120 doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam
Hôm nay, tại Tp.HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã công bố kết quả giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008
Hôm nay (12/3/2009), tại Tp.HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008, cùng danh sách 120 doanh nghiệp trên cả nước đạt được danh hiệu này.
Từ năm 2003, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) xây dựng và phát triển “Triển lãm Thương hiệu Việt Nam” trên Internet. Năm 2004, trên cơ sở các thương hiệu được công bố tại triển lãm này, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tiến hành chương trình bình chọn Thương hiệu mạnh Việt Nam, thông qua ý kiến bình chọn của bạn đọc.
Bắt đầu từ năm 2005, chương trình được mở rộng và phát triển thông qua các đối tác để xây dựng một quy trình đánh giá chặt chẽ hơn, cùng các tiêu chí và phương pháp để xác định sức mạnh thương hiệu cho Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam.
Trong 3 năm qua (2006-2008), chương trình đã được tiến hành thường niên với một quy trình chặt chẽ và công khai. Dữ liệu về các doanh nghiệp tham gia chương trình bình chọn được thu thập từ nhiều nguồn uy tín như Tổng cục Thống kê, Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như thông qua các cuộc khảo sát trên diện rộng (phối hợp với sở công thương các tỉnh, thành) và bình chọn/đề cử của bạn đọc. Các thương hiệu được tính điểm và phân hạng theo 7 tiêu chí chính (kết quả kinh doanh, lãnh đạo và tiên phong, chất lượng qua khách hàng mục tiêu, năng lực đổi mới doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu, nhân lực và tính ổn định).
Quy trình này nhằm đánh giá một cách khách quan nhất sức mạnh thương hiệu của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đồng thời khuyến khích cộng đồng kinh doanh tiến tới những giá trị minh bạch và tiêu chuẩn hóa.
2008 được xem là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do những biến động kinh tế nội tại và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Kết quả một cuộc khảo sát trực tuyến được tổ chức tháng 2/2009 trên VnEconomy cho thấy, khoảng 25% số phiếu bình chọn lo ngại doanh nghiệp mình sẽ có nguy cơ phá sản. Hơn 30% cho rằng năm nay doanh nghiệp mình sẽ gặp nhiều khó khăn, song hy vọng sẽ vượt qua. Chỉ 15% tự tin rằng sẽ tốt hơn năm ngoái. Trong hơn một tháng tiến hành, kết quả khảo sát được ghi nhận trong từng thời điểm cũng cho thấy cảm nhận về triển vọng kinh doanh liên tục có sự giằng co giữa bi quan và lạc quan, phụ thuộc vào những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
“Chúng tôi xin chia sẻ với những thách thức hiện tại của cộng đồng doanh nghiệp. Những khó khăn chung có tính khách quan đã khiến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 không được khả quan bằng các năm trước, mặc dù vẫn ở một mặt bằng chung khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh tiêu chí kết quả kinh doanh, còn có 6 tiêu chí khác trong quy trình đánh giá để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một thương hiệu”, Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, nói.
Trong các năm 2009-2010, Ban tổ chức cho biết chương trình sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động gắn bó với doanh nghiệp Thương hiệu mạnh nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung, như sự kiện Tuần Thương hiệu (bao gồm các hoạt động triển lãm, trưng bày, hội thảo nâng cao chất lượng cạnh tranh cho doanh nghiệp, dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5/2009), các cuộc tọa đàm nhằm phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cùng những giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp.
Chương trình cũng sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của cơ quan báo chí truyền thông, đẩy mạnh các hoạt động hội thảo, tọa đàm chuyên sâu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để phản ánh kịp thời tới các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách.
Lễ trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội vào ngày 29/3, truyền hình trực tiếp vào 10h trên VTV1.
Từ năm 2003, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) xây dựng và phát triển “Triển lãm Thương hiệu Việt Nam” trên Internet. Năm 2004, trên cơ sở các thương hiệu được công bố tại triển lãm này, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tiến hành chương trình bình chọn Thương hiệu mạnh Việt Nam, thông qua ý kiến bình chọn của bạn đọc.
Bắt đầu từ năm 2005, chương trình được mở rộng và phát triển thông qua các đối tác để xây dựng một quy trình đánh giá chặt chẽ hơn, cùng các tiêu chí và phương pháp để xác định sức mạnh thương hiệu cho Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam.
Trong 3 năm qua (2006-2008), chương trình đã được tiến hành thường niên với một quy trình chặt chẽ và công khai. Dữ liệu về các doanh nghiệp tham gia chương trình bình chọn được thu thập từ nhiều nguồn uy tín như Tổng cục Thống kê, Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như thông qua các cuộc khảo sát trên diện rộng (phối hợp với sở công thương các tỉnh, thành) và bình chọn/đề cử của bạn đọc. Các thương hiệu được tính điểm và phân hạng theo 7 tiêu chí chính (kết quả kinh doanh, lãnh đạo và tiên phong, chất lượng qua khách hàng mục tiêu, năng lực đổi mới doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu, nhân lực và tính ổn định).
Quy trình này nhằm đánh giá một cách khách quan nhất sức mạnh thương hiệu của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đồng thời khuyến khích cộng đồng kinh doanh tiến tới những giá trị minh bạch và tiêu chuẩn hóa.
2008 được xem là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do những biến động kinh tế nội tại và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Kết quả một cuộc khảo sát trực tuyến được tổ chức tháng 2/2009 trên VnEconomy cho thấy, khoảng 25% số phiếu bình chọn lo ngại doanh nghiệp mình sẽ có nguy cơ phá sản. Hơn 30% cho rằng năm nay doanh nghiệp mình sẽ gặp nhiều khó khăn, song hy vọng sẽ vượt qua. Chỉ 15% tự tin rằng sẽ tốt hơn năm ngoái. Trong hơn một tháng tiến hành, kết quả khảo sát được ghi nhận trong từng thời điểm cũng cho thấy cảm nhận về triển vọng kinh doanh liên tục có sự giằng co giữa bi quan và lạc quan, phụ thuộc vào những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
“Chúng tôi xin chia sẻ với những thách thức hiện tại của cộng đồng doanh nghiệp. Những khó khăn chung có tính khách quan đã khiến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 không được khả quan bằng các năm trước, mặc dù vẫn ở một mặt bằng chung khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh tiêu chí kết quả kinh doanh, còn có 6 tiêu chí khác trong quy trình đánh giá để tạo nên sức mạnh tổng hợp của một thương hiệu”, Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, nói.
Trong các năm 2009-2010, Ban tổ chức cho biết chương trình sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động gắn bó với doanh nghiệp Thương hiệu mạnh nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung, như sự kiện Tuần Thương hiệu (bao gồm các hoạt động triển lãm, trưng bày, hội thảo nâng cao chất lượng cạnh tranh cho doanh nghiệp, dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 5/2009), các cuộc tọa đàm nhằm phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cùng những giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp.
Chương trình cũng sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh của cơ quan báo chí truyền thông, đẩy mạnh các hoạt động hội thảo, tọa đàm chuyên sâu, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để phản ánh kịp thời tới các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách.
Lễ trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội vào ngày 29/3, truyền hình trực tiếp vào 10h trên VTV1.