Zalo và bước ngoặt sau cú vấp
Sau cú vấp ngã vì đi sai đường, ứng dụng nhắn tin miễn phí này đã có bước ngoặt ngoạn mục
Gần một năm kể từ khi chính thức ra mắt, Zalo đã áp sát mốc 3 triệu người dùng. Mới đây, nhà cung cấp VNG đã đặt mục tiêu 5 triệu người dùng vào cuối năm 2013 cho ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) thuần Việt này.
Khi mới xuất hiện trên thị trường, không có mấy người tin Zalo có thể làm nên chuyện khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn trong cùng phân khúc như Line, Kakao Talk, Viber hay Wechat.
Thời điểm đó, bản thân nhà cũng cấp cũng thừa nhận Zalo chưa có nhiều điểm mạnh so với các sản phẩm ngoại đã có mặt tại Việt Nam trước đó. Ứng dụng nhắn tin thuần Việt này cũng không thể có nguồn lực tài chính dồi dào cùng kinh nghiệm phát triển dịch vụ như Line, Kakao Talk. Bởi vậy, khi có mặt trên thị trường với mục tiêu sẽ trở thành ứng dụng yêu thích của hàng triệu người Việt Nam, hầu hết chuyên gia công nghệ đều coi đó là “chuyện vui” của Zalo chứ không phải một dự định nghiêm túc.
Điều mà các kỹ sư Zalo coi là lợi thế lại có phần... buồn cười. Thứ nhất, họ coi giấc mơ tạo nên một sản phẩm nhắn tin thuần Việt cho hàng triệu người Việt Nam là một thế mạnh. Thứ hai, kinh nghiệm làm các sản phẩm Internet đình đám như Zing MP3, Zing Me… và sự am hiểu về nhu cầu của người dùng trong nước có thể đem lại lợi thế so với đối thủ ngoại. Thứ ba, sân nhà là yếu tố có thể giúp họ thành công.
Trong khi đó, thực tế thì chẳng mấy người tin giấc mơ nói trên là một thế mạnh, trong khi với sản phẩm công nghệ cao thì người Việt thường chuộng hàng ngoại nên sân nhà khó có thể coi là lợi thế của Zalo. Còn kinh nghiệm phát triển các sản phẩm Internet thì đem lại ngay “quả đắng” cho Zalo khi mới ra mắt, do việc lấy kinh nghiệm từ Internet áp dụng cho nền tảng di động.
Tuy nhiên, sau cú vấp ngã vì đi sai đường, Zalo đã có bước ngoặt ngoạn mục, khi có bước nhảy vọt lên vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của App Store Việt Nam vào đầu tháng 1/2013.
Kể từ đó, sản phẩm này tiếp tục tăng trưởng nhanh, đều đặn và trở thành OTT đầu tiên tại Việt Nam đạt ngưỡng 2 triệu người dùng - cột mốc giúp ứng dụng có khả năng bùng nổ và phát tán tự nhiên.
Tuy vậy, mục tiêu đạt 5 triệu người dùng, tức tương ứng khoảng 50% lượng người dùng smartphone tại Việt Nam, vào cuối năm nay của Zalo vẫn được xem là còn rất nhiều thách thức.
Khi mới xuất hiện trên thị trường, không có mấy người tin Zalo có thể làm nên chuyện khi phải cạnh tranh với những đối thủ lớn trong cùng phân khúc như Line, Kakao Talk, Viber hay Wechat.
Thời điểm đó, bản thân nhà cũng cấp cũng thừa nhận Zalo chưa có nhiều điểm mạnh so với các sản phẩm ngoại đã có mặt tại Việt Nam trước đó. Ứng dụng nhắn tin thuần Việt này cũng không thể có nguồn lực tài chính dồi dào cùng kinh nghiệm phát triển dịch vụ như Line, Kakao Talk. Bởi vậy, khi có mặt trên thị trường với mục tiêu sẽ trở thành ứng dụng yêu thích của hàng triệu người Việt Nam, hầu hết chuyên gia công nghệ đều coi đó là “chuyện vui” của Zalo chứ không phải một dự định nghiêm túc.
Điều mà các kỹ sư Zalo coi là lợi thế lại có phần... buồn cười. Thứ nhất, họ coi giấc mơ tạo nên một sản phẩm nhắn tin thuần Việt cho hàng triệu người Việt Nam là một thế mạnh. Thứ hai, kinh nghiệm làm các sản phẩm Internet đình đám như Zing MP3, Zing Me… và sự am hiểu về nhu cầu của người dùng trong nước có thể đem lại lợi thế so với đối thủ ngoại. Thứ ba, sân nhà là yếu tố có thể giúp họ thành công.
Trong khi đó, thực tế thì chẳng mấy người tin giấc mơ nói trên là một thế mạnh, trong khi với sản phẩm công nghệ cao thì người Việt thường chuộng hàng ngoại nên sân nhà khó có thể coi là lợi thế của Zalo. Còn kinh nghiệm phát triển các sản phẩm Internet thì đem lại ngay “quả đắng” cho Zalo khi mới ra mắt, do việc lấy kinh nghiệm từ Internet áp dụng cho nền tảng di động.
Tuy nhiên, sau cú vấp ngã vì đi sai đường, Zalo đã có bước ngoặt ngoạn mục, khi có bước nhảy vọt lên vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của App Store Việt Nam vào đầu tháng 1/2013.
Kể từ đó, sản phẩm này tiếp tục tăng trưởng nhanh, đều đặn và trở thành OTT đầu tiên tại Việt Nam đạt ngưỡng 2 triệu người dùng - cột mốc giúp ứng dụng có khả năng bùng nổ và phát tán tự nhiên.
Tuy vậy, mục tiêu đạt 5 triệu người dùng, tức tương ứng khoảng 50% lượng người dùng smartphone tại Việt Nam, vào cuối năm nay của Zalo vẫn được xem là còn rất nhiều thách thức.