100 thương hiệu hàng đầu năm 2007
100 thương hiệu được bình chọn năm nay đều đã tạo ra hoặc giữ được mức phát triển mạnh mẽ trên thị trường
Như thông lệ, ngày 30/7 vừa qua, Interbrand (công ty hàng đầu về tư vấn thương hiệu) kết hợp với tạp chí Business Week công bố bảng xếp hạng giá trị 100 thương hiệu hàng đầu thế giới trong năm nay.
Bài học từ những thương hiệu phát triển tốt
100 thương hiệu được bình chọn năm nay đều đã tạo ra hoặc giữ được mức phát triển mạnh mẽ trên thị trường.
Tiếp tục nằm trong danh sách “10 thương hiệu hàng đầu” năm nay lần lượt vẫn là các tên tuổi quen thuộc với người tiêu dùng toàn cầu như Coca-Cola, Microsoft, IBM, GE, Nokia, Toyota, Intel, McDonald’s, Disney và Mercedes. Trong 10 thương hiệu hàng đầu (Top 10), giá trị thương hiệu phần lớn đều tăng so với năm ngoái, ngoại trừ Coca-Cola giảm 3% và Intel giảm 4%.
Thứ hạng trong Top 10 này cũng có một chút biến chuyển, Intel tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 7, McDonald’s đổi vị trí thứ 9 cho Disney để leo lên vị trí thứ 8. Tuy giảm 3% giá trị nhưng Coca-Cola vẫn duy trì ngôi đầu bảng với giá trị thương hiệu là 65,324 tỉ đô la.
Đáng chú ý trong Top 10 là sự gia tăng giá trị của Toyota, với mức tăng trưởng 15% so với năm ngoái và hình thành nên chuỗi tăng trưởng giá trị thương hiệu nhiều năm liên tục. (Năm 2006 giá trị thương hiệu Toyota tăng 13% so với 2005, năm 2005 tăng 10% so với năm 2004). Năm 2005 giá trị của Toyota mới chỉ là 24,837 tỉ đô la thì đến nay đã lên đến 32,070 tỉ đô la.
Có được thành công trên vì gần đây sản phẩm xe hơi Toyota giành được nhiều lợi thế nhờ giá nhiên liệu tăng, kinh tế thế giới phát triển, đòi hỏi của người tiêu dùng và yêu cầu về bảo vệ môi trường đều cao hơn trước… Toyota đã xem xét trước nhu cầu của tương lai và sẵn sàng cho đáp ứng những nhu cầu đó khi thời cơ đến; xe Toyota Prius chẳng hạn đã trở thành sản phẩm được coi là tốt nhất về bảo vệ môi trường cũng như đạt doanh thu cao.
Hãng điện thoại Nokia của Phần Lan vẫn duy trì ngôi đầu trong ngành điện thoại di động với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu là 12% so với năm 2006, (năm 2006 tăng 14% so với 2005) nâng giá trị lên 33,7 tỉ đô la. Nokia chú trọng đến việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng trên nguyên tắc “Sáng tạo theo yêu cầu”; điện thoại N95 của Nokia chẳng hạn là một thành công mỹ mãn, vì ngoài hình thức hấp dẫn nó có đầy đủ các tính năng mà người tiêu dùng mong muốn như nối mạng, gửi thư, nghe nhạc, xem phim, ảnh…
Về mức tăng trưởng giá trị thương hiệu, nổi bật nhất năm nay là Google. Giá trị thương hiệu của Google năm nay tiếp tục tăng 44% (năm 2006 tăng 46% so với 2005) nhờ vậy mà từ vị thứ 38 năm 2005 nay Google đã vọt lên vị trí 20, đồng thời nâng giá trị thương hiệu lên 17,837 tỉ đô la. Google là tấm gương tốt trong việc quản lý thương hiệu, liên tục tìm tòi để đưa ra hàng loạt sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu như cung cấp thông tin tài chính, bản đồ…
Ngược lại với Google, người anh em Yahoo! đã không có được điều kỳ diệu như vậy. Năm nay Yahoo! đứng yên ở vị trí 55 trên bảng xếp hạng. Sự giẫm chân tại chỗ của Yahoo! có thể lý giải bởi việc công ty thiếu chú trọng vào tinh thần tự chủ trong xây dựng thương hiệu.
Trong nhóm các thương hiệu có mức tăng trưởng cao còn phải kể đến Apple (Mỹ) với các thương hiệu nổi tiếng với như iPod, iPhone (tăng 21%); hãng điện tử Nintendo của Nhật Bản (tăng 18%); Starbucks (Mỹ) nhãn hiệu quen thuộc trong lĩnh vực nhà hàng (tăng 17%); hãng xe hơi Audi của Đức (tăng 17%); Burberry (Anh) nổi tiếng những trang phục, trang sức cao cấp (tăng 16%).
Năm nay trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới có sự xuất hiện lần đầu của một số doanh nghiệp dịch vụ tài chính như AIG của Mỹ (vị trí 47), AXA của Pháp (vị trí 49), Allianz của Đức (vị trí 80) cùng với hai thương hiệu khác của Mỹ là Polo RL trong lĩnh vực trang phục và Hertz trong lĩnh vực xe hơi.
Và những sự tụt hạng
Đáng chú ý nhất là sự giảm sút giá trị của Ford, công ty xe hơi lâu đời và danh tiếng của Mỹ.
Nếu như năm 2003 vị trí của Ford trong bảng xếp hạng là 14 với giá trị 17,7 tỉ đô la thì năm nay chỗ đứng của Ford là 41 (tụt 27 bậc) đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu giảm còn 8,982 tỉ đô la. Một bước trượt dài của Ford mà theo Interbrand là do thương hiệu thiếu hẳn trọng tâm về “Sáng tạo theo yêu cầu”. Một loạt sản phẩm của Ford chưa được thiết kế một cách hiệu quả để phù hợp với trào lưu suy nghĩ, thái độ của người tiêu dùng.
Dù có được những thành tựu đáng kể ở châu Âu với loại xe Focus và Mondeo, nhưng trên thị trường Mỹ Ford ít gây được ấn tượng và chính sách giảm giá thường xuyên của hãng đã phần nào xói mòn giá trị thương hiệu Ford. Để chiếm lại thị phần, Ford có thể học tập kinh nghiệm của BMW, áp dụng nhiều cách tiếp cận nhãn hiệu và các nguyên lý cốt lõi để hướng dẫn thiết kế sản phẩm.
Hãng thời trang Gap một lần nữa lại tụt giảm giá trị của mình với mức giảm là 15% so với năm 2006, tụt xuống vị trí 61 (vị trí của Gap năm 2006 là 40). Gap tiếp tục bị sức ép từ những nhà cung cấp giá rẻ sản xuất cùng loại sản phẩm như áo sơ mi, quần Jean ... Những sản phẩm hợp thời trang hơn đã chiếm mất thị phần của Gap, đặc biệt những mẫu trang phục có in chữ đè lên của Gap không còn thích hợp. Gap đang gặp khó khăn trong việc xác định khách hàng mục tiêu, điều mà những đối thủ khác như Zara, Target hay Wal-Mart đang làm bằng việc cho ra sản phẩm giá thấp.
Tiếp tục giảm giá trị thương hiệu 12% trong năm nay, đúng bằng số giảm của năm ngoái, Kodak đã tụt tiếp xuống vị thứ 82 của bảng xếp hạng (năm 2006 đứng ở 70, 2005 đứng ở 62). Mặc dù đã có những cải tổ to lớn để theo kịp thế hệ kỹ thuật số nhưng Kodak đã có những bước đi quá muộn bởi bén rễ quá sâu trong loại phim ảnh truyền thống. “Khoảnh khắc Kodak” đã được định vị trong nhiều năm nay có vẻ như không còn tác động đến với thế giới số. Kodak nhất thiết phải đấu tranh để kiếm được một chỗ đứng trong thị trường số.
Tụt giảm giá trị trong bảng xếp hạng năm nay còn có một vài thương hiệu khác của Mỹ như Pizza Hut kinh doanh lĩnh vực nhà hàng (giảm 9%), điện thoại Motorola (giảm 9%), Dell nhà sản xuất máy tính (giảm 6%)…
Qua báo cáo xếp hạng giá trị 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm nay, Interbrand đã tập trung vào bản chất của mối liên hệ giữa thương hiệu với sự thành đạt cũng như thất bại của các doanh nghiệp. Interbrand đã chỉ ra vấn đề mấu chốt là sự “Sáng tạo theo yêu cầu”, một nguyên lý có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt và vận dụng để thúc đẩy chiến lược, cải tiến quản lý và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.
Bài học từ những thương hiệu phát triển tốt
100 thương hiệu được bình chọn năm nay đều đã tạo ra hoặc giữ được mức phát triển mạnh mẽ trên thị trường.
Tiếp tục nằm trong danh sách “10 thương hiệu hàng đầu” năm nay lần lượt vẫn là các tên tuổi quen thuộc với người tiêu dùng toàn cầu như Coca-Cola, Microsoft, IBM, GE, Nokia, Toyota, Intel, McDonald’s, Disney và Mercedes. Trong 10 thương hiệu hàng đầu (Top 10), giá trị thương hiệu phần lớn đều tăng so với năm ngoái, ngoại trừ Coca-Cola giảm 3% và Intel giảm 4%.
Thứ hạng trong Top 10 này cũng có một chút biến chuyển, Intel tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 7, McDonald’s đổi vị trí thứ 9 cho Disney để leo lên vị trí thứ 8. Tuy giảm 3% giá trị nhưng Coca-Cola vẫn duy trì ngôi đầu bảng với giá trị thương hiệu là 65,324 tỉ đô la.
Đáng chú ý trong Top 10 là sự gia tăng giá trị của Toyota, với mức tăng trưởng 15% so với năm ngoái và hình thành nên chuỗi tăng trưởng giá trị thương hiệu nhiều năm liên tục. (Năm 2006 giá trị thương hiệu Toyota tăng 13% so với 2005, năm 2005 tăng 10% so với năm 2004). Năm 2005 giá trị của Toyota mới chỉ là 24,837 tỉ đô la thì đến nay đã lên đến 32,070 tỉ đô la.
Có được thành công trên vì gần đây sản phẩm xe hơi Toyota giành được nhiều lợi thế nhờ giá nhiên liệu tăng, kinh tế thế giới phát triển, đòi hỏi của người tiêu dùng và yêu cầu về bảo vệ môi trường đều cao hơn trước… Toyota đã xem xét trước nhu cầu của tương lai và sẵn sàng cho đáp ứng những nhu cầu đó khi thời cơ đến; xe Toyota Prius chẳng hạn đã trở thành sản phẩm được coi là tốt nhất về bảo vệ môi trường cũng như đạt doanh thu cao.
Hãng điện thoại Nokia của Phần Lan vẫn duy trì ngôi đầu trong ngành điện thoại di động với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu là 12% so với năm 2006, (năm 2006 tăng 14% so với 2005) nâng giá trị lên 33,7 tỉ đô la. Nokia chú trọng đến việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng trên nguyên tắc “Sáng tạo theo yêu cầu”; điện thoại N95 của Nokia chẳng hạn là một thành công mỹ mãn, vì ngoài hình thức hấp dẫn nó có đầy đủ các tính năng mà người tiêu dùng mong muốn như nối mạng, gửi thư, nghe nhạc, xem phim, ảnh…
Về mức tăng trưởng giá trị thương hiệu, nổi bật nhất năm nay là Google. Giá trị thương hiệu của Google năm nay tiếp tục tăng 44% (năm 2006 tăng 46% so với 2005) nhờ vậy mà từ vị thứ 38 năm 2005 nay Google đã vọt lên vị trí 20, đồng thời nâng giá trị thương hiệu lên 17,837 tỉ đô la. Google là tấm gương tốt trong việc quản lý thương hiệu, liên tục tìm tòi để đưa ra hàng loạt sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu như cung cấp thông tin tài chính, bản đồ…
Ngược lại với Google, người anh em Yahoo! đã không có được điều kỳ diệu như vậy. Năm nay Yahoo! đứng yên ở vị trí 55 trên bảng xếp hạng. Sự giẫm chân tại chỗ của Yahoo! có thể lý giải bởi việc công ty thiếu chú trọng vào tinh thần tự chủ trong xây dựng thương hiệu.
Trong nhóm các thương hiệu có mức tăng trưởng cao còn phải kể đến Apple (Mỹ) với các thương hiệu nổi tiếng với như iPod, iPhone (tăng 21%); hãng điện tử Nintendo của Nhật Bản (tăng 18%); Starbucks (Mỹ) nhãn hiệu quen thuộc trong lĩnh vực nhà hàng (tăng 17%); hãng xe hơi Audi của Đức (tăng 17%); Burberry (Anh) nổi tiếng những trang phục, trang sức cao cấp (tăng 16%).
Năm nay trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu thế giới có sự xuất hiện lần đầu của một số doanh nghiệp dịch vụ tài chính như AIG của Mỹ (vị trí 47), AXA của Pháp (vị trí 49), Allianz của Đức (vị trí 80) cùng với hai thương hiệu khác của Mỹ là Polo RL trong lĩnh vực trang phục và Hertz trong lĩnh vực xe hơi.
Và những sự tụt hạng
Đáng chú ý nhất là sự giảm sút giá trị của Ford, công ty xe hơi lâu đời và danh tiếng của Mỹ.
Nếu như năm 2003 vị trí của Ford trong bảng xếp hạng là 14 với giá trị 17,7 tỉ đô la thì năm nay chỗ đứng của Ford là 41 (tụt 27 bậc) đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu giảm còn 8,982 tỉ đô la. Một bước trượt dài của Ford mà theo Interbrand là do thương hiệu thiếu hẳn trọng tâm về “Sáng tạo theo yêu cầu”. Một loạt sản phẩm của Ford chưa được thiết kế một cách hiệu quả để phù hợp với trào lưu suy nghĩ, thái độ của người tiêu dùng.
Dù có được những thành tựu đáng kể ở châu Âu với loại xe Focus và Mondeo, nhưng trên thị trường Mỹ Ford ít gây được ấn tượng và chính sách giảm giá thường xuyên của hãng đã phần nào xói mòn giá trị thương hiệu Ford. Để chiếm lại thị phần, Ford có thể học tập kinh nghiệm của BMW, áp dụng nhiều cách tiếp cận nhãn hiệu và các nguyên lý cốt lõi để hướng dẫn thiết kế sản phẩm.
Hãng thời trang Gap một lần nữa lại tụt giảm giá trị của mình với mức giảm là 15% so với năm 2006, tụt xuống vị trí 61 (vị trí của Gap năm 2006 là 40). Gap tiếp tục bị sức ép từ những nhà cung cấp giá rẻ sản xuất cùng loại sản phẩm như áo sơ mi, quần Jean ... Những sản phẩm hợp thời trang hơn đã chiếm mất thị phần của Gap, đặc biệt những mẫu trang phục có in chữ đè lên của Gap không còn thích hợp. Gap đang gặp khó khăn trong việc xác định khách hàng mục tiêu, điều mà những đối thủ khác như Zara, Target hay Wal-Mart đang làm bằng việc cho ra sản phẩm giá thấp.
Tiếp tục giảm giá trị thương hiệu 12% trong năm nay, đúng bằng số giảm của năm ngoái, Kodak đã tụt tiếp xuống vị thứ 82 của bảng xếp hạng (năm 2006 đứng ở 70, 2005 đứng ở 62). Mặc dù đã có những cải tổ to lớn để theo kịp thế hệ kỹ thuật số nhưng Kodak đã có những bước đi quá muộn bởi bén rễ quá sâu trong loại phim ảnh truyền thống. “Khoảnh khắc Kodak” đã được định vị trong nhiều năm nay có vẻ như không còn tác động đến với thế giới số. Kodak nhất thiết phải đấu tranh để kiếm được một chỗ đứng trong thị trường số.
Tụt giảm giá trị trong bảng xếp hạng năm nay còn có một vài thương hiệu khác của Mỹ như Pizza Hut kinh doanh lĩnh vực nhà hàng (giảm 9%), điện thoại Motorola (giảm 9%), Dell nhà sản xuất máy tính (giảm 6%)…
Qua báo cáo xếp hạng giá trị 100 thương hiệu hàng đầu thế giới năm nay, Interbrand đã tập trung vào bản chất của mối liên hệ giữa thương hiệu với sự thành đạt cũng như thất bại của các doanh nghiệp. Interbrand đã chỉ ra vấn đề mấu chốt là sự “Sáng tạo theo yêu cầu”, một nguyên lý có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt và vận dụng để thúc đẩy chiến lược, cải tiến quản lý và hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất.
10 thương hiệu hàng đầu năm 2007 | ||||
Xếp hạng 2007 | Xếp hạng 2006 | Tên | Quốc gia | Giá trị 2007 (ĐV: triệu USD) |
1 | 1 | Coca Cola | Mỹ | 65.324 |
2 | 2 | Microsoft | Mỹ | 58.709 |
3 | 3 | IBM | Mỹ | 57.091 |
4 | 4 | GE | Mỹ | 51.569 |
5 | 6 | Nokia | Phần Lan | 33.696 |
6 | 7 | Nhật | 32.070 | |
7 | 5 | Intel | Mỹ | 30.954 |
8 | 9 | McDonald’s | Mỹ | 29.398 |
9 | 8 | Disney | Mỹ | 29.210 |
10 | 10 | Mercedes | Đức | 23.568 |