10 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới
Thế giới hiện có tổng số 442 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và 65 nhà máy khác đang được xây dựng ở 16 quốc gia
Hơn 2 tháng sau khi nổ ra thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, Giám đốc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã phải từ chức, còn công ty này báo mức lỗ 15 tỷ USD cho năm tài khóa vừa kết thúc. Vấn đề an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân đang trở thành mối quan tâm lớn cho các quốc gia đã, đang và sắp sở hữu loại hình phát điện này.
Đối với nước Mỹ, thảm họa hạt nhân ở Nhật khiến không ít người “toát mồ hôi” vì nhà máy điện hạt nhân lâm nạn Fukushima có cùng thiết kế với các nhà máy ở Mỹ. Tại châu Á, Trung Quốc đang tiến tới trở thành một cường quốc điện hạt nhân, với khoảng 27 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng.
Theo CNBC, trên toàn thế giới hiện có tổng số 442 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và 65 nhà máy khác đang được xây dựng ở 16 quốc gia. Hãng tin này đã điểm qua 10 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay, dựa trên dữ liệu về công suất của các nhà máy vào năm 2010 do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố.
10. Nhà máy Fukushima số 1
Công suất: 4.696 MWh
Địa điểm: Okuma, Nhật Bản
Nằm cách Tokyo 170 dặm về phía Bắc, nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 là nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 10 thế giới trước khi trận động đất và sóng thần kinh hoàng ập vào Nhật Bản hôm 11/3. Nhà máy này bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1971 và có 6 lò phản ứng hạt nhân. Trước thảm họa, TEPCO đã dự định xây thêm hai lò phản ứng nữa, nhưng giờ đây, công ty dự định từ bỏ kế hoạch này và có thể sẽ phá hủy toàn bộ khu vực một khi việc đóng cửa an toàn các lò phản ứng được hoàn tất.
Hầu hết các lò phản ứng này đều là lò phản ứng nước sôi (BWR) kiểu cũ theo thiết kế từ tập đoàn GE của Mỹ. Trước khi thảm họa hạt nhân nổ ra, TEPCO đã bị chỉ trích vì không tuân thủ các tiêu chuẩn về trường hợp khẩn cấp tại nhà máy Fukushima. Hồi tháng 2, TEPCO đã thú nhận với cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản rằng, họ đã cung cấp cá báo cáo sai lệch về thanh tra an toàn tại nhà máy này.
9. Nhà máy Oi
Công suất: 4.710 MWh
Địa điểm: Fukui, Nhật Bản
Nhà máy này thuộc sở hữu của Công ty Điện lực Kansai (KEPCO), một trong những công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản. Oi có 4 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất trên 1.000 MWh.
Trước đây, KEPCO từng bị chỉ trích một số lần vì sự cố xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân của công ty này. Vào năm 2004, 5 nhân viên KEPCO đã thiệt mạng tại nhà máy điện hạt nhân Mihama vì nổ nồi hơi, bị cho là xuất phát từ nguyên nhân lơ là kiểm tra an toàn. Vào năm 2006, 2 nhân viên khác bị thương khi xảy ra hỏa hoạn tại một nhà máy điện hạt nhân khác của KEPCO.
8. Nhà máy Bruce
Công suất: 5.090 MWh
Địa điểm: Inverhuron & Tiverton, Canada
Bruce là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, có 8 lò phản ứng hạt nhân, nhưng chỉ có 6 lò là đang hoạt động. Dự kiến, đến năm 2012, hai lò phản ứng còn lại sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất của nhà máy này thêm 1.500 MWh. Khi đó, Bruce sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn thứ nhì thế giới.
7. Nhà máy Cattenom
Công suất: 5.448 MWh
Địa điểm: Cattenom, Pháp
Nằm ở khu vực Lorraine thuộc biên giới giữa Pháp và Đức, nhà máy Cattenom thuộc sở hữu của Công ty Electricite de France (EDF) - công ty điện lực lớn nhất châu Âu và lớn thứ nhì thế giới. Hồi tháng 4 vừa qua, khoảng 2.000 người đã biểu tình bên ngoài khu vực nhà máy vì lo ngại vấn đề an toàn điện hạt nhân.
Pháp hiện là một trong những nước tiêu thụ điện hạt nhân nhiều nhất thế giới, với 75% nhu cầu điện được đáp ứng từ nguồn này. Sau thảm họa hạt nhân ở Nhật, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tái khẳng định lại cam kết của nước này với điện hạt nhân khi phát biểu: “Nước Pháp đã có sự lựa chọn của mình”.
6. Nhà máy Paluel
Công suất: 5.528 MWh
Địa điểm: Normandy, Pháp
Nhà máy điện hạt nhân Paluel nằm ở phía Bắc nước Pháp, có 4 lò phản ứng, mỗi lò đạt công suất trên 1.300 MWh. Nhà máy này lấy nước từ con kênh English Channel và là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân của Pháp lấy nước từ biển. Các nhà máy khác không nằm cạnh bờ biển nên lấy nước từ các dòng sông. Có tới 11 trong số 15 nhà máy điện hạt nhân nằm sâu trong nội địa của Pháp có tháp ngưng tụ hơi nước để làm giảm nhu cầu lấy nước ngọt từ bên ngoài.
5. Nhà máy Gravelines
Công suất: 5.706 MWh
Địa điểm: Gravelines, Pháp
Đây cũng là một nhà máy điện hạt nhân lấy nước từ con kênh English Channel. 6 lò phản ứng của nhà máy này đi vào hoạt động trong thời gian 1980-1984 và mới đây, nhà máy đã đạt tới một dấu mốc quan trọng là phát kilowatt điện thứ 1.000 tỷ đầu tiên của mình.
Các trang trại cá ở địa phương nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Gravelines sử dụng nguồn nước mang nguồn nhiệt tỏa ra từ nhà máy này để nuôi cá mú và các loại cá khác. Nguồn nước ấm có tác dụng giúp cá lớn nhanh hơn.
4. Nhà máy Zaporizhzhia
Công suất: 6.000 MWh
Địa điểm: Enerhodar, Ukraine
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Tọa lạc ở miền Trung Ukraine, bên bờ con sông Dnieper, nhà máy có 6 lò phản ứng, sản xuất ra 50% sản lượng điện hạt nhân của nước này.
Năm 2011, Ukraine kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ ở nhà máy Chernobyl. Thảm họa này được cho là phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II. Ukraine đã nhất trí từ bỏ kho uranium làm giàu cấp độ cao từ thời Liên Xô để lại trong thời gian từ nay tới năm 2012. Kho uranium này của Ukraine chiếm 1/3 lượng nguyên liệu hạt nhân trên toàn thế giới.
3. Nhà máy Yonggwang
Công suất: 6.137 MWh
Địa điểm: Yonggwang, Hàn Quốc
Nhà máy điện hạt nhân Yonggwang ở phía Tây Nam Hàn Quốc có 6 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất trên 900 MWh. Nhà máy này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1978 và luôn được các thanh tra an toàn hạt nhân giám sát chặt chẽ kể từ sau khi chất iodine phóng xạ được tìm thấy ở khu vực quanh nhà máy, bao gồm cả thủ đô Seoul, hồi tháng 3 vừa qua. Hàn Quốc có 21 nhà máy điện hạt nhân thương mại và hiện là quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 6 thế giới.
2. Nhà máy Uljin
Công suất: 6.157 MWh
Địa điểm: Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc
Các nhà chức trách Hàn Quốc cho xây dựng những bức tường cao và dày để bảo vệ nhà máy tọa lạc bên bờ biển phía Đông này khỏi những cột sóng thần cao tới 10m. 6 lò phản ứng của nhà máy được xây dựng đủ đáp ứng tiêu chuẩn chịu được động đất 6,5 độ richter. Các lò phản ứng mới sắp tới được thiết kế để chịu được động đất cường độ 7 độ richter.
Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân trong thời gian từ nay tới năm 2030, nhưng đối mặt với sự phản đối của các nhà làm luật và công chúng, nhất là sau thảm họa hạt nhân vừa qua ở Nhật. Để giải tỏa những lo ngại về an toàn, Seoul mới đây đã công bố kế hoạch chi 922 triệu USD trong 5 tới để nâng cấp độ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân.
1. Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa
Công suất: 8.212 MWh
Địa điểm: Niigata, Nhật Bản
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới này có 7 lò phản ứng, nằm trên diện tích 4,2 km2 sát bờ biển Nhật Bản. Thuộc sở hữu của TEPCO, nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng vào năm 1985, nhưng tới năm 1997 mới bắt đầu đưa vào hoạt động thương mại cả 7 lò phản ứng.
Vào năm 2007, nhà máy bị đóng cửa do rò rỉ phóng xạ sau một trận động đất 6,8 độ richter. Khi đó, TEPCO đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích về chậm trễ trong xử lý tình huống cũng như báo cáo lên cơ quan chức năng về sự cố tại nhà máy.
Đối với nước Mỹ, thảm họa hạt nhân ở Nhật khiến không ít người “toát mồ hôi” vì nhà máy điện hạt nhân lâm nạn Fukushima có cùng thiết kế với các nhà máy ở Mỹ. Tại châu Á, Trung Quốc đang tiến tới trở thành một cường quốc điện hạt nhân, với khoảng 27 nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng.
Theo CNBC, trên toàn thế giới hiện có tổng số 442 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động và 65 nhà máy khác đang được xây dựng ở 16 quốc gia. Hãng tin này đã điểm qua 10 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới hiện nay, dựa trên dữ liệu về công suất của các nhà máy vào năm 2010 do Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố.
10. Nhà máy Fukushima số 1
Công suất: 4.696 MWh
Địa điểm: Okuma, Nhật Bản
Nằm cách Tokyo 170 dặm về phía Bắc, nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 là nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 10 thế giới trước khi trận động đất và sóng thần kinh hoàng ập vào Nhật Bản hôm 11/3. Nhà máy này bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1971 và có 6 lò phản ứng hạt nhân. Trước thảm họa, TEPCO đã dự định xây thêm hai lò phản ứng nữa, nhưng giờ đây, công ty dự định từ bỏ kế hoạch này và có thể sẽ phá hủy toàn bộ khu vực một khi việc đóng cửa an toàn các lò phản ứng được hoàn tất.
Hầu hết các lò phản ứng này đều là lò phản ứng nước sôi (BWR) kiểu cũ theo thiết kế từ tập đoàn GE của Mỹ. Trước khi thảm họa hạt nhân nổ ra, TEPCO đã bị chỉ trích vì không tuân thủ các tiêu chuẩn về trường hợp khẩn cấp tại nhà máy Fukushima. Hồi tháng 2, TEPCO đã thú nhận với cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản rằng, họ đã cung cấp cá báo cáo sai lệch về thanh tra an toàn tại nhà máy này.
9. Nhà máy Oi
Công suất: 4.710 MWh
Địa điểm: Fukui, Nhật Bản
Nhà máy này thuộc sở hữu của Công ty Điện lực Kansai (KEPCO), một trong những công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản. Oi có 4 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất trên 1.000 MWh.
Trước đây, KEPCO từng bị chỉ trích một số lần vì sự cố xảy ra tại các nhà máy điện hạt nhân của công ty này. Vào năm 2004, 5 nhân viên KEPCO đã thiệt mạng tại nhà máy điện hạt nhân Mihama vì nổ nồi hơi, bị cho là xuất phát từ nguyên nhân lơ là kiểm tra an toàn. Vào năm 2006, 2 nhân viên khác bị thương khi xảy ra hỏa hoạn tại một nhà máy điện hạt nhân khác của KEPCO.
8. Nhà máy Bruce
Công suất: 5.090 MWh
Địa điểm: Inverhuron & Tiverton, Canada
Bruce là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất khu vực Bắc Mỹ, có 8 lò phản ứng hạt nhân, nhưng chỉ có 6 lò là đang hoạt động. Dự kiến, đến năm 2012, hai lò phản ứng còn lại sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất của nhà máy này thêm 1.500 MWh. Khi đó, Bruce sẽ trở thành nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn thứ nhì thế giới.
7. Nhà máy Cattenom
Công suất: 5.448 MWh
Địa điểm: Cattenom, Pháp
Nằm ở khu vực Lorraine thuộc biên giới giữa Pháp và Đức, nhà máy Cattenom thuộc sở hữu của Công ty Electricite de France (EDF) - công ty điện lực lớn nhất châu Âu và lớn thứ nhì thế giới. Hồi tháng 4 vừa qua, khoảng 2.000 người đã biểu tình bên ngoài khu vực nhà máy vì lo ngại vấn đề an toàn điện hạt nhân.
Pháp hiện là một trong những nước tiêu thụ điện hạt nhân nhiều nhất thế giới, với 75% nhu cầu điện được đáp ứng từ nguồn này. Sau thảm họa hạt nhân ở Nhật, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tái khẳng định lại cam kết của nước này với điện hạt nhân khi phát biểu: “Nước Pháp đã có sự lựa chọn của mình”.
6. Nhà máy Paluel
Công suất: 5.528 MWh
Địa điểm: Normandy, Pháp
Nhà máy điện hạt nhân Paluel nằm ở phía Bắc nước Pháp, có 4 lò phản ứng, mỗi lò đạt công suất trên 1.300 MWh. Nhà máy này lấy nước từ con kênh English Channel và là một trong 4 nhà máy điện hạt nhân của Pháp lấy nước từ biển. Các nhà máy khác không nằm cạnh bờ biển nên lấy nước từ các dòng sông. Có tới 11 trong số 15 nhà máy điện hạt nhân nằm sâu trong nội địa của Pháp có tháp ngưng tụ hơi nước để làm giảm nhu cầu lấy nước ngọt từ bên ngoài.
5. Nhà máy Gravelines
Công suất: 5.706 MWh
Địa điểm: Gravelines, Pháp
Đây cũng là một nhà máy điện hạt nhân lấy nước từ con kênh English Channel. 6 lò phản ứng của nhà máy này đi vào hoạt động trong thời gian 1980-1984 và mới đây, nhà máy đã đạt tới một dấu mốc quan trọng là phát kilowatt điện thứ 1.000 tỷ đầu tiên của mình.
Các trang trại cá ở địa phương nơi đặt nhà máy điện hạt nhân Gravelines sử dụng nguồn nước mang nguồn nhiệt tỏa ra từ nhà máy này để nuôi cá mú và các loại cá khác. Nguồn nước ấm có tác dụng giúp cá lớn nhanh hơn.
4. Nhà máy Zaporizhzhia
Công suất: 6.000 MWh
Địa điểm: Enerhodar, Ukraine
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Tọa lạc ở miền Trung Ukraine, bên bờ con sông Dnieper, nhà máy có 6 lò phản ứng, sản xuất ra 50% sản lượng điện hạt nhân của nước này.
Năm 2011, Ukraine kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ ở nhà máy Chernobyl. Thảm họa này được cho là phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II. Ukraine đã nhất trí từ bỏ kho uranium làm giàu cấp độ cao từ thời Liên Xô để lại trong thời gian từ nay tới năm 2012. Kho uranium này của Ukraine chiếm 1/3 lượng nguyên liệu hạt nhân trên toàn thế giới.
3. Nhà máy Yonggwang
Công suất: 6.137 MWh
Địa điểm: Yonggwang, Hàn Quốc
Nhà máy điện hạt nhân Yonggwang ở phía Tây Nam Hàn Quốc có 6 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất trên 900 MWh. Nhà máy này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1978 và luôn được các thanh tra an toàn hạt nhân giám sát chặt chẽ kể từ sau khi chất iodine phóng xạ được tìm thấy ở khu vực quanh nhà máy, bao gồm cả thủ đô Seoul, hồi tháng 3 vừa qua. Hàn Quốc có 21 nhà máy điện hạt nhân thương mại và hiện là quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 6 thế giới.
2. Nhà máy Uljin
Công suất: 6.157 MWh
Địa điểm: Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc
Các nhà chức trách Hàn Quốc cho xây dựng những bức tường cao và dày để bảo vệ nhà máy tọa lạc bên bờ biển phía Đông này khỏi những cột sóng thần cao tới 10m. 6 lò phản ứng của nhà máy được xây dựng đủ đáp ứng tiêu chuẩn chịu được động đất 6,5 độ richter. Các lò phản ứng mới sắp tới được thiết kế để chịu được động đất cường độ 7 độ richter.
Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân trong thời gian từ nay tới năm 2030, nhưng đối mặt với sự phản đối của các nhà làm luật và công chúng, nhất là sau thảm họa hạt nhân vừa qua ở Nhật. Để giải tỏa những lo ngại về an toàn, Seoul mới đây đã công bố kế hoạch chi 922 triệu USD trong 5 tới để nâng cấp độ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân.
1. Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa
Công suất: 8.212 MWh
Địa điểm: Niigata, Nhật Bản
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới này có 7 lò phản ứng, nằm trên diện tích 4,2 km2 sát bờ biển Nhật Bản. Thuộc sở hữu của TEPCO, nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng vào năm 1985, nhưng tới năm 1997 mới bắt đầu đưa vào hoạt động thương mại cả 7 lò phản ứng.
Vào năm 2007, nhà máy bị đóng cửa do rò rỉ phóng xạ sau một trận động đất 6,8 độ richter. Khi đó, TEPCO đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích về chậm trễ trong xử lý tình huống cũng như báo cáo lên cơ quan chức năng về sự cố tại nhà máy.