngày 21/7/2023.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bất buộc cổ phiếu DNM của Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco.
Theo đó, 5.253.070 cổ phiếu DNM chính thức bị huỷ niên yết trên HNX vào ngày 24/7 tới và ngày giao dịch cuối cùng tại HN là ngày 21/7/2023.
HNX cho biết lý do cổ phiếu này bị huỷ niêm yết là do Danameco có tổng số lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 vượt quá vốn điều lệ thực góp, thuộc trường hợp hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Trước đó, DNM cho biết đã nhân quyết định về việc cổ phiếu này có khả năng bị húy bỏ niêm yết theo quy định tại điếm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP do Công ty có tống số lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp.
Do đó, công ty đã có vản bải giải trình như sau: do năm 2022, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, nên doanh thu từ các mặt hàng chính của Công ty (các mặt hàng được sản xuất đế phục vụ chống dịch như khẩu trang, trang phục chống dịch) đã giảm mạnh.
Đồng thời, do không đánh giá sát sao được tình hình diễn biến dịch bệnh nên trong năm 2022, công ty vẫn tiếp tục đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị để sản xuất các mặt hàng chống dịch, theo đó dù lượng máy móc mới không được tham gia vào hoạt động sản xuất trong kỳ nhưng vẫn phải trích khấu hao theo quy định nên đã dẫn đến giá thành sản phẩm của công ty tăng rất cao.
Theo DNM, việc doanh thu sụt giảm mạnh và giá thành tăng cao là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm 2022 của công ty sụt giảm. Ngoài ra, để chuyển dần sang khai thác thị trường xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường quốc tế, trong năm 2022 công ty đã đầu tư nâng cấp sửa chữa nhà máy để đáp ứng với yêu cầu của khách hàng quốc tế, đầu tư thêm máy móc thiết bị tự động để nâng cao năng suất sản xuất do vậy ở một số mặt hàng xuất khẩu (như tấm trải, áo phẫu thuật), theo đó, ở một số mặt hàng này, Công ty phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu nhằm thâm nhập vào thị trường quốc tế. Tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng việc tăng chi phí tại các mặt hàng phục vụ xuất khẩu cùng góp phần làm tăng chi phí chung của công ty.
Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, doanh thu của công ty ghi nhận giảm 230 tỷ còn hơn 321 tỷ đồng; lợi nhuận gộp âm gần 16 tỷ (cùng kỳ đạt 97 tỷ); lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 73 tỷ (cùng kỳ lài hơn 31 tỷ); lợi nhuận sau thuế âm 100 tỷ (cùng kỳ lãi 24,8 tỷ). EPS -19.072 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 31/12/2022, công ty có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -78,47 tỷ đồng; quỹ đầu tư phát triển đạt gần 63 tỷ và vốn điều lệ thực góp tại thời điểm 31/12/2022 là 52,53 tỷ đồng.
Ngoài ra, bên kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC của công ty. Cụ thể: kiểm toán đã không thể tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho vào ngày 31/12/2022 tại công ty vì tại thời điểm đó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về tính hiện hữu và đầy đủ của tiền mặt, hàng tồn kho tại thời điểm nêu trên cũng như ảnh hưởng của chúng đến Báo cáo tài chính năm 2022.
Ngoài ra, kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận các khoản nợ phải thu ngắn hạn khách hàng tại thời điểm 31/12/2022 là 17,94 tỷ đồng. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế chúng tôi không thể khẳng định được tính hiện hữu, đầy đủ của các khoản công nợ phải thu chưa được xác nhận nêu trên. Do đó, chúng tôi không thể đánh giá được ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính của Công ty năm 2022.
Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 đính kèm đã bao gồm giá vốn hàng bán với số tiền 5.856.025.914 đồng; doanh thu tương ứng với giá vốn này đã được phản ánh vào kết quả kinh doanh trong năm 2021. Việc ghi nhận các giao dịch phát sinh như trên là chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp của Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
Mặt khác, công ty đã phát hành hóa đơn; lập biên bản giao nhận, nghiệm thu hàng hóa và ghi nhận doanh thu bán hàng trong năm 2022 với số tiền 49.183.486.880 đồng. Tuy nhiên, thời gian thể hiện trên các phiếu xuất, các bút toán xuất kho và hạch toán giá vốn đối với lượng hàng nêu trên đều được ghi nhận sau thời điểm ghi nhận doanh thu.
Theo kiểm toán, do sự không hợp lý về thời điểm ghi nhận doanh thu và giá vốn tại hồ sơ kế toán như trên, kiểm toán không thể đưa ra ý kiến về giao dịch mua, bán các lô hàng này và ảnh hưởng của chúng đến các giao dịch, số dư khác của Báo cáo tài chính.