4 nguyên nhân cộng hưởng gây nhập siêu
Trong 21 năm đổi mới đã qua, duy nhất chỉ có năm 1992 Việt Nam xuất siêu được vỏn vẹn 40 triệu USD
Nếu nhìn lại cả chặng đường 21 năm đổi mới đã qua, không có gì khó để nhận ra rằng, duy nhất chỉ có năm 1992 là chúng ta xuất siêu được vỏn vẹn 40 triệu USD, đạt tỷ lệ 1,55%, còn lại 20 năm đằng đẵng nhập siêu với quy mô và tỷ lệ không hề nhỏ.
Trước hết, hiển nhiên là nhập siêu bắt nguồn từ việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ, cho dù xuất khẩu cũng đã vượt xa dự kiến, nhưng nhập khẩu còn vượt xa hơn nữa, cho nên nhập siêu càng lớn hơn.
Cụ thể, nếu chỉ xét từ năm 2001 trở lại đây thì có thể thấy rằng, theo mục tiêu Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 28,355 tỷ USD, tăng bình quân 16%/năm, còn nhập khẩu là 29,165 tỷ USD, tăng 15%/năm và thực tế xuất khẩu cũng đã đạt 32,442 tỷ USD, tăng bình quân 17,55%/năm, nhưng nhập khẩu đã đạt 36,978 tỷ USD, tăng tới 18,78%/năm, cho nên thay vì chỉ là 810 triệu USD, quy mô nhập siêu đã nhảy vọt lên 4,648 tỷ USD, tức là cao gấp 5,74 lần so với mục tiêu chiến lược.
Cũng chính nhập khẩu tăng quá nhanh như vậy, cho nên Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2005-2010 một mặt đã đẩy nhịp độ tăng xuất khẩu lên cho phù hợp với thực lực của nền kinh tế, và mặt khác, cũng đã mạnh dạn đẩy tốc độ nhập khẩu lên cao hơn, nhằm đẩy thời điểm chuyển sang xuất siêu vào năm cuối cùng của thập kỷ này, nhưng gần như chắc chắn các mục tiêu này đều khó thực hiện.
Cho đến nay, chẳng những nhập siêu đã và đang "tăng vọt", mà triển vọng xuất siêu vào năm cuối cùng của thập kỷ này cũng ngày càng trở nên xa vời hơn.
Từ thực trạng của nền kinh tế nước ta và những biến động của thị trường thế giới, có thể thấy bốn nguyên nhân tác động cộng hưởng lẫn nhau sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu vốn đã tăng nhanh của nền kinh tế nước ta đã bị sốt nóng giá nguyên liệu thế giới khuyếch đại lên rất lớn. Cụ thể, các kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Công Thương 8 tháng qua cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu 12 mặt hàng nguyên liệu chủ yếu có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị đạt 7,886 tỷ USD, tăng đại nhảy vọt 2,046 tỷ USD và 35,03% so với 5,840 tỷ USD của cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ, thì chỉ đạt 6,839 tỷ USD.
Điều này có nghĩa là, khối lượng nhập khẩu của 12 mặt hàng này chỉ tăng 999 triệu USD và 17,10% so với cùng kỳ năm 2006, còn lại 1,047 tỷ USD và 17,93% là do sốt nóng giá nguyên liệu thế giới khuyếch đại lên.
Thứ hai, bên cạnh vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế suất nhập khẩu cao chính là "con dao hai lưỡi" làm khuyếch đại sốt nóng giá nguyên liệu thế giới ở thị trường trong nước. Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, giá nguyên liệu thế giới đã liên tục tăng bùng nổ 26,57% trong năm 2004; 29,17% trong năm 2005 và 21,92% trong năm 2006 vừa qua, còn trong 7 tháng đầu năm nay cũng đã tăng 20,92%.
Đối với nền kinh tế nước ta, rõ ràng giá của các nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường trong nước không chỉ tăng như vậy, mà nó còn bị thuế suất nhập khẩu khuyếch đại lên một cách tương ứng.
Thứ ba, trong khi bị thua thiệt rất lớn ở đầu vào nhập khẩu do giá thế giới sốt nóng, thì điều rất không may là giá những mặt hàng xuất khẩu của chúng ta lại không tăng. Cụ thể, tuy trên thực tế có mặt hàng tăng giá, có mặt hàng giảm giá, nhưng tính chung lại thì với những mặt hàng hiện nay, chúng ta vẫn bị thiệt về giá trong xuất khẩu.
Các kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Công Thương 8 tháng qua cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 mặt hàng có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị xuất khẩu cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu thực tế đạt 9,757 tỷ USD, chỉ tăng vỏn vẹn 310 triệu USD và 3,28% so với 9,447 tỷ USD của cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ này thì "co lại" chỉ còn 9,282 tỷ USD, tức là giảm 165 triệu USD và 1,75%.
Điều này có nghĩa là, chúng ta bị thua thiệt 165 triệu USD và 1,75% do giá xuất khẩu của các mặt hàng này giảm và để đạt được tốc độ tăng hết sức khiêm tốn nói trên, trên thực tế chúng ta đã phải tăng khối lượng xuất khẩu 475 triệu USD và 5,12%.
Thứ tư, bên cạnh ba tác nhân rất đáng quan ngại nói trên, còn một tác nhân tuy cũng góp phần rất quan trọng dẫn đến nhập siêu tăng mạnh, nhưng phải coi là hết sức đáng mừng.
Đó là việc tăng tốc đầu tư kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng đột biến. Biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất chính là kim ngạch nhập khẩu của riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị trong 8 tháng qua đã tăng đột biến 2,109 tỷ USD và 51,40% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tới 24,35% trong "rổ hàng hoá nhập siêu" nói chung.
Nói tóm lại, tuy trong việc nhập khẩu và nhập siêu tăng tốc cũng có những yếu tố tất yếu đáng mừng, nhưng phần đáng lo mới là chủ yếu. Trong khi đó, những dự báo về nhập khẩu và nhập siêu của chúng ta ở ngay thời điểm trước thềm WTO đã trở nên quá lạc hậu so với thời cuộc.
Trước hết, hiển nhiên là nhập siêu bắt nguồn từ việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nhưng vấn đề là ở chỗ, cho dù xuất khẩu cũng đã vượt xa dự kiến, nhưng nhập khẩu còn vượt xa hơn nữa, cho nên nhập siêu càng lớn hơn.
Cụ thể, nếu chỉ xét từ năm 2001 trở lại đây thì có thể thấy rằng, theo mục tiêu Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 28,355 tỷ USD, tăng bình quân 16%/năm, còn nhập khẩu là 29,165 tỷ USD, tăng 15%/năm và thực tế xuất khẩu cũng đã đạt 32,442 tỷ USD, tăng bình quân 17,55%/năm, nhưng nhập khẩu đã đạt 36,978 tỷ USD, tăng tới 18,78%/năm, cho nên thay vì chỉ là 810 triệu USD, quy mô nhập siêu đã nhảy vọt lên 4,648 tỷ USD, tức là cao gấp 5,74 lần so với mục tiêu chiến lược.
Cũng chính nhập khẩu tăng quá nhanh như vậy, cho nên Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2005-2010 một mặt đã đẩy nhịp độ tăng xuất khẩu lên cho phù hợp với thực lực của nền kinh tế, và mặt khác, cũng đã mạnh dạn đẩy tốc độ nhập khẩu lên cao hơn, nhằm đẩy thời điểm chuyển sang xuất siêu vào năm cuối cùng của thập kỷ này, nhưng gần như chắc chắn các mục tiêu này đều khó thực hiện.
Cho đến nay, chẳng những nhập siêu đã và đang "tăng vọt", mà triển vọng xuất siêu vào năm cuối cùng của thập kỷ này cũng ngày càng trở nên xa vời hơn.
Từ thực trạng của nền kinh tế nước ta và những biến động của thị trường thế giới, có thể thấy bốn nguyên nhân tác động cộng hưởng lẫn nhau sau đây:
Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu vốn đã tăng nhanh của nền kinh tế nước ta đã bị sốt nóng giá nguyên liệu thế giới khuyếch đại lên rất lớn. Cụ thể, các kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Công Thương 8 tháng qua cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu 12 mặt hàng nguyên liệu chủ yếu có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị đạt 7,886 tỷ USD, tăng đại nhảy vọt 2,046 tỷ USD và 35,03% so với 5,840 tỷ USD của cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ, thì chỉ đạt 6,839 tỷ USD.
Điều này có nghĩa là, khối lượng nhập khẩu của 12 mặt hàng này chỉ tăng 999 triệu USD và 17,10% so với cùng kỳ năm 2006, còn lại 1,047 tỷ USD và 17,93% là do sốt nóng giá nguyên liệu thế giới khuyếch đại lên.
Thứ hai, bên cạnh vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế suất nhập khẩu cao chính là "con dao hai lưỡi" làm khuyếch đại sốt nóng giá nguyên liệu thế giới ở thị trường trong nước. Trước hết, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, giá nguyên liệu thế giới đã liên tục tăng bùng nổ 26,57% trong năm 2004; 29,17% trong năm 2005 và 21,92% trong năm 2006 vừa qua, còn trong 7 tháng đầu năm nay cũng đã tăng 20,92%.
Đối với nền kinh tế nước ta, rõ ràng giá của các nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường trong nước không chỉ tăng như vậy, mà nó còn bị thuế suất nhập khẩu khuyếch đại lên một cách tương ứng.
Thứ ba, trong khi bị thua thiệt rất lớn ở đầu vào nhập khẩu do giá thế giới sốt nóng, thì điều rất không may là giá những mặt hàng xuất khẩu của chúng ta lại không tăng. Cụ thể, tuy trên thực tế có mặt hàng tăng giá, có mặt hàng giảm giá, nhưng tính chung lại thì với những mặt hàng hiện nay, chúng ta vẫn bị thiệt về giá trong xuất khẩu.
Các kết quả tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Công Thương 8 tháng qua cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 mặt hàng có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị xuất khẩu cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu thực tế đạt 9,757 tỷ USD, chỉ tăng vỏn vẹn 310 triệu USD và 3,28% so với 9,447 tỷ USD của cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ này thì "co lại" chỉ còn 9,282 tỷ USD, tức là giảm 165 triệu USD và 1,75%.
Điều này có nghĩa là, chúng ta bị thua thiệt 165 triệu USD và 1,75% do giá xuất khẩu của các mặt hàng này giảm và để đạt được tốc độ tăng hết sức khiêm tốn nói trên, trên thực tế chúng ta đã phải tăng khối lượng xuất khẩu 475 triệu USD và 5,12%.
Thứ tư, bên cạnh ba tác nhân rất đáng quan ngại nói trên, còn một tác nhân tuy cũng góp phần rất quan trọng dẫn đến nhập siêu tăng mạnh, nhưng phải coi là hết sức đáng mừng.
Đó là việc tăng tốc đầu tư kéo theo nhu cầu nhập khẩu tăng đột biến. Biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất chính là kim ngạch nhập khẩu của riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị trong 8 tháng qua đã tăng đột biến 2,109 tỷ USD và 51,40% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tới 24,35% trong "rổ hàng hoá nhập siêu" nói chung.
Nói tóm lại, tuy trong việc nhập khẩu và nhập siêu tăng tốc cũng có những yếu tố tất yếu đáng mừng, nhưng phần đáng lo mới là chủ yếu. Trong khi đó, những dự báo về nhập khẩu và nhập siêu của chúng ta ở ngay thời điểm trước thềm WTO đã trở nên quá lạc hậu so với thời cuộc.