30 giây và niềm đam mê sáng tạo
Để có một mẩu quảng cáo hay, người làm quảng cáo không thể thiếu những ý tưởng sáng tạo độc đáo
Với kinh nghiệm cùng sự phối hợp ăn ý, Nguyễn Hoàng và Nguyễn Hồng Thanh Thảo của đội Bonnie (Công ty Chuo Senko Vietnam) đã mang về giải nhất thể loại phim quảng cáo trong cuộc thi tài năng sáng tạo trẻ Việt Nam.
Đây là cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên bởi Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Hoa Mặt Trời (đại diện chính thức của Cannes Lions tại Việt Nam). Qua đây, sẽ tìm ra hai đội sẽ đại diện Việt Nam đi tham dự cuộc thi Young Lions ở Cannes Lions 2009 và Young Lotus của Adfest 2009.
Ban giám khảo của cuộc thi là những giám đốc sáng tạo của các công ty truyền thông và quảng cáo tên tuổi như Lowe, BBDO, Saatchi&Saatchi, Golden Communication, Hakuhodo, Lowe, JWT, Storm Eye, Clipper Indochine và Tạp chí Thành Đạt, tiếng nói chính thức của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.
Với yêu cầu khắt khe, thời gian chỉ giới hạn trong 48 giờ, thiết bị quay là chiếc điện thoại Nokia N96, các đội tham gia phải sáng tạo một tác phẩm quảng cáo nhằm nâng cao ý thức cộng đồng góp phần giảm lượng rác thải gây nguy hại cho môi trường xung quanh.
Và Bonnie đã thuyết phục được ban giám khảo bằng mẩu phim quảng cáo 30 giây với cách thể hiện nhẹ nhàng nhưng đủ ấn tượng và hài hước để lôi kéo sự thu hút của khán giả cùng thông điệp mạnh mẽ: Nghĩ trước khi bỏ rác!
Để có một mẩu quảng cáo hay, người làm quảng cáo không thể thiếu những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Tuy nhiên, quảng cáo là sự pha trộn hài hòa giữa nghệ thuật và kinh doanh, nên điều cốt yếu không thể thiếu trong mỗi phim quảng cáo truyền hình hay quảng cáo báo chí chính là phải truyền tải một thông điệp đủ mạnh để lôi kéo người tiêu dùng, khiến họ phải dừng lại suy nghĩ và “Ồ...”.
Sáng tạo không có nghĩa là bay bổng hay tưởng tượng thái quá không giống ai. Một tác phẩm được cho là hay và ấn tượng cách mấy vẫn đành tạm gác lại nếu như nó không nhắm đúng đối tượng mục tiêu để tăng doanh số. Đó cũng chính là yếu tố mà đội Bonnie đã phải cân nhắc kỹ trong suốt quá trình dự thi. Và, họ đã thành công.
Nguyễn Hoàng và Thanh Thảo đều “có duyên” với nghề quảng cáo.
Hoàng, chàng trai sinh năm 1982, tên thường gọi là Bo, ngay khi còn là sinh viên kỹ thuật Đại học Bách Khoa đã đăng ký học thêm ở một trường dạy thiết kế quảng cáo uy tín của Tp.HCM. Năm cuối cấp, Hoàng đã có thể ổn định sự nghiệp quảng cáo của mình ở vị trí thiết kế đồ họa.
Sự rẽ ngang liều lĩnh này đã không bao giờ khiến Hoàng hối tiếc khi giờ đây công việc của một "art director" luôn phát triển thuận lợi. Bằng khả năng sáng tạo sẵn có cùng tư duy khá sắc sảo về lĩnh vực marketing, Hoàng luôn có những ý tưởng đủ tạo ấn tượng với khách hàng, nhưng quan trọng nhất vẫn bám sát tiêu chí “phải bán được sản phẩm”.
Còn với Annie (nickname của Nguyễn Hồng Thanh Thảo), sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin và Đa truyền thông tại Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, cô bắt đầu thích thú với lĩnh vực quảng cáo và quyết định lên đường sang xứ sở kangaroo vào đầu năm 2006 để lấy tiếp bằng thạc sĩ truyền thông chuyên ngành quảng cáo, cũng tại trường đại học danh tiếng này.
Khoảng thời gian 2 năm du học tuy ngắn ngủi nhưng Thảo cũng đã tích lũy được khá nhiều kiến thức thực tiễn về thị trường cũng như quảng cáo & thiết kế sáng tạo. Kinh nghiệm làm việc tự do (freelance) trong khoảng thời gian đi học cùng với sự nhạy bén trong suy nghĩ đã giúp cô gái đa tài này nhanh chóng thăng tiến trong công việc viết lời quảng cáo (copywriter) chỉ sau 3 tháng làm việc, mặc dù tuổi nghề còn rất trẻ.
Điểm chung ở cả Thảo và Hoàng là sự cố gắng không ngừng. Ngay cả khi cuộc thi kết thúc, Thảo vẫn tiếp tục tìm ra những ý tưởng khác nhau xoay quanh đề tài trên để thông điệp mạnh hơn nữa. Còn Hoàng thì luôn tìm tòi suy nghĩ thêm những góc quay sáng tạo khác cho mẩu quảng cáo thật sự hoàn hảo.
“Chiến thắng này không chỉ dành riêng cho Bonnie mà còn cho cả các đồng nghiệp của tôi ở Chuo Senko, đó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn của đội trước khi lên đường tranh tài”, Thanh Thảo chia sẻ.
Đây là cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên bởi Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Hoa Mặt Trời (đại diện chính thức của Cannes Lions tại Việt Nam). Qua đây, sẽ tìm ra hai đội sẽ đại diện Việt Nam đi tham dự cuộc thi Young Lions ở Cannes Lions 2009 và Young Lotus của Adfest 2009.
Ban giám khảo của cuộc thi là những giám đốc sáng tạo của các công ty truyền thông và quảng cáo tên tuổi như Lowe, BBDO, Saatchi&Saatchi, Golden Communication, Hakuhodo, Lowe, JWT, Storm Eye, Clipper Indochine và Tạp chí Thành Đạt, tiếng nói chính thức của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.
Với yêu cầu khắt khe, thời gian chỉ giới hạn trong 48 giờ, thiết bị quay là chiếc điện thoại Nokia N96, các đội tham gia phải sáng tạo một tác phẩm quảng cáo nhằm nâng cao ý thức cộng đồng góp phần giảm lượng rác thải gây nguy hại cho môi trường xung quanh.
Và Bonnie đã thuyết phục được ban giám khảo bằng mẩu phim quảng cáo 30 giây với cách thể hiện nhẹ nhàng nhưng đủ ấn tượng và hài hước để lôi kéo sự thu hút của khán giả cùng thông điệp mạnh mẽ: Nghĩ trước khi bỏ rác!
Để có một mẩu quảng cáo hay, người làm quảng cáo không thể thiếu những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Tuy nhiên, quảng cáo là sự pha trộn hài hòa giữa nghệ thuật và kinh doanh, nên điều cốt yếu không thể thiếu trong mỗi phim quảng cáo truyền hình hay quảng cáo báo chí chính là phải truyền tải một thông điệp đủ mạnh để lôi kéo người tiêu dùng, khiến họ phải dừng lại suy nghĩ và “Ồ...”.
Sáng tạo không có nghĩa là bay bổng hay tưởng tượng thái quá không giống ai. Một tác phẩm được cho là hay và ấn tượng cách mấy vẫn đành tạm gác lại nếu như nó không nhắm đúng đối tượng mục tiêu để tăng doanh số. Đó cũng chính là yếu tố mà đội Bonnie đã phải cân nhắc kỹ trong suốt quá trình dự thi. Và, họ đã thành công.
Nguyễn Hoàng và Thanh Thảo đều “có duyên” với nghề quảng cáo.
Hoàng, chàng trai sinh năm 1982, tên thường gọi là Bo, ngay khi còn là sinh viên kỹ thuật Đại học Bách Khoa đã đăng ký học thêm ở một trường dạy thiết kế quảng cáo uy tín của Tp.HCM. Năm cuối cấp, Hoàng đã có thể ổn định sự nghiệp quảng cáo của mình ở vị trí thiết kế đồ họa.
Sự rẽ ngang liều lĩnh này đã không bao giờ khiến Hoàng hối tiếc khi giờ đây công việc của một "art director" luôn phát triển thuận lợi. Bằng khả năng sáng tạo sẵn có cùng tư duy khá sắc sảo về lĩnh vực marketing, Hoàng luôn có những ý tưởng đủ tạo ấn tượng với khách hàng, nhưng quan trọng nhất vẫn bám sát tiêu chí “phải bán được sản phẩm”.
Còn với Annie (nickname của Nguyễn Hồng Thanh Thảo), sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin và Đa truyền thông tại Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, cô bắt đầu thích thú với lĩnh vực quảng cáo và quyết định lên đường sang xứ sở kangaroo vào đầu năm 2006 để lấy tiếp bằng thạc sĩ truyền thông chuyên ngành quảng cáo, cũng tại trường đại học danh tiếng này.
Khoảng thời gian 2 năm du học tuy ngắn ngủi nhưng Thảo cũng đã tích lũy được khá nhiều kiến thức thực tiễn về thị trường cũng như quảng cáo & thiết kế sáng tạo. Kinh nghiệm làm việc tự do (freelance) trong khoảng thời gian đi học cùng với sự nhạy bén trong suy nghĩ đã giúp cô gái đa tài này nhanh chóng thăng tiến trong công việc viết lời quảng cáo (copywriter) chỉ sau 3 tháng làm việc, mặc dù tuổi nghề còn rất trẻ.
Điểm chung ở cả Thảo và Hoàng là sự cố gắng không ngừng. Ngay cả khi cuộc thi kết thúc, Thảo vẫn tiếp tục tìm ra những ý tưởng khác nhau xoay quanh đề tài trên để thông điệp mạnh hơn nữa. Còn Hoàng thì luôn tìm tòi suy nghĩ thêm những góc quay sáng tạo khác cho mẩu quảng cáo thật sự hoàn hảo.
“Chiến thắng này không chỉ dành riêng cho Bonnie mà còn cho cả các đồng nghiệp của tôi ở Chuo Senko, đó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn của đội trước khi lên đường tranh tài”, Thanh Thảo chia sẻ.