10 sự kiện quốc tế nổi bật trong tháng 8
Lịch sử tháng 8 đen tối có vẻ như một lần nữa lặp lại, khi một loạt cơn chấn động đã xảy ra trên các thị trường tài chính
Tháng 8 trong lịch sử thế giới thường bị coi là thời điểm xảy ra nhiều sự kiện kém may mắn cả về kinh tế lẫn chính trị. Chẳng hạn, vào ngày 17/8/1998, khủng hoảng tài chính ở Nga đã bùng nổ, khiến quốc gia này mất gần một thập niên mới hồi phục trở lại.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua là một ví dụ khác. Bắt đầu âm ỉ từ đầu năm 2007, những tín hiệu khủng hoảng chỉ trở nên rõ ràng hơn vào tháng 8 với việc một loạt quỹ đầu tư công bố mức thua lỗ ngoài dự kiến và lên tới đỉnh điểm bằng việc 3 quỹ đầu tư buộc phải ngừng hoạt động vào ngày 9/8/2007.
Năm nay, lịch sử tháng 8 đen tối có vẻ như một lần nữa lặp lại. Một loạt cơn chấn động đã xảy ra trên các thị trường tài chính quốc tế, khiến nhà đầu tư khắp nơi hoảng loạn, chứng khoán giật lùi, vàng tăng như bão. Tuy nhiên, trong tháng này cũng có một vài điểm sáng nhất định.
Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tháng 8 vừa qua, do trang Market Watch bình chọn và cung cấp.
1. Ván bài chính trị
Hôm 2/8, chưa đầy 10 tiếng trước khi Chính phủ cạn tiền để thanh toán các hóa đơn, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành đạo luật nâng trần nợ Liên bang thêm 2.400 tỉ USD đến năm 2013 và cắt giảm chi tiêu khoảng 2.500 tỉ USD. Để nâng được trần nợ công, Quốc hội và Chính phủ Mỹ đã trải qua một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt kéo dài, khiến không chỉ người Mỹ mà cả thế giới cũng cảm thấy mệt mỏi. Và đi theo đó là vô số hệ lụy và những tin đồn thất thiệt về nguy cơ suy thoái kép, vỡ nợ...
2. Chứng khoán chao đảo
Hôm 5/8, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's đã hạ bậc tín dụng cao nhất của Mỹ từ mức AAA xuống còn AA+. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị hạ bậc tín dụng cao nhất. Động thái này đã dẫn tới hàng loạt cơn chao đảo trên các thị trường tài chính quốc tế trong phiên giao dịch đầu tuần sau đó, đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ tuột dốc không phanh, và gây ra cơn hoảng loạn chưa từng có trong giới đầu tư cổ phiếu thế giới.
3. Mạnh nhất trong 100 năm
Hôm 24/8, một cơn địa chấn mạnh 5,8 độ richter đã tấn công bờ biển phía Đông của nước Mỹ, và gây ra nhiều dư chấn ở Canada. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Mỹ trong vòng hơn 100 năm qua. Động đất rung chuyển thủ đô Washington DC trong vòng 30 giây, khiến các tòa nhà rung lắc. Tại thành phố New York và nhiều nơi khác, những tòa nhà cũng rung chuyển. Nhiều người dân Mỹ tháo chạy ra các đường phố.
4. Siêu bão Irene
Siêu bão Irene đổ bộ vào miền đông nước Mỹ hôm 28/8 vừa qua, gây ngập lụt, lốc xoáy ở nhiều tiểu bang. Cơn bão này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40 dân thường, đẩy hàng triệu người vào cảnh không có điện sinh hoạt. Mức thiệt hại vật chất dự tính lên trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so với những dự báo ban đầu, thì hậu quả do Irene gây ra vẫn còn là... nhẹ.
5. Quyết định bất ngờ
Hôm 24/8, "huyền thoại" thung lũng Silicon, Steve Jobs, bất ngờ gửi đơn xin từ chức giám đốc điều hành của hãng công nghệ Apple. Jobs, người được coi là "linh hồn" của các sản phẩm công nghệ nổi tiếng thế giới như iPod, iPad, iPhone, đã xin nghỉ dưỡng bệnh kể từ đầu năm nay. Sau khi ông xin từ chức, trang TMZ đã công bố một bức ảnh, trong đó cựu CEO của Apple trông rất ốm yếu. Bức ảnh gây chấn động này bị nghi là "hàng giả", nhưng thực tế, việc Jobs từ chức đã tác động mạnh tới cổ phiếu của Apple trong phiên 24/8. Được biết, người thay thế ông sẽ là Tim Cook, Giám đốc hoạt động hiện nay của Apple.
6. Trắng án
Hôm 23/8, Tòa án Tối cao tại bang New York, Mỹ, đã bác bỏ mọi cáo buộc tấn công tình dục đối với cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn. Phán quyết này đồng nghĩa với việc ông Strauss Kahn, người từng được coi là đối thủ hàng đầu trong cuộc chạy đua vào cương vị Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới, hoàn toàn vô tội. Tuy nhiên, vụ việc đã khiến ông Strauss-Kahn mất chức lãnh đạo IMF.
7. FED lấp lửng
Hôm 26/8, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã có bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp thường niên của FED ở Wyoming. Trong đó, ông cho rằng, nền kinh tế Mỹ hiện vẫn lạc quan và chưa cần thiết phải đưa ra chương trình nới lỏng định lượng tiếp theo để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ cánh cửa này cho cuộc họp chính sách của FED vào tháng 9 tới.
8. Bão tố trên thị trường vàng
Thị trường vàng quốc tế đã có một tháng giao dịch đầy biến động. Tính chung cả tháng 8, giá vàng quốc tế đã tăng 12%, tháng tăng điểm tốt nhất kể từ tháng 11/2009 tới nay. Mức giá kỷ lục của vàng được xác lập hôm 22/8 ở 1.891,9 USD/ounce, nhưng chỉ trong hai ngày sau đó, giá vàng loại này đã trượt gần 6%, mức giảm theo ngày thảm hại nhất kể từ tháng 3/2008 tới nay.
9. Mỹ trấn an Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công cu tới Bắc Kinh để xoa dịu những lo lắng của Trung Quốc về trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tại Bắc Kinh, ông Biden đã nói rằng, Trung Quốc "không có gì phải lo lắng" về sự an toàn của những trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bắc Kinh đang nắm giữ. Hôm 21/8, khi phát biểu với sinh viên trường Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), ông Biden còn khẳng định, Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ.
10. Khó khăn của ông Noda
Nhật Bản chính thức có thủ tướng thứ 6 trong vòng 5 năm qua. Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Noda hiện phải đương đầu với vô số thách thức, như tái thiết Nhật Bản sau thảm họa kép động đất - sóng thần hồi tháng 3, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết gánh nặng nợ công và cả vấn đề đồng Yên hiện đang tăng trưởng quá nóng. Hôm 19/8, đồng Yên đã chạm mức cao nhất mọi thời đại so với USD.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua là một ví dụ khác. Bắt đầu âm ỉ từ đầu năm 2007, những tín hiệu khủng hoảng chỉ trở nên rõ ràng hơn vào tháng 8 với việc một loạt quỹ đầu tư công bố mức thua lỗ ngoài dự kiến và lên tới đỉnh điểm bằng việc 3 quỹ đầu tư buộc phải ngừng hoạt động vào ngày 9/8/2007.
Năm nay, lịch sử tháng 8 đen tối có vẻ như một lần nữa lặp lại. Một loạt cơn chấn động đã xảy ra trên các thị trường tài chính quốc tế, khiến nhà đầu tư khắp nơi hoảng loạn, chứng khoán giật lùi, vàng tăng như bão. Tuy nhiên, trong tháng này cũng có một vài điểm sáng nhất định.
Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tháng 8 vừa qua, do trang Market Watch bình chọn và cung cấp.
1. Ván bài chính trị
Hôm 2/8, chưa đầy 10 tiếng trước khi Chính phủ cạn tiền để thanh toán các hóa đơn, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành đạo luật nâng trần nợ Liên bang thêm 2.400 tỉ USD đến năm 2013 và cắt giảm chi tiêu khoảng 2.500 tỉ USD. Để nâng được trần nợ công, Quốc hội và Chính phủ Mỹ đã trải qua một cuộc đấu tranh chính trị gay gắt kéo dài, khiến không chỉ người Mỹ mà cả thế giới cũng cảm thấy mệt mỏi. Và đi theo đó là vô số hệ lụy và những tin đồn thất thiệt về nguy cơ suy thoái kép, vỡ nợ...
2. Chứng khoán chao đảo
Hôm 5/8, tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's đã hạ bậc tín dụng cao nhất của Mỹ từ mức AAA xuống còn AA+. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị hạ bậc tín dụng cao nhất. Động thái này đã dẫn tới hàng loạt cơn chao đảo trên các thị trường tài chính quốc tế trong phiên giao dịch đầu tuần sau đó, đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ tuột dốc không phanh, và gây ra cơn hoảng loạn chưa từng có trong giới đầu tư cổ phiếu thế giới.
3. Mạnh nhất trong 100 năm
Hôm 24/8, một cơn địa chấn mạnh 5,8 độ richter đã tấn công bờ biển phía Đông của nước Mỹ, và gây ra nhiều dư chấn ở Canada. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Mỹ trong vòng hơn 100 năm qua. Động đất rung chuyển thủ đô Washington DC trong vòng 30 giây, khiến các tòa nhà rung lắc. Tại thành phố New York và nhiều nơi khác, những tòa nhà cũng rung chuyển. Nhiều người dân Mỹ tháo chạy ra các đường phố.
4. Siêu bão Irene
Siêu bão Irene đổ bộ vào miền đông nước Mỹ hôm 28/8 vừa qua, gây ngập lụt, lốc xoáy ở nhiều tiểu bang. Cơn bão này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 40 dân thường, đẩy hàng triệu người vào cảnh không có điện sinh hoạt. Mức thiệt hại vật chất dự tính lên trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so với những dự báo ban đầu, thì hậu quả do Irene gây ra vẫn còn là... nhẹ.
5. Quyết định bất ngờ
Hôm 24/8, "huyền thoại" thung lũng Silicon, Steve Jobs, bất ngờ gửi đơn xin từ chức giám đốc điều hành của hãng công nghệ Apple. Jobs, người được coi là "linh hồn" của các sản phẩm công nghệ nổi tiếng thế giới như iPod, iPad, iPhone, đã xin nghỉ dưỡng bệnh kể từ đầu năm nay. Sau khi ông xin từ chức, trang TMZ đã công bố một bức ảnh, trong đó cựu CEO của Apple trông rất ốm yếu. Bức ảnh gây chấn động này bị nghi là "hàng giả", nhưng thực tế, việc Jobs từ chức đã tác động mạnh tới cổ phiếu của Apple trong phiên 24/8. Được biết, người thay thế ông sẽ là Tim Cook, Giám đốc hoạt động hiện nay của Apple.
6. Trắng án
Hôm 23/8, Tòa án Tối cao tại bang New York, Mỹ, đã bác bỏ mọi cáo buộc tấn công tình dục đối với cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn. Phán quyết này đồng nghĩa với việc ông Strauss Kahn, người từng được coi là đối thủ hàng đầu trong cuộc chạy đua vào cương vị Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới, hoàn toàn vô tội. Tuy nhiên, vụ việc đã khiến ông Strauss-Kahn mất chức lãnh đạo IMF.
7. FED lấp lửng
Hôm 26/8, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã có bài phát biểu quan trọng tại cuộc họp thường niên của FED ở Wyoming. Trong đó, ông cho rằng, nền kinh tế Mỹ hiện vẫn lạc quan và chưa cần thiết phải đưa ra chương trình nới lỏng định lượng tiếp theo để kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ cánh cửa này cho cuộc họp chính sách của FED vào tháng 9 tới.
8. Bão tố trên thị trường vàng
Thị trường vàng quốc tế đã có một tháng giao dịch đầy biến động. Tính chung cả tháng 8, giá vàng quốc tế đã tăng 12%, tháng tăng điểm tốt nhất kể từ tháng 11/2009 tới nay. Mức giá kỷ lục của vàng được xác lập hôm 22/8 ở 1.891,9 USD/ounce, nhưng chỉ trong hai ngày sau đó, giá vàng loại này đã trượt gần 6%, mức giảm theo ngày thảm hại nhất kể từ tháng 3/2008 tới nay.
9. Mỹ trấn an Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công cu tới Bắc Kinh để xoa dịu những lo lắng của Trung Quốc về trái phiếu Chính phủ Mỹ. Tại Bắc Kinh, ông Biden đã nói rằng, Trung Quốc "không có gì phải lo lắng" về sự an toàn của những trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bắc Kinh đang nắm giữ. Hôm 21/8, khi phát biểu với sinh viên trường Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), ông Biden còn khẳng định, Mỹ sẽ không bao giờ vỡ nợ.
10. Khó khăn của ông Noda
Nhật Bản chính thức có thủ tướng thứ 6 trong vòng 5 năm qua. Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Noda hiện phải đương đầu với vô số thách thức, như tái thiết Nhật Bản sau thảm họa kép động đất - sóng thần hồi tháng 3, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết gánh nặng nợ công và cả vấn đề đồng Yên hiện đang tăng trưởng quá nóng. Hôm 19/8, đồng Yên đã chạm mức cao nhất mọi thời đại so với USD.