5 biến chứng có thể gặp khi dùng kính áp tròng
Vài năm gần đây, kính áp tròng đã trở nên phổ biến với giới trẻ. Nhưng nếu người dùng thiếu hiểu biết khi sử dụng, có thể dẫn đến một số biến chứng.

Kính áp tròng cận thị thích hợp và tiện dụng với người chơi thể thao, làm việc văn phòng hoặc trong môi trường ít bụi. Thế nhưng thực tế số người lựa chọn kính áp tròng cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt không nhiều, mà chủ yếu là các bạn trẻ thích chạy theo thời trang, dùng kính không số có mầu sắc đa dạng (mầu nâu, xanh, lục, mầu khói...) để đổi màu cho mắt mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.Nhiễm trùngĐây là biến chứng thường gặp nhất và trong những trường hợp nặng có thể đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Tác nhân gây ra nhiễm trùng có thể là vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng (đặc biệt là amip).


Trong trường hợp này, bệnh nhân phải ngừng sử dụng kính áp tròng hoặc đổi sang kính áp tròng cứng thấm khí, có thể phải điều trị bằng thuốc corticoid hoặc phẫu thuật với những trường hợp tân mạch giác mạc nhiều.Thủng giác mạcKính áp tròng có màu thường có các thành phần hóa học quá mức, lại kết hợp với các thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết có thể gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm cho mắt bị biến dạng và nhiễm trùng mắt, gây các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt và có nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn. Không những vậy, màu của kính áp tròng còn làm giảm tầm nhìn của mắt vì phụ thuộc vào vật liệu của kính áp tròng.
Giảm sức đề kháng của mắtMàn kính áp tròng có thể làm giảm mối liên hệ của giác mạc với không khí. Mắt cũng giống như cơ thể con người, cũng cần được cung cấp oxy. Nếu sự tiếp xúc giữa mắt và không khí bị cản trở sẽ dẫn tới thiếu oxy, làm mỏi mắt và giảm sức đề kháng của mắt.

Sáu nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng:- Nhỏ mắt từ 6 đến 8 lần khi đeo kính từ 10h đến 12h.- Ngâm kính, rửa kính, sử dụng dung dịch rửa kính theo tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ.- Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba.- Vệ sinh bàn tay sạch khi tháo lắp kính, kiểm tra mắt kính còn trong bao bì, còn hạn dùng và có bị biến dạng hay không.- Vệ sinh hộp đựng kính (áp dụng cho kính dùng dài ngày).- Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.