Ấn Độ hy sinh tăng trưởng để kìm lạm phát
Trong vòng chưa tới 18 tháng, Ấn Độ đã phải nâng lãi suất cơ bản tới 11 lần, để kiềm chế lạm phát đang tăng trưởng nóng
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ hôm nay (26/7) đã bất ngờ nâng lãi suất cơ bản lên thêm 0,5%. Đây là lần thứ 11 trong vòng chưa tới 18 tháng, Ấn Độ đã phải liên tục nâng lãi suất để kiềm chế cơn sốt lạm phát giá cả đang ngày càng tăng nhiệt ở quốc gia này.
Theo đó, lãi suất cho vay của Ấn Độ sẽ tăng từ 7,5% lên 8%, mạnh hơn so với dự báo tăng 0,25% do các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires.
Giới phân tích cho rằng, việc nâng thêm 0,5% là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để kiểm soát lạm phát. Lạm phát ở Ấn Độ hiện tồi tệ hơn bất cứ nền kinh tế chủ chốt nào ở khu vực châu Á.
Trong một báo cáo đưa ra trước đó, Ấn Độ cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 6 của nước này đã tăng lên 9,4%, từ mức 9,1% trong tháng 5. Giá thực phẩm, năng lượng tăng cao, chính sách tiền tệ nới lỏng... đã xóa mờ những nỗ lực chống lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ.
"Lạm phát tiếp tục là nỗi lo kinh tế vĩ mô chính yếu", Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, ông Duvvuri Subbarao, cho biết khi công bố mức lãi suất mới. “Sau khi xem xét triển vọng tăng trưởng và lạm phát, chúng tôi quyết định duy trì lập trường chống lạm phát”.
Mới đây, trong báo cáo gửi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế cho biết, khoảng 42% số hộ gia đình tại Ấn Độ ăn chay và phụ thuộc vào cây đậu. Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 73% sản lượng đậu lăng trên thế giới, đây cũng là thực phẩm chính của nước này.
Theo chuyên gia kinh tế Shubhada Rao của Yes Bank Ltd, việc giá đậu tăng cao đã góp phần đẩy lạm phát thực phẩm tăng cao. Trong khi sản phẩm này gần như là nông sản của riêng Ấn Độ. "Đây là vấn đề tiêu dùng riêng và chúng tôi chẳng thể cung cấp đầy đủ mặt hàng này tại thị trường toàn cầu được", ông Rao nói.
Lạm phát cao cũng khiến tiền tiết kiệm của người dân nước này bị nuốt chửng. Người lao động thu nhập thấp, người già nghỉ hưu sống nhờ vào tiền gửi tiết kiệm là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao, kéo theo giá cả tiêu dùng, lương thực tăng cao...
Tờ Times of India đưa ra phép tính, với lãi suất 3-4%, tỉ lệ lạm phát 9% thì số tiền gửi tiết kiệm gửi ngân hàng sẽ bị “nuốt chửng” 1/10 hằng năm. Chẳng hạn, gửi 10.000 USD tiết kiệm sẽ bị mất 1.000 USD/năm (1/10) do lạm phát, trong khi đó chỉ được lãi 400 USD/năm với lãi suất 4%/năm.
Do đó một người gửi tiết kiệm không được lãi mà còn bị mất 600 USD. Như vậy gửi 10.000 USD tiết kiệm sau một năm chỉ còn 9.400 USD và chẳng có lãi. Với việc tiền tiết kiệm bị hao mòn dần đi như vậy, không chỉ người nghèo, mà ngay cả những người trung lưu cũng cảm thấy chật vật.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết, tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 có thể lên tới 7%, cao hơn so với mức dự báo 6% được đưa ra trước đây. Tuy nhiên, định chế tài chính này vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng cả năm ở 8% trong năm tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2012).
Trong một động thái nhằm hạ nhiệt lạm phát, Ủy ban cải cách của Chính phủ Ấn Độ đã thông qua kế hoạch cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp đầu tư vào thị trường bán lẻ khổng lồ. Đây được coi là một trong những cải cách kinh tế lớn nhất của chính phủ do Đảng Quốc đại đứng đầu.
Theo kế hoạch, các nhà đầu tư sẽ đầu tư ít nhất 100 triệu USD để thành lập các cửa hàng bán lẻ đa hàng hóa và chỉ được phép hoạt động tại các thành phố có số dân từ 1 triệu người trở lên. Tuy nhiên, đề xuất mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của Ấn Độ còn cần được Nội các thông qua và sau đó phải vượt qua một "rào cản" nữa là phe đối lập.
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Wal-Mart đang hoạt động tại Ấn Độ dưới hình thức doanh nghiệp bán buôn, nhưng không thể bán hàng trực tiếp cho công chúng giữa những lo ngại các chuỗi bán lẻ quốc tế có thể nuốt chửng các cửa hàng nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình.
Ông Kaushik Basu, cố vấn kinh tế hàng đầu Ấn Độ, cho hay mở cửa khu vực bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm bớt khó khăn trong nguồn cung và làm dịu bớt lạm phát tăng nóng.
Theo ông, các hệ thống bán lẻ nước ngoài sẽ hiện đại hóa các cách tích trữ và vận chuyển hàng hóa, giảm bớt tình trạng hư hỏng hàng hóa, tạo ra cạnh tranh lớn hơn trong nguồn cung.
Theo đó, lãi suất cho vay của Ấn Độ sẽ tăng từ 7,5% lên 8%, mạnh hơn so với dự báo tăng 0,25% do các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires.
Giới phân tích cho rằng, việc nâng thêm 0,5% là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn để kiểm soát lạm phát. Lạm phát ở Ấn Độ hiện tồi tệ hơn bất cứ nền kinh tế chủ chốt nào ở khu vực châu Á.
Trong một báo cáo đưa ra trước đó, Ấn Độ cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 6 của nước này đã tăng lên 9,4%, từ mức 9,1% trong tháng 5. Giá thực phẩm, năng lượng tăng cao, chính sách tiền tệ nới lỏng... đã xóa mờ những nỗ lực chống lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ.
"Lạm phát tiếp tục là nỗi lo kinh tế vĩ mô chính yếu", Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, ông Duvvuri Subbarao, cho biết khi công bố mức lãi suất mới. “Sau khi xem xét triển vọng tăng trưởng và lạm phát, chúng tôi quyết định duy trì lập trường chống lạm phát”.
Mới đây, trong báo cáo gửi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế cho biết, khoảng 42% số hộ gia đình tại Ấn Độ ăn chay và phụ thuộc vào cây đậu. Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 73% sản lượng đậu lăng trên thế giới, đây cũng là thực phẩm chính của nước này.
Theo chuyên gia kinh tế Shubhada Rao của Yes Bank Ltd, việc giá đậu tăng cao đã góp phần đẩy lạm phát thực phẩm tăng cao. Trong khi sản phẩm này gần như là nông sản của riêng Ấn Độ. "Đây là vấn đề tiêu dùng riêng và chúng tôi chẳng thể cung cấp đầy đủ mặt hàng này tại thị trường toàn cầu được", ông Rao nói.
Lạm phát cao cũng khiến tiền tiết kiệm của người dân nước này bị nuốt chửng. Người lao động thu nhập thấp, người già nghỉ hưu sống nhờ vào tiền gửi tiết kiệm là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tỷ lệ lạm phát tăng cao, kéo theo giá cả tiêu dùng, lương thực tăng cao...
Tờ Times of India đưa ra phép tính, với lãi suất 3-4%, tỉ lệ lạm phát 9% thì số tiền gửi tiết kiệm gửi ngân hàng sẽ bị “nuốt chửng” 1/10 hằng năm. Chẳng hạn, gửi 10.000 USD tiết kiệm sẽ bị mất 1.000 USD/năm (1/10) do lạm phát, trong khi đó chỉ được lãi 400 USD/năm với lãi suất 4%/năm.
Do đó một người gửi tiết kiệm không được lãi mà còn bị mất 600 USD. Như vậy gửi 10.000 USD tiết kiệm sau một năm chỉ còn 9.400 USD và chẳng có lãi. Với việc tiền tiết kiệm bị hao mòn dần đi như vậy, không chỉ người nghèo, mà ngay cả những người trung lưu cũng cảm thấy chật vật.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho biết, tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 có thể lên tới 7%, cao hơn so với mức dự báo 6% được đưa ra trước đây. Tuy nhiên, định chế tài chính này vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng cả năm ở 8% trong năm tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2012).
Trong một động thái nhằm hạ nhiệt lạm phát, Ủy ban cải cách của Chính phủ Ấn Độ đã thông qua kế hoạch cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được trực tiếp đầu tư vào thị trường bán lẻ khổng lồ. Đây được coi là một trong những cải cách kinh tế lớn nhất của chính phủ do Đảng Quốc đại đứng đầu.
Theo kế hoạch, các nhà đầu tư sẽ đầu tư ít nhất 100 triệu USD để thành lập các cửa hàng bán lẻ đa hàng hóa và chỉ được phép hoạt động tại các thành phố có số dân từ 1 triệu người trở lên. Tuy nhiên, đề xuất mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của Ấn Độ còn cần được Nội các thông qua và sau đó phải vượt qua một "rào cản" nữa là phe đối lập.
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Wal-Mart đang hoạt động tại Ấn Độ dưới hình thức doanh nghiệp bán buôn, nhưng không thể bán hàng trực tiếp cho công chúng giữa những lo ngại các chuỗi bán lẻ quốc tế có thể nuốt chửng các cửa hàng nhỏ lẻ thuộc hộ gia đình.
Ông Kaushik Basu, cố vấn kinh tế hàng đầu Ấn Độ, cho hay mở cửa khu vực bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm bớt khó khăn trong nguồn cung và làm dịu bớt lạm phát tăng nóng.
Theo ông, các hệ thống bán lẻ nước ngoài sẽ hiện đại hóa các cách tích trữ và vận chuyển hàng hóa, giảm bớt tình trạng hư hỏng hàng hóa, tạo ra cạnh tranh lớn hơn trong nguồn cung.