Ấn Độ hấp dẫn mạnh giới đầu tư quốc tế
Ấn Độ được ví như trái tim của toàn cầu hóa nhờ các cơ hội khổng lồ mang lại cho các ông chủ nước ngoài đến đầu tư ở đây
Theo dự báo của Chính phủ Ấn Độ, đầu tư nước ngoài vào nước này có thể tăng gấp đôi vào năm 2008 đạt 30 tỷ USD. Nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới đang được đánh giá là “cất cánh” nhờ sự tăng tốc của nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.
Vào cuối tháng 1 này, Thủ tướng Anh Gorden Brown và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ dẫn đầu các phái đoàn thương mại đến Ấn Độ tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Giống như Trung Quốc và Hàn Quốc thập kỷ trước, Ấn Độ đang tìm kiếm lợi nhuận từ nền kinh tế mở với mức thu nhập đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Sở hữu nước ngoài trong ngành viễn thông đã đưa Ấn Độ lên hàng sử dụng dịch vụ viễn thông lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.
Tăng trưởng hàng tiêu dùng về sử dụng điện thoại di động tăng gấp 3 lần trong vòng 2 năm qua và doanh số bán lò vi sóng tăng 29% trong năm 2007. Con số người nghèo ở Ấn Độ giảm lần đầu tiên từ năm 1999 đến 2004 sau khi các chính sách của chính phủ cho phép nhiều đầu tư nước ngoài hơn và giảm các quy định về khuyến khích phát triển công nghiệp.
Ấn Độ được ví như trái tim của toàn cầu hóa nhờ các cơ hội khổng lồ mang lại cho các ông chủ nước ngoài đến đầu tư ở đây. Chi nhánh các công ty trên khắp địa cầu đều có mặt ở đây. General Motors và Suzuki Motor đang chi đến hơn 6,6 tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới. Cho đến năm 2011, sản lượng ngành ôtô của Ấn Độ sẽ tăng khoảng 17% hàng năm, nhanh nhất trong số 20 quốc gia sản xuất ôtô lớn nhất.
Cùng xu hướng phát triển của thế giới, quá trình mua bán và sáp nhập đang diễn ra ở đất nước đông dân thứ hai thế giới này. Công ty thép Tata mua lại công ty Corus của Anh và xây dựng nên nhà sản xuất thép lớn thứ 5 thế giới.
Mua công ty Novelis Inc của Atlanta tạo cho Hindalco, nhà sản xuất nhôm hàng đầu của Ấn Độ tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng của Mỹ như GM và Coca-Cola. Với sức mua bùng nổ, kinh tế Ấn Độ đang tự tin phấn đấu liên tiếp năm thứ ba đạt mức tăng trưởng 9% trong năm 2008.
Thủ tướng Manmohan Singh, khi là Bộ trưởng Tài chính từ năm 1991 đã cho phép tháo bỏ rào cản cho đầu tư nước ngoài . Hiện nay chính phủ của ông Manmohan Singh đang trong quá trình cấp phép các công ty nước ngoài xây dựng chuỗi bán lẻ ở Ấn Độ. Điều này thu hút sự chú ý của các nhà bán lẻ khổng lồ như Hertfordshire của Anh, Carrefour của Pháp, những tập đoàn điều hành các siêu thị trên khắp 4 châu lục.
Một trong những trở ngại tồn tại nhất khi làm ăn ở Ấn Độ là cơ sở hạ tầng yếu kém. Mất 24 ngày để hàng xuất khẩu Ấn Độ đến Mỹ trong khi quãng thời gian này đối với những nhà xuất khẩu Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt là 15 ngày và 12 ngày. Nếu Ấn Độ không nâng cấp cơ sở hạ tầng kịp thời, họ sẽ không có cơ hội chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước mình. Thậm chí khi kinh tế Ấn Độ được đánh giá là đang cất cánh, vẫn có đến 300 triệu dân tiếp tục cam chịu thu nhập ở mức 1 USD/ngày.
Theo ông Henry Paulson, thư ký kho bạc Mỹ, người đã từng đến Ấn Độ hồi tháng 10/2007, các công ty Mỹ sẽ tham gia một chương trình 500 tỷ USD để hiện đại hoá đường, cảng, năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác của Ấn Độ cho đến năm 2012. Mỹ sẽ giúp Ấn Độ cải cách thủ đô tài chính Mumbai thành trung tâm tài chính quốc tế.
Vào cuối tháng 1 này, Thủ tướng Anh Gorden Brown và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ dẫn đầu các phái đoàn thương mại đến Ấn Độ tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Giống như Trung Quốc và Hàn Quốc thập kỷ trước, Ấn Độ đang tìm kiếm lợi nhuận từ nền kinh tế mở với mức thu nhập đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 2000. Sở hữu nước ngoài trong ngành viễn thông đã đưa Ấn Độ lên hàng sử dụng dịch vụ viễn thông lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.
Tăng trưởng hàng tiêu dùng về sử dụng điện thoại di động tăng gấp 3 lần trong vòng 2 năm qua và doanh số bán lò vi sóng tăng 29% trong năm 2007. Con số người nghèo ở Ấn Độ giảm lần đầu tiên từ năm 1999 đến 2004 sau khi các chính sách của chính phủ cho phép nhiều đầu tư nước ngoài hơn và giảm các quy định về khuyến khích phát triển công nghiệp.
Ấn Độ được ví như trái tim của toàn cầu hóa nhờ các cơ hội khổng lồ mang lại cho các ông chủ nước ngoài đến đầu tư ở đây. Chi nhánh các công ty trên khắp địa cầu đều có mặt ở đây. General Motors và Suzuki Motor đang chi đến hơn 6,6 tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới. Cho đến năm 2011, sản lượng ngành ôtô của Ấn Độ sẽ tăng khoảng 17% hàng năm, nhanh nhất trong số 20 quốc gia sản xuất ôtô lớn nhất.
Cùng xu hướng phát triển của thế giới, quá trình mua bán và sáp nhập đang diễn ra ở đất nước đông dân thứ hai thế giới này. Công ty thép Tata mua lại công ty Corus của Anh và xây dựng nên nhà sản xuất thép lớn thứ 5 thế giới.
Mua công ty Novelis Inc của Atlanta tạo cho Hindalco, nhà sản xuất nhôm hàng đầu của Ấn Độ tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng của Mỹ như GM và Coca-Cola. Với sức mua bùng nổ, kinh tế Ấn Độ đang tự tin phấn đấu liên tiếp năm thứ ba đạt mức tăng trưởng 9% trong năm 2008.
Thủ tướng Manmohan Singh, khi là Bộ trưởng Tài chính từ năm 1991 đã cho phép tháo bỏ rào cản cho đầu tư nước ngoài . Hiện nay chính phủ của ông Manmohan Singh đang trong quá trình cấp phép các công ty nước ngoài xây dựng chuỗi bán lẻ ở Ấn Độ. Điều này thu hút sự chú ý của các nhà bán lẻ khổng lồ như Hertfordshire của Anh, Carrefour của Pháp, những tập đoàn điều hành các siêu thị trên khắp 4 châu lục.
Một trong những trở ngại tồn tại nhất khi làm ăn ở Ấn Độ là cơ sở hạ tầng yếu kém. Mất 24 ngày để hàng xuất khẩu Ấn Độ đến Mỹ trong khi quãng thời gian này đối với những nhà xuất khẩu Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt là 15 ngày và 12 ngày. Nếu Ấn Độ không nâng cấp cơ sở hạ tầng kịp thời, họ sẽ không có cơ hội chứng kiến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước mình. Thậm chí khi kinh tế Ấn Độ được đánh giá là đang cất cánh, vẫn có đến 300 triệu dân tiếp tục cam chịu thu nhập ở mức 1 USD/ngày.
Theo ông Henry Paulson, thư ký kho bạc Mỹ, người đã từng đến Ấn Độ hồi tháng 10/2007, các công ty Mỹ sẽ tham gia một chương trình 500 tỷ USD để hiện đại hoá đường, cảng, năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác của Ấn Độ cho đến năm 2012. Mỹ sẽ giúp Ấn Độ cải cách thủ đô tài chính Mumbai thành trung tâm tài chính quốc tế.