124 tỷ USD tiền tham nhũng rời Trung Quốc trong 15 năm
Đối với những cựu quan chức cao cấp rời bỏ đất nước với khoản tiền lớn, nước Mỹ là đích đến ưa thích
Nhiều quan chức tham nhũng của Trung Quốc đã rời nước này với tổng số tiền “bẩn” lên tới 800 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 123,6 tỷ USD) trong 15 năm qua, tờ Financial Times dẫn một báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết.
Theo bản báo cáo dài 67 trang này, trong thời gian từ giữa thập niên 1990 đến năm 2008, 17.000 quan chức tham nhũng của Trung Quốc, từ đảng viên, cảnh sát, quan tòa tới lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh đã ra nước ngoài sinh sống, mang theo số tiền khổng lồ nói trên.
Số tiền này tương đương 2% GDP của Trung Quốc vào năm 2010.
Đối với những cựu quan chức cao cấp rời bỏ đất nước với khoản tiền lớn, nước Mỹ là đích đến ưa thích. Bên cạnh đó, Canada, Australia và Hà Lan cũng được những người này chuộng chọn làm nơi sinh sống mới. Những người không xin ngay được thị thực nhập cảnh vào các nước phương Tây thường lựa chọn những quốc gia nhỏ hơn ở Đông Âu, Mỹ Latin và châu Phi để chờ cơ hội nhập cư vào nước mục tiêu.
Các quan chức cấp thấp hơn có xu hướng bỏ sang các quốc gia láng giềng với Trung Quốc, theo bản báo cáo. Vùng lãnh thổ Hồng Kông cũng là một địa chỉ được nhiều người trong số này lựa chọn.
Đây là báo cáo được đóng dấu “tài liệu nội bộ, lưu trữ cẩn thận”, được soạn thảo vào tháng 6/2008. Bản báo cáo mới đây đã được đăng tải trên website của cơ quan chống rửa tiền thuộc PBoC, nhưng sau đó nhanh chóng được gỡ xuống vì gây bất bình trong dư luận.
Báo cáo có đoạn cảnh báo rằng, nạn tham nhũng tràn lan là một mối đe dọa đối với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tài liệu này cũng vạch trần 8 cách đầu tư tiền tham nhũng ra nước ngoài. Trong đó, đầu tư vào các sòng bạc ở nước ngoài dựa trên sự thông đồng với các công ty điều hành sòng bạc là một phương thức rửa tiền phổ biến của các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhiều quan chức vận chuyển số tiền lớn qua biên giới hoặc chuyển tiền phi pháp cho người thân, bồ nhí… Tinh vi hơn, tham quan còn dựa vào các tài liệu thương mại giả mạo và các khoản đầu tư “ma” ở nước ngoài để rửa tiền. Một số khác dùng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền tham nhũng để trả số tiền mua hàng này ngay tại Trung Quốc.
Các quy định về kiểm soát vốn của Trung Quốc giới hạn mức chuyển tiền qua biên giới của cá nhân ở mức 50.000 USD mỗi năm. Tuy nhiên, không ít tham quan đã lách được quy định này.
Những lĩnh vực đối mặt rủi ro cao nhất về việc quan chức tham nhũng bòn rút tiền rồi bỏ ra nước ngoài là những “ngành nhạy cảm” như tài chính, các doanh nghiệp quốc doanh độc quyền, xây dựng, giao thông, các cơ quan thuế, đầu tư và thương mại thuộc Chính phủ - theo bản báo cáo.
Tài liệu này cũng cho hay, đã có thêm nhiều bằng chứng xác thực cho thấy số tiền tham ô mà cánh tham quan mang theo ra nước ngoài đang gia tăng, một phần do năm tới sẽ là năm diễn ra sự chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc.
Theo bản báo cáo dài 67 trang này, trong thời gian từ giữa thập niên 1990 đến năm 2008, 17.000 quan chức tham nhũng của Trung Quốc, từ đảng viên, cảnh sát, quan tòa tới lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh đã ra nước ngoài sinh sống, mang theo số tiền khổng lồ nói trên.
Số tiền này tương đương 2% GDP của Trung Quốc vào năm 2010.
Đối với những cựu quan chức cao cấp rời bỏ đất nước với khoản tiền lớn, nước Mỹ là đích đến ưa thích. Bên cạnh đó, Canada, Australia và Hà Lan cũng được những người này chuộng chọn làm nơi sinh sống mới. Những người không xin ngay được thị thực nhập cảnh vào các nước phương Tây thường lựa chọn những quốc gia nhỏ hơn ở Đông Âu, Mỹ Latin và châu Phi để chờ cơ hội nhập cư vào nước mục tiêu.
Các quan chức cấp thấp hơn có xu hướng bỏ sang các quốc gia láng giềng với Trung Quốc, theo bản báo cáo. Vùng lãnh thổ Hồng Kông cũng là một địa chỉ được nhiều người trong số này lựa chọn.
Đây là báo cáo được đóng dấu “tài liệu nội bộ, lưu trữ cẩn thận”, được soạn thảo vào tháng 6/2008. Bản báo cáo mới đây đã được đăng tải trên website của cơ quan chống rửa tiền thuộc PBoC, nhưng sau đó nhanh chóng được gỡ xuống vì gây bất bình trong dư luận.
Báo cáo có đoạn cảnh báo rằng, nạn tham nhũng tràn lan là một mối đe dọa đối với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tài liệu này cũng vạch trần 8 cách đầu tư tiền tham nhũng ra nước ngoài. Trong đó, đầu tư vào các sòng bạc ở nước ngoài dựa trên sự thông đồng với các công ty điều hành sòng bạc là một phương thức rửa tiền phổ biến của các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhiều quan chức vận chuyển số tiền lớn qua biên giới hoặc chuyển tiền phi pháp cho người thân, bồ nhí… Tinh vi hơn, tham quan còn dựa vào các tài liệu thương mại giả mạo và các khoản đầu tư “ma” ở nước ngoài để rửa tiền. Một số khác dùng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền tham nhũng để trả số tiền mua hàng này ngay tại Trung Quốc.
Các quy định về kiểm soát vốn của Trung Quốc giới hạn mức chuyển tiền qua biên giới của cá nhân ở mức 50.000 USD mỗi năm. Tuy nhiên, không ít tham quan đã lách được quy định này.
Những lĩnh vực đối mặt rủi ro cao nhất về việc quan chức tham nhũng bòn rút tiền rồi bỏ ra nước ngoài là những “ngành nhạy cảm” như tài chính, các doanh nghiệp quốc doanh độc quyền, xây dựng, giao thông, các cơ quan thuế, đầu tư và thương mại thuộc Chính phủ - theo bản báo cáo.
Tài liệu này cũng cho hay, đã có thêm nhiều bằng chứng xác thực cho thấy số tiền tham ô mà cánh tham quan mang theo ra nước ngoài đang gia tăng, một phần do năm tới sẽ là năm diễn ra sự chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc.