Yếu tố Trung Quốc tác động thế nào đến giá dầu thế giới?
Hiện mỗi ngày Trung Quốc nhập khẩu 7,77 triệu thùng dầu, tuy nhiên không thể biết bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng và bao nhiêu được dự trữ
Cuối cùng, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã thống nhất được về mục tiêu sẽ giảm sản lượng, thế nhưng việc giá dầu có tăng bền vững hay không lại có thể được quyết định bởi nhân tố khác trên thị trường năng lượng: Trung Quốc.
Theo bài phân tích mới được Market Watch đăng tải, tận dụng khoảng thời gian giá dầu thấp những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã mua mạnh dầu để tăng dự trữ quốc gia.
Chính vì thế, dù trên thị trường năng lượng có biến cố nào bất ngờ gây ảnh hưởng đến nguồn cung cũng không thể tác động mạnh đến Trung Quốc, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu tại S&P Dow Jones Indices, bà Jodie Gunzberg nhận định.
Bà chỉ ra nếu OPEC ngừng tăng sản lượng để giúp giá dầu tăng cao, Trung Quốc đơn giản chỉ cần phản ứng bằng cách không mua dầu giá cao mà lấy dầu trong kho dự trữ ra sử dụng. Hoặc tệ hơn, Trung Quốc có thể xuất ngược dầu ra thị trường thế giới, giống như họ đã từng làm với nhiều loại hàng hóa khác. Như vậy, tác động từ việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể sẽ bị pha loãng ra đến mức không còn gì.
Nhiều tuần qua, thị trường năng lượng và chính phủ nhiều nước trên thế giới dồn sự chú ý vào cuộc họp không chính thức của OPEC tại Algeria. Cuối ngày thứ Tư, đại diện OPEC tuyên bố thành viên OPEC đã thống nhất về mục tiêu cắt giảm sản lượng để giảm nguồn cung dầu nhằm cứu giá dầu giảm quá sâu.
Thông tin trên ngay lập tức đã giúp giá dầu WTI tăng 5,3%, giá dầu Brent tăng 5,9% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm lên sát ngưỡng 50 USD/thùng.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn giữ kín các số liệu về dự trữ năng lượng của nước này, Trung Quốc cũng không bao giờ công bố Trung Quốc sẽ có dầu đủ dùng trong bao lâu mà không cần nhập khẩu.
Theo tính toán của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, hiện mỗi ngày Trung Quốc đang nhập khẩu 7,77 triệu thùng dầu, tuy nhiên không thể biết bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng và bao nhiêu được dự trữ.
Năm 2008, Trung Quốc từng công bố hai kế hoạch dài hạn kết thúc vào năm 2020 để xây dựng dự trữ dầu mỏ của nước này, tuy nhiên chi tiết về mức dự trữ chưa từng được tiết lộ.
Trưởng bộ phận kinh doanh năng lượng tại quỹ S&P Global Platts, ông Dave Ernsberger, cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng trữ dầu đủ dùng mà không cần nhập khẩu trong khoảng từ 30 đến 50 ngày. Ấn Độ cũng nhập khẩu rất nhiều dầu trong thời gian gần đây.
Sau khi OPEC công bố giảm sản lượng vào cuối ngày 28/9, ngân hàng Goldman Sachs đã cập nhật dự báo giá dầu mới nhất. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI vào cuối năm nay sẽ ở mức 43 USD/thùng và ở mức 53 USD/thùng vào cuối năm 2017.
Theo bài phân tích mới được Market Watch đăng tải, tận dụng khoảng thời gian giá dầu thấp những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã mua mạnh dầu để tăng dự trữ quốc gia.
Chính vì thế, dù trên thị trường năng lượng có biến cố nào bất ngờ gây ảnh hưởng đến nguồn cung cũng không thể tác động mạnh đến Trung Quốc, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu tại S&P Dow Jones Indices, bà Jodie Gunzberg nhận định.
Bà chỉ ra nếu OPEC ngừng tăng sản lượng để giúp giá dầu tăng cao, Trung Quốc đơn giản chỉ cần phản ứng bằng cách không mua dầu giá cao mà lấy dầu trong kho dự trữ ra sử dụng. Hoặc tệ hơn, Trung Quốc có thể xuất ngược dầu ra thị trường thế giới, giống như họ đã từng làm với nhiều loại hàng hóa khác. Như vậy, tác động từ việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể sẽ bị pha loãng ra đến mức không còn gì.
Nhiều tuần qua, thị trường năng lượng và chính phủ nhiều nước trên thế giới dồn sự chú ý vào cuộc họp không chính thức của OPEC tại Algeria. Cuối ngày thứ Tư, đại diện OPEC tuyên bố thành viên OPEC đã thống nhất về mục tiêu cắt giảm sản lượng để giảm nguồn cung dầu nhằm cứu giá dầu giảm quá sâu.
Thông tin trên ngay lập tức đã giúp giá dầu WTI tăng 5,3%, giá dầu Brent tăng 5,9% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm lên sát ngưỡng 50 USD/thùng.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn giữ kín các số liệu về dự trữ năng lượng của nước này, Trung Quốc cũng không bao giờ công bố Trung Quốc sẽ có dầu đủ dùng trong bao lâu mà không cần nhập khẩu.
Theo tính toán của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, hiện mỗi ngày Trung Quốc đang nhập khẩu 7,77 triệu thùng dầu, tuy nhiên không thể biết bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng và bao nhiêu được dự trữ.
Năm 2008, Trung Quốc từng công bố hai kế hoạch dài hạn kết thúc vào năm 2020 để xây dựng dự trữ dầu mỏ của nước này, tuy nhiên chi tiết về mức dự trữ chưa từng được tiết lộ.
Trưởng bộ phận kinh doanh năng lượng tại quỹ S&P Global Platts, ông Dave Ernsberger, cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng trữ dầu đủ dùng mà không cần nhập khẩu trong khoảng từ 30 đến 50 ngày. Ấn Độ cũng nhập khẩu rất nhiều dầu trong thời gian gần đây.
Sau khi OPEC công bố giảm sản lượng vào cuối ngày 28/9, ngân hàng Goldman Sachs đã cập nhật dự báo giá dầu mới nhất. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI vào cuối năm nay sẽ ở mức 43 USD/thùng và ở mức 53 USD/thùng vào cuối năm 2017.