5 tổng công ty thuộc EVN được tiếp cận vốn của WB
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt kinh phí 800 triệu USD cho Dự án phân phối điện hiệu quả Việt Nam
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt kinh phí 800 triệu USD cho Dự án phân phối điện hiệu quả Việt Nam nhằm cung cấp điện chất lượng tốt và ổn định hơn cho người sử dụng điện, đồng thời giúp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua cải thiện hiệu quả lưới điện.
Dự án gồm việc xây dựng và củng cố lưới điện phân phối, giới thiệu những công nghệ lưới điện thông minh trong phân phối và hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện để xây dựng năng lực cho Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam - ERAV (Bộ Công Thương) và 5 tổng công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
5 đơn vị của EVN được cấp vốn từ dự án là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh và Tổng công ty Điện lực Hà Nội để phát triển các mức giá hợp lý cho ngành điện và thiết kế chương trình quản lý tải điện hiệu quả.
Tổng kinh phí của dự án được công bố là 800 triệu USD. Trong đó, WB đóng góp 449 triệu USD, 30 triệu USD đến từ Quỹ đầu tư Sạch (CTF) trong việc hỗ trợ thực hiện các công nghệ lưới điện thông minh. Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) cấp 8 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật. Khoản đầu tư 313 triệu USD còn lại là vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.
WB cho biết khoản tín dụng trên được cấp qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), đơn vị cho vay ưu đãi các nước IDA hỗn hợp với lãi suất 1,25%, phí dịch vụ là 0,75% và thời hạn trả nợ 25 năm cùng thời gian ân hạn 5 năm. Khoản vay từ CTF có phí dịch vụ là 0,75% một năm, thời gian đáo hạn là 20 năm và 10 năm ân hạn.
Vừa qua, EVN cũng cho hay đã làm việc với nhiều tổ chức tín dụng trong nước để thu xếp vốn cho các dự án cấp bách. Dự kiến EVN sẽ vay thêm gần 22.500 tỷ đồng để thực hiện các dự án nguồn điện và lưới điện, trong đó các dự án của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) chiếm khoảng trên 8.500 tỷ đồng.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển 5 năm 2011 - 2015 của EVN đã được Chính phủ phê duyệt thì nhu cầu vốn đầu tư và trả nợ vốn vay thuộc giai đoạn này là 501.470 tỷ đồng, gồm 368.759 tỷ đồng vốn đấu tư và 130.668 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi vay. Chính phủ yêu cầu EVN tập trung mọi nỗ lực, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thu xếp nguồn vốn này.
Dự án gồm việc xây dựng và củng cố lưới điện phân phối, giới thiệu những công nghệ lưới điện thông minh trong phân phối và hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện để xây dựng năng lực cho Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam - ERAV (Bộ Công Thương) và 5 tổng công ty thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
5 đơn vị của EVN được cấp vốn từ dự án là Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh và Tổng công ty Điện lực Hà Nội để phát triển các mức giá hợp lý cho ngành điện và thiết kế chương trình quản lý tải điện hiệu quả.
Tổng kinh phí của dự án được công bố là 800 triệu USD. Trong đó, WB đóng góp 449 triệu USD, 30 triệu USD đến từ Quỹ đầu tư Sạch (CTF) trong việc hỗ trợ thực hiện các công nghệ lưới điện thông minh. Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) cấp 8 triệu USD để hỗ trợ kỹ thuật. Khoản đầu tư 313 triệu USD còn lại là vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.
WB cho biết khoản tín dụng trên được cấp qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), đơn vị cho vay ưu đãi các nước IDA hỗn hợp với lãi suất 1,25%, phí dịch vụ là 0,75% và thời hạn trả nợ 25 năm cùng thời gian ân hạn 5 năm. Khoản vay từ CTF có phí dịch vụ là 0,75% một năm, thời gian đáo hạn là 20 năm và 10 năm ân hạn.
Vừa qua, EVN cũng cho hay đã làm việc với nhiều tổ chức tín dụng trong nước để thu xếp vốn cho các dự án cấp bách. Dự kiến EVN sẽ vay thêm gần 22.500 tỷ đồng để thực hiện các dự án nguồn điện và lưới điện, trong đó các dự án của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) chiếm khoảng trên 8.500 tỷ đồng.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển 5 năm 2011 - 2015 của EVN đã được Chính phủ phê duyệt thì nhu cầu vốn đầu tư và trả nợ vốn vay thuộc giai đoạn này là 501.470 tỷ đồng, gồm 368.759 tỷ đồng vốn đấu tư và 130.668 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi vay. Chính phủ yêu cầu EVN tập trung mọi nỗ lực, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thu xếp nguồn vốn này.